DTAP: Những Người Trẻ “ăn May”? - Báo Phụ Nữ
Từ 0 đến…
See tình của Hoàng Thùy Linh với những giai điệu của đờn ca tài tử được kết hợp khéo léo vào âm hưởng retro, disco pop pha ngũ cung ở điệp khúc đã tạo nên cơn sốt mới cho nhạc Việt. Thành công của See tình viết tiếp những dấu mốc rực rỡ trong sự nghiệp của DTAP - tác giả đồng thời là nhà sản xuất (NSX) của ca khúc này.
Tìm DTAP trên Google hay YouTube, không khó gặp hàng loạt sản phẩm hot như: Nam quốc sơn hà, Máu đỏ da vàng (kết hợp Erik), Để Mị nói cho mà nghe, album Hoàng (kết hợp Hoàng Thùy Linh), Việt Nam tử tế (kết hợp Tóc Tiên), Chân tình (kết hợp Quang Trung, Tlinh)…
Giữa thị trường âm nhạc vốn chỉ chuộng cá nhân, sự tồn tại và phát triển của DTAP là một nét đặc biệt. Họ gồm: Kata Trần (Trần Khánh, 1997), thường viết lời; Tùng Cedrus (Võ Thanh Tùng, 1998) đảm nhận phần giai điệu; Thịnh Kainz (Nguyễn Hoàng Thịnh, 1996) đảm nhận phần hòa âm phối khí, lên ý tưởng, đưa ra các từ khóa cho ca khúc, làm trưởng nhóm. Gia đình Thịnh không ủng hộ con trai theo âm nhạc. Kata Trần có cha là giảng viên piano nhưng cũng không muốn con theo con đường này.
Ca sĩ Hoàng Thùy Linh và DTAP trong buổi ra mắt MV See tình - ẢNH: HẢI NGUYỄN |
Lựa chọn học kinh tế giúp gia đình an tâm, nhưng họ biết bản thân phải tự tìm câu trả lời cho tương lai: Tôi là ai? Tôi thích gì? Tôi sẽ làm được những gì? Cả ba gặp nhau khi cùng là thực tập sinh ở công ty của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong. Một ngày ngẫu hứng, họ bảo nhau sao không cùng kết hợp để làm nhạc. DTAP ra đời.
Thịnh Kainz đã theo học tại đây ba năm trước khi Kata và Tùng Cedrus gia nhập. Vì thế, anh hiểu con đường sắp đi không dễ bởi cơ hội không nhiều. Có lúc, họ hoang mang, lo sợ. Đó là cảm giác của người bước đi trong một vùng tối mà chẳng biết cuối đường hầm sẽ là gì.
Để Mị nói cho mà nghe ra đời. Âm thanh, hình ảnh được DTAP khắc họa sống động, dựa trên chất liệu văn học vốn đã nổi tiếng cùng với tình cảm họ dành cho miền Tây Bắc. Thế nhưng, trước khi đến tay ca sĩ Hoàng Thùy Linh (hiện MV đã có 160 triệu lượt xem trên YouTube cùng hàng loạt bản cover, nhảy đạt từ 30 - 50 triệu lượt xem), ca khúc này đã từng bị gần mười ca sĩ từ chối.
“Chúng tôi chủ động liên hệ gửi bài để rồi chỉ nhận về những cái lắc đầu hoặc sự im lặng. Không bỏ cuộc, chúng tôi tìm được email, gửi cho chị Hoàng Thùy Linh. Vừa nghe xong ca khúc này, chị Linh đã liên hệ lại để giữ bài, bắt tay sản xuất. Lần đầu gặp, chị ấy nói: “Các em định làm bài này xong rồi nghỉ à? Có gan cùng làm với chị một album không?”. Đến bây giờ, chúng tôi vẫn không hiểu vì sao chị ấy lại tin tưởng chúng tôi như vậy. Chúng tôi vẫn luôn trân trọng và ghi nhớ về giá trị của lòng tin trên con đường sự nghiệp của mình” - Thịnh Kainz chia sẻ.
Trong tâm thế không có gì để mất, họ liều lĩnh bắt tay làm album Hoàng. Album hoàn thiện sau năm tháng. Sau thành công của Để Mị nói cho mà nghe, DTAP xác định chất liệu văn hóa dân gian, truyền thống sẽ là nguồn tài liệu phong phú, đường đi cho họ trong tương lai. Duyên âm, Kẽo cà kẽo kẹt, Em đây chẳng phải Thúy Kiều, Kẻ cắp gặp bà già… lần lượt ra đời với giai điệu trẻ trung, bắt tai theo nhiều thể loại: future bass, dân ca điện tử…
Nổi bật trên tất cả là tinh thần Việt Nam được thể hiện qua âm nhạc ngũ cung, hình ảnh được mô tả khéo léo trong ca từ. Hoàng trở thành hiện tượng của làng nhạc Việt thời bấy giờ, giúp Hoàng Thùy Linh chiến thắng hàng loạt giải thưởng âm nhạc vào đầu năm 2020, trong đó phải kể đến giải Cống hiến cho album của năm, ca sĩ của năm, còn DTAP cũng được vinh danh nhà sản xuất của năm.
Các thành viên DTAP - ẢNH: TRÍ NGHĨA |
Cứ đi thôi!
Chẳng vinh quang nào không đánh đổi bằng những nhọc nhằn. Vì không học chuyên âm nhạc nên quá trình sản xuất của DTAP gặp không ít trở ngại. Phần lớn họ đều tự học, từ chơi đàn đến phối khí… Việc định lượng cho một tác phẩm theo mô tả của Tùng Cedrus: “Đến khi cả ba cùng thấy đã với tác phẩm là được”. Hạn chế về kỹ thuật như: loa, phòng ốc… khiến họ chỉ làm tốt nhất trên những gì đã có. Lần thực hiện album Hoàng, vì trục trặc kỹ thuật mất hết dữ liệu của hai ca khúc cuối, cả nhóm phải thức trắng hai đêm để làm lại cho kịp tiến độ.
Các thành viên hiểu không quá sâu về một nhạc cụ nào đó nhưng đủ nhạy bén để biến chúng thành một điểm thú vị trong tác phẩm của mình. Đó là những âm thanh nghe qua lạ lạ nhưng lại bắt được cảm xúc của khán giả, trong bối cảnh làng nhạc luôn cần những yếu tố mới.
Họ là những người trẻ đã từng nghe đến những khái niệm văn hóa dân gian, truyền thống, trong lời mẹ ru, trong những bài học đầu đời nhưng không có dịp sử dụng nhiều. Vì thế, họ buộc phải tìm hiểu, bắt đầu với các địa phương phía Bắc, rồi trải đến miền Nam. Càng đi, càng tìm hiểu, họ càng thấy con đường rộng thênh thang bởi có quá nhiều chất liệu thú vị nhưng lại vô tình bị lãng quên giữa dòng chảy hối hả của âm nhạc hiện đại. Chẳng hạn, tiếng sáo mèo có sóng âm rất vừa vặn với nhạc điện tử hay âm nhạc ngũ cung chỉ cần nghe là biết âm nhạc Việt Nam.
Trên con đường ấy, họ cũng nhận ra giá trị của tiếng Việt: rất giàu đẹp, phong phú. Chẳng hạn, với từ đồng âm, chỉ cần hát, nói khác đi một chút đã hình thành nên nghĩa mới. Trong See tình, từ “nhà thương” được nối liền, biến tấu thành câu hát rất “Đem ngay vô nhà anh để thương”, khơi mở sự tò mò từ người nghe, phù hợp với thị hiếu của khán giả trẻ.Chưa kể, điều kiện kinh tế thời điểm ban đầu khá eo hẹp. Họ vẫn không quên những ngày cùng nhau ăn hộp cơm chay chỉ 17.000 đồng nhưng lúc nào cũng hăng say làm việc. “Thời điểm này, chúng tôi đều được gia đình ủng hộ. Trong đó, mẹ của Thịnh Kainz là thành viên trong gia đình “cày view” nhiều nhất cho các sản phẩm của DTAP” - Kata Trần chia sẻ.
See tình - Hoàng Thuỳ Linh:
ghi chú video |
Họ nhận mình là những mảnh ghép vừa vặn, hiện đã có sự phân công nhiệm vụ tương đối rõ ràng nhưng cũng có khi đổi vai trò cho nhau. Khi làm việc nhóm, họ có lợi thế là có đến ba vòng kiểm duyệt trước khi gửi đến ca sĩ nên tránh được sự chủ quan. “Chúng tôi có xuất phát điểm không cao, điều khiến chúng tôi tự hào là luôn biết cố gắng để hôm sau phải tốt hơn hôm trước” - Tùng Cedrus nói.
Sau cú hích mang tên Hoàng, cả nhóm từng có thời gian luẩn quẩn trong suy nghĩ: “Sẽ phải làm gì để tốt hơn?”. Có lúc, Thịnh Kainz phải tìm đến Hoàng Thùy Linh để tâm sự, vì không tìm được lối thoát khỏi những suy nghĩ đó.
“Đến khi See tình ra đời, gánh nặng được trút bỏ. Đó là khi chúng tôi biết yêu, cảm xúc nảy sinh từ bên trong rồi hình thành âm nhạc. Mọi thứ thật đơn giản, đúng không? Chúng tôi rút ra bài học rằng bạn sẽ làm tốt nhất khi bạn bình an, thoải mái nhất. Chưa biết có thành công hay không nhưng trước hết phải để chúng ta cảm thấy vui, hạnh phúc. Chúng tôi không phủ nhận sự may mắn, nhưng cơ hội và may mắn đôi khi chỉ đến một lần. Khi đủ những yếu tố nội tại để đón nhận thì mới thành công” - Thịnh Kainz bộc bạch.
Thành Lâm
* DTAP là chữ viết tắt của double tab - chỉ thao tác nhấn yêu thích trên Instagram.
Từ khóa » Dtap Máu đỏ Da Vàng Tôi Là Người Việt Nam
-
Lời Bài Hát Việt Nam Trong Tôi Là - TimMaSoKaraoke.Com
-
Máu Đỏ Da Vàng - DTAP, ERIK - NhacCuaTui
-
VIỆT NAM TRONG TÔI LÀ | NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG NHI
-
Lời Bài Hát Việt Nam Trong Tôi Là- Loi Bai Hat Viet Nam Trong Toi La
-
Lời Bài Hát Việt Nam Trong Tôi Là (lyrics) - Trình Bày: Bé Phương Nhi
-
Bài Hát Máu Đỏ Da Vàng - DTAP, ERIK Mp3 Miễn Phí Về điện Thoại
-
Máu đỏ Da Vàng Tôi Là Người Việt Nam - TikTok
-
Máu đỏ Da Vàng Tôi Là Người Việt Nam Hát Song Ca - TikTok
-
Lyrics DTAP - Máu Đỏ Da Vàng - JSPinyin
-
Lời Bài Hát: Việt Nam Trong Tôi Là - Ca Sỹ: Yến Lê
-
Erik Ra Ca Khúc 'Máu đỏ Da Vàng' - VnExpress Giải Trí
-
Máu Đỏ Da Vàng – DTAP, ERIK Song Lyrics
-
Hợp âm Máu Đỏ Da Vàng - ERIK (Phiên Bản 1)
-
Bài Hát Mp3 Máu Đỏ Da Vàng - DTAP, ERIK - NhacTre.Org