DSO / Thời Gian Thu Hồi Tiền Hàng Tồn Đọng

Đây là một chỉ số được tính bằng số ngày trung bình mà một công ty cần để thu hồi lại tiền bán hàng sau khi đã bán được hàng. Nếu như DSO ở mức thấp thì có nghĩa là công ty chỉ cần ít ngày để thu hồi được tiền khách còn nợ. Nếu tỉ lệ này cao thì có nghĩa là công ty chủ yếu là bán chịu cho khách hàng, thời gian nợ dài hơn. DSO được tính dựa trên công thức:

(Số nợ có khả năng thu hồi / Tổng tiền bán chịu )x số ngày cho chịu

DSO có thể được sử dụng để xác định xem liệu công ty có đang che giấu khả năng bán hàng đáng buồn của mình hay là không thu hồi được tiền về một cách hiệu quả. Đối với phần lớn các doanh nghiệp thì DSO có thể thường xuyên được tính toán theo quý hoặc theo năm.

Tuy nhiên thực tế tỉ lệ DSO là một thước đo về hiệu suất thu tiề hơn là thước đo hiệu quả của bản thân quá trình thu hồi nợ. Chỉ số này cho ta một cái nhìn thấu đáo về những thay đổi diễn ra trong việc cân đối tài chính của doanh nghiệp. Nó cho biết liệu sự thay đổi về mặt tài chính là do những biến động tiêu cực hoặc tích cực trong doanh số gây ra hay là do các nhân tố kinh doanh khác như chiết khấu bán hàng, do mùa kinh doanh, thời gian kinh doanh tác động.

DSO có thể có chênh lệch rất lớn giữa các thời điểm trong năm. Tốt nhất là nên sử dụng chỉ số này như thước đo hiệu suất của quá trình thu hồi nợ, đo lường độ dài chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường nếu DSO thấp hơn 15 ngày thì có nghĩa là khả năng thu hồi nợ của công ty là khá tốt.

Vì tiền là nhân tố rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên sẽ là có lợi nhất cho công ty nếu thu hồi lại các khoản nợ còn đang tồn đọng càng nhanh càng tốt. Bằng cách nhanh chóng "chuyển hàng thành tiền" công ty sẽ có cơ hội để tái sử dụng khoản tiền của mình, thường là vào các mục đích đầu tư và tái sản xuất hàng hoá.

Từ khóa » Tính Dso