Dự án BOT Cao Tốc Bắc Giang - Lạng Sơn Hụt Sâu Dòng Tiền
Có thể bạn quan tâm
- Mega Textile đầu tư 590 triệu USD vào Nghệ An
- Quảng Ngãi điều chỉnh dự án giao thông gần 700 tỷ đồng
- Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- Vĩnh Long thành lập Cụm công nghiệp Tân Bình, vốn 662 tỷ đồng
- Hoàn thành 2 tuyến cao tốc trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ngay trong năm 2025
- Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng
- Lạng Sơn xin Thủ tướng hỗ trợ 2.056 tỷ đồng cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn
- BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn: NHNN giao BIDV làm đầu mối phối hợp "bơm vốn" theo quy định
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, đoạn Bắc Giang - Chi Lăng. Ảnh: A.M |
Biến động thông số đầu vào
Chỉ đúng 3 tháng kể từ khi cho phép Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn tổ chức thu phí hoàn vốn, UBND tỉnh Lạng Sơn, với vai trò là Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đã phải phát Công văn số 167/BC-UBND ngày 4/5/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ than khó về các vướng mắc của Dự án thành phần 1, Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Dự án thành phần 1 có mục tiêu xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn. Tổng mức đầu tư Dự án thành phần 1 là 12.189 tỷ đồng, thời gian xây dựng từ năm 2015 đến năm 2019.
Ngoài Dự án thành phần 1, tại Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, còn một cấu phần quan trọng khác nữa là Dự án thành phần 2 - xây dựng tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, với tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng và cũng được đầu tư bằng hình thức BOT.
Tại Dự án thành phần 1, Hợp phần tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đã được Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn hoàn thành, đưa vào sử dụng và tổ chức thu phí từ ngày 1/6/2018; Hợp phần cao tốc cũng được thông xe kỹ thuật vào ngày 30/9/2019 và tổ chức thu phí từ ngày 18/2/2020 (sau khi tiến hành miễn phí cho các phương tiện giao thông một tháng).
Theo ông Hồ Tiến Thiệu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, trong quá trình vận hành Dự án thành phần 1, đã phát sinh biến động rất lớn về doanh thu và lưu lượng phương tiện so với dự báo ban đầu.
Cụ thể, theo phương án tài chính ban đầu, để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu phí trong vòng 18 năm 3 tháng tại 2 trạm thu phí hở trên Quốc lộ 1 đặt tại Km93+160 và Km24+900 và trên tuyến cao tốc thực hiện thu phí kín; tỷ lệ chiết giảm doanh thu do xét đến xe ưu tiên, xe sử dụng vé tháng, vé quý là 5%. Lưu lượng xe trên tuyến Quốc lộ 1 tại điểm cuối tiếp nối với Dự án cao tốc Hà Nội - Bắc Giang được đưa vào phương án tài chính tại thời điểm cuối năm 2019 là 8.850 xe/ngày đêm. Tại thời điểm dự kiến đưa tuyến cao tốc vào khai thác quý I/2020, thì lưu lượng xe dự báo cho cả 2 tuyến Quốc lộ 1 và cao tốc là 22.590 xe/ngày đêm (tương ứng tốc độ tăng trưởng 154%).
Tuy nhiên, trên thực tế, lưu lượng phương tiện thực tế trên cả hai tuyến đường trong giai đoạn qua chỉ đạt khoảng 11.779 xe/ngày đêm (giảm khoảng 10.811 xe/ngày đêm, tương ứng giảm 48% cho cả 2 tuyến Quốc lộ 1 và tuyến cao tốc so với dự báo ban đầu tại Phương án tài chính được duyệt).
Bên cạnh đó, việc bỏ 1 trạm thu phí (Km24+800) trên Quốc lộ 1 để đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân và điều kiện thực tế của địa phương đã dẫn đến giảm nguồn thu trong suốt thời gian thu phí, ảnh hưởng đến tỷ lệ phân lưu giữa tuyến Quốc lộ 1 và tuyến cao tốc, làm giảm lưu lượng trên tuyến cao tốc (người dân có xu hướng lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn không phải trả phí, thay vì lưu thông trên đường cao tốc).
Hụt sâu dòng tiền
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Đặng Tiến Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết, cuối năm 2019, đơn vị tài trợ vốn là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã tiến hành “chạy lại” phương án tài chính Dự án thành phần 1.
Sau khi đối chiếu kỹ số liệu tài chính từ doanh nghiệp dự án, VietinBank khẳng định, phương án tài chính Dự án thành phần 1 đã bị phá vỡ rất sâu so với cam kết ban đầu, do sự thay đổi khách quan từ cơ chế chính sách. Theo đó, doanh thu thu phí tại cả 2 đoạn đường, sau khi trừ chi phí (vận hành, bảo trì, tổ chức thu phí), không đủ bù đắp chi phí lãi vay, với tổng giá trị thiếu hụt khoảng 3.189 tỷ đồng và kéo theo thời gian hoàn vốn của Dự án tăng thêm 10 năm, vọt lên đến 28 năm so với phương án tài chính được duyệt.
Để giảm áp lực dòng tiền cho các bên, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cân đối từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho Dự án thành phần 1, với số tiền là 2.056 tỷ đồng, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tham gia dự án, chi trả cho các hạng mục công việc như giải phóng mặt bằng các công trình đường gom, hầm chui dân sinh, cầu vượt trực thông…
Khoản hỗ trợ này, theo UBND tỉnh Lạng Sơn, tương tự chính sách mà Chính phủ đã và đang áp dụng tại một số dự án triển khai đầu tư theo hình thức PPP có vốn ngân sách nhà nước tham gia hỗ trợ như các dự án đầu tư xây dựng một số đoạn tuyến trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái...
Mặc dù vậy, UBND tỉnh Lạng Sơn thừa nhận, do một loạt yếu tố đầu vào thay đổi rất lớn, nên ngay cả khi nhận được khoản hỗ trợ 2.056 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn của Dự án thành phần 1 vẫn lên tới khoảng 24 năm 8 tháng (tăng khoảng 6 năm 5 tháng so với phương án tài chính ban đầu).
“Nếu không có khoản hỗ trợ này, khả năng vỡ phương án tài chính là rất lớn. Đồng thời, việc này sẽ làm cho các ngân hàng thương mại lo ngại trong việc xem xét tài trợ vốn cho Dự án thành phần 2 - xây dựng đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng”, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho biết.
Báo động sụt giảm doanh thu tại 58 dự án BOT đường bộ do Bộ GTVT quản lý
Theo Bộ GTVT, đến hết năm 2019, có 45/61 dự án BOT đường bộ do Bộ GTVT quản lý có doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, với nguyên nhân chủ yếu là phải giảm giá vé cho các phương tiện lân cận trạm thu phí; giảm giá vé theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016; sự gia tăng các phương tiện sử dụng vé tháng/quý/năm; lưu lượng xe qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo.
Các khó khăn, vướng mắc trên chưa được giải quyết thì từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, các doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng trực tiếp do lưu lượng phương tiện giảm sâu, dẫn đến doanh thu giảm, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Qua tổng hợp số liệu thống kê các doanh nghiệp BOT báo cáo (cập nhật đến hết ngày 22/4/2020), có tới 58/61 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án có doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo.
Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn: Phấp phỏng nỗi lo hoàn vốn Bắt đầu từ 0h ngày 18/2, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64 km đã thu phí chính thức sau hơn một tháng vận hành miễn phí trong nỗi lo phấp... #cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn # dự án BOT đường bộ # Lạng Sơn # cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng # Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Mega Textile đầu tư 590 triệu USD vào Nghệ An
- Quảng Ngãi điều chỉnh dự án giao thông gần 700 tỷ đồng
- Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- Vĩnh Long thành lập Cụm công nghiệp Tân Bình, vốn 662 tỷ đồng
- Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng
- Hoàn thành 2 tuyến cao tốc trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ngay trong năm 2025
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng
- Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực
- Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết
- 1 Đấu giá đất Sóc Sơn: Trả tới 30 tỷ đồng/m2, sau đó “sợ quá, xin rút”?
- 2 Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ
- 3 Thị trường bất động sản đang bỏ qua một phân khúc rất lớn
- 4 Bỏ quy định phòng cháy chữa cháy là ngành kinh doanh có điều kiện
- 5 Bộ Giao thông Vận tải có bộ trưởng mới
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
Từ khóa » Bot Bắc Giang Lạng Sơn
-
Công Ty Cổ Phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn – BOT BGLS. JSC
-
Nhà đầu Tư Thông Tin Về Nội Dung Kiểm Toán Dự án BOT Bắc Giang
-
0106987957 - CÔNG TY CỔ PHẦN BOT BẮC GIANG - LẠNG SƠN
-
BOT Bắc Giang – Lạng Sơn: Ung Dung Thu Tiền, Mặc Dân Kêu Cứu
-
Bảng Phí Cao Tốc Bắc Giang - Lạng Sơn Giá Chỉ Từ 52.000 VNĐ - EPass
-
Lạng Sơn Yêu Cầu Công Ty BOT Bắc Giang - VnEconomy
-
Cao Tốc Bắc Giang - Lạng Sơn - Tập đoàn Đèo Cả
-
Công Ty Cổ Phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn Chây ỳ Chi Trả Tiền đền ...
-
BOT Bắc Giang – Lạng Sơn - Báo Xây Dựng
-
BOT Bắc Giang-Lạng Sơn - Tạp Chí Giao Thông Vận Tải
-
BOT Bắc Giang Lạng Sơn - CÔNG TY CỔ PHẦN IDC ĐÔNG DƯƠNG
-
Nhà đầu Tư BOT Cao Tốc Bắc Giang - Lạng Sơn Bất Lực Với Xe Quá Tải ...
-
Dự án Thành Phần 2 Cao Tốc Bắc Giang - Báo Lạng Sơn
-
Từ Giá Vé Tại BOT Cao Tốc Bắc Giang – Lạng Sơn - Giao Thông Hà Nội