Dự án Dạy Nghề Cho Người Khuyết Tật

Mục tiêu của Dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người khuyết tật, phụ nữ nghèo và các nhóm người dễ bị tổn thương khác có cơ hội được đào tạo nghề, tư vấn, tạo việc làm hoà nhập với xã hội. Tại 2 địa phương trên, tổng số người được hưởng lợi từ dự án là 270 người và khoảng gần 1.350 người hưởng lợi (NHL) gián tiếp.

Qua thời gian triển khai, Ban điều hành Dự án đã tiến hành tổ chức nghiên cứu thị trường lao động tại Đông Triều và Cẩm Phả, tuyển chọn được 86 NHL của dự án tại 2 nơi thực hiện; tiến hành định hướng nhóm, định hướng cá nhân cho 86 NHL, giới thiệu ngành nghề đào tạo tại từng địa phương, yêu cầu của từng ngành nghề cho từng người. Kết quả, lựa chọn ngành nghề theo học và đào tạo đợt 1 tại 2 nơi là 40 người, với 6 ngành nghề được lựa chọn. Đến tháng 4-2008, Ban điều hành dự án đã đưa được 23 người đi đào tạo nghề tại các doanh nghiệp và tiến hành định hướng tư vấn được 15 người theo học.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tiến hành thảo luận nhóm về tình hình thực hiện dự án từ khi triển khai đến nay; phân tích những thuận lợi, khó khăn của các địa phương triển khai dự án; thuận lợi khó khăn của các doanh nghiệp khi đưa NHL vào đào tạo nghề tại doanh nghiệp... để từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Trên cơ sở thảo luận của các nhóm, thời gian tới, Ban điều hành dự án sẽ tiếp tục tổ chức khám sàng lọc cho người khuyết tật và đề nghị nhà tài trợ hỗ trợ y tế cần thiết cho họ; tập huấn nâng cao năng lực làm việc cho NHL của dự án, tập huấn cho gia đình NHL; tuyển chọn NHL giai đoạn 2, tiếp tục định hướng đưa NHL dự án đi đào tạo học nghề họ lựa chọn; giúp NHL tự khởi sự làm việc sau học nghề...

Đa phần là lao động thủ công

Để bảo đảm sự bình đẳng về việc làm cho người khuyết tật, nhiều chính sách ưu đãi về vốn, học nghề cho người khuyết tật đã được triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác trợ giúp người khuyết tật, nhất là việc tạo việc làm bền vững cho người khuyết tật vẫn là một thách thức lớn. Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có hơn 6,2 triệu người khuyết tật nhưng chỉ có 31,7% trong số này nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ có việc làm đối với người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên: 36%, trong khi tỷ lệ này ở người không khuyết tật là 60%. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người khuyết tật là đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi mất việc làm.

Dự án dạy nghề cho người khuyết tậtDự án dạy nghề cho người khuyết tật

Chính sách hỗ trợ người khuyết tật học nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc trợ giúp đối tượng tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống

Chia sẻ về nguyên nhân khiến tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp gia tăng, bà Đào Thu Hương - cán bộ về quyền của người khuyết tật, UNDP Việt Nam cho biết, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường lao động ngày càng đặt ra những yêu cầu cao về năng lực cũng như chất lượng của người lao động. Trong đó, các doanh nghiệp hướng đến phát triển và vận hành sản xuất theo phương thức chuyển đổi số. Người bình thường khi tham gia vào thị trường lao động cũng đã là một thách thức không hề nhỏ, với lao động là người khuyết tật càng khó khăn hơn. Nhất là hiện nay, đa phần lao động người khuyết tật là lao động thủ công, không có trình độ thì việc bị loại trừ ra khỏi thị trường lao động là điều dễ nhận thấy. Với 2 triệu người khuyết tật thất nghiệp tương đương với việc Việt Nam mất đi 3% GDP tiềm năng mỗi năm. Việc loại trừ người khuyết tật ra khỏi hoạt động phát triển kinh tế chung thông qua việc làm, tương đương Việt Nam “hao hụt” từ 1 - 7% tổng sản phẩm trong nước.

Cụ thể như tại TP. Hà Nội, dù có nhiều thuận lợi về giao thông, cơ sở vật chất nhưng theo Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP. Hà Nội Dương Thị Vân, số người khuyết tật có nhu cầu học nghề khá cao, tuy nhiên số người lao động được dạy nghề, tạo việc làm thấp. Nguyên nhân, do nhiều người khuyết tật và gia đình họ còn mặc cảm, tự ti. Mặt khác, kinh phí hỗ trợ cho các dự án đào tạo nghề, tạo việc làm còn hạn chế; thời gian dạy nghề cho người khuyết tật quá ngắn (chủ yếu là dưới 3 tháng), nhiều nghề không còn phù hợp với thị trường lao động khiến nhiều người khuyết tật không mặn mà với việc học nghề.

Dạy nghề cần thực chất

Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có 1.912 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổng số giáo viên tham gia dạy nghề cho người khuyết tật là 3.359 giáo viên.

Trên thực tế, để người khuyết tật có việc làm bền vững, Nhà nước đã có nhiều chính sách từ hỗ trợ từ dạy nghề đến ưu đãi về chính sách cho doanh nghiệp khi sử dụng lao động là người khuyết tật. Tuy nhiên, hiện nay đa phần lao động người khuyết tật vẫn chỉ làm những công việc thủ công có thu nhập thấp và thiếu bền vững. Chính vì vậy, đa phần lao động người khuyết tật không tham gia bảo hiểm xã hội, dễ bị thất nghiệp nhất. Để người khuyết tật có việc làm bền vững, UNDP tại Việt Nam đã khuyến nghị: Cần đưa chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật vào trong các chiến lược và kế hoạch quốc gia cũng như các chính sách địa phương. Bên cạnh đó, tăng cường cấu trúc thể chế, hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy việc làm của người khuyết tật; xây dựng định mức việc làm công và tư của người khuyết tật. Đặc biệt, cần có cơ chế thực hiện có hiệu quả các khuyến khích tài chính đối với việc làm của người khuyết tật; Bổ sung quy định về các phương pháp tiếp cận trong đánh giá kỹ năng nghề quốc gia…

Ở góc độ là người lao động khuyết tật và đồng thời cũng là người sử dụng lao động khuyết tật, chủ cơ sở dạy nghề - việc làm 3.12 (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) Nguyễn Kim Khôi cho rằng: Các cơ quan chức năng cần quan tâm mở rộng thêm các ngành, nghề hỗ trợ đào tạo cho người khuyết tật, cũng như cần bổ sung chính sách trợ giúp việc làm cho người khuyết tật theo hướng linh hoạt, phù hợp với đặc thù của từng dạng tật.

Chia sẻ về thực trạng cũng như vai trò của đào tạo nghề cho người khuyết tật, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết, hiện Chương trình Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 đã tăng thêm 3 nhóm hoạt động (12 nhóm), bao gồm: Nhóm đối với phụ nữ khuyết tật; Hội người khuyết tật; Trợ giúp cho người khuyết tật sống độc lập thông qua trợ giúp về phương tiện. Trong đó, riêng đối với hoạt động trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế sẽ tập trung các nhiệm vụ: Rà soát và hoàn thiện văn bản hướng dẫn tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm đối với người khuyết tật; thống kê, đánh giá các cơ sở đào tạo nghề và nhu cầu học nghề của người khuyết tật; xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề linh hoạt về thời gian, địa điểm, tiến độ đào tạo; các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động là người khuyết tật hoặc của người khuyết tật.

Nguồn: Laodongxahoi.net

Dự án “Hỗ trợ người khuyết tật (NKT) hồi phục sau Covid-19 thông qua đào tạo nghề Công nghệ thông tin” vừa khởi động tại Trung tâm Nghị lực sống (Hoàng Mai, Hà Nội).

Dự án do UNDP phối hợp Trung tâm thực hiện với sự tài trợ của Chính phủ Nhật bản. Qua khóa học 39 học sinh khuyết tật sẽ có cơ hội phát triển các kỹ năng cần thiết để có thể nắm bắt các cơ hội việc làm công nghệ số. Dự án nhằm giúp NKT tìm được việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Đánh giá nhanh về tác động của Covid-19 đối với NKT của UNDP cho thấy, NKT nằm trong số những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh; 72% người trả lời có thu nhập hằng tháng dưới 1 triệu đồng, 30% người trả lời cho biết đang thất nghiệp vì đại dịch, 49% cho biết bị giảm thời gian làm việc; trong số những người vẫn đang có việc làm, 59% cho biết thu nhập bị giảm.

Ngày 28/4/2022 vừa qua tại hội trường tầng 4 Trung tâm Sao Mai đã long trọng diễn ra buổi lễ kí kết hợp tác thỏa thuận thực hiện Dự án thí điểm dạy nghề cho Thanh thiếu niên khuyết tật (Dự án VET) là một dự án viện trợ nhân đạo của Hàn Quốc dành cho Việt Nam. Với sự hợp tác giữa Hàn Quốc (Angels 'Haven, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc) và Việt Nam (Trung tâm Sao Mai ). Tham gia buổi kí kết hợp tác dự án gồm có các thành viên đại diện đến từ các đơn vị Angels haven và Trung tâm Sao Mai:

Dự án dạy nghề cho người khuyết tật

1. Angels haven

11. Mr Lee Tae Hoon- Trưởng nhóm nhóm phát triển dự án quốc tế

1.2. Mr Jeon Jin- - Nhân viên nhóm phát triển dự án quốc tế

1.3. Mr Kwon Oseong- Giám đốc chi nhánh

1.4. Ms Kim Huynok - Quản lý chi nhánh

1.5. Mrs Phạm Thị Hà- Cán bộ dự án

1.6. Ngô Thị Thái Hà - Cán bộ dự án

2. Trung tâm Sao Mai

2.1. Bà Đỗ Thúy Lan – Giám đốc trung tâm

2.2. Bà Thái Hoàng Giang – Trưởng phòng tổ chức hành chính

2.3. Bà Lương Thị Hoa – Trưởng phòng đào tạo

2.4. Bà Nguyễn Ngọc Mai – Giáo viên dạy nghề

2.5. Bà Nguyễn Thu Hà – giáo viên dạy nghề

2.6. Các giáo viên, nhân viên của TT Sao Mai

2.7. Phóng viên đài truyền hình Hà Nội (2 người)

Dự án VET mong muốn mở rộng cơ hội để Thanh niên khuyết tật (TTNKT) tại Việt Nam tự tin hòa nhập xã hội thông qua việc cung cấp các chương trình đào tạo nghề và định hướng nghề nghiệp.

Làm bánh và Pha chế và các kỹ năng mềm là các môn học chính cho TTNKT trong phạm vi của dự án. Không chỉ đào tạo nghề cho TTNKT, Dự án VET kỳ vọng sẽ nâng cao nhận thức của xã hội thông qua việc kết nối với các doanh nghiệp địa phương như tổ chức các hội nghị giao lưu giữa doanh nghiệp và viện khuyết tật hay tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa phụ huynh của TNNKT và các học viên, giáo viên. Thông qua kết nối với các doanh nghiệp địa phương, Dự án VET hỗ trợ TTNKT tìm kiếm và duy trì việc làm ổn định. Bên cạnh đó, một mục tiêu quan trọng khác của dự án chính là thúc đẩy việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp có người lao động là người khuyết tật, từ đó tăng cơ hội tuyển dụng đối với TTNKT.

Hai mục tiêu lớn của Dự án VET:

•Nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp và năng lực trong công việc cho TTNKT, hỗ trợ họ tìm được công việc phù hợp

•Triển khai các hoạt động vận động chính sách về việc làm cho TTNKT để tăng cường tuyển dụng TTNKT trong các doanh nghiệp địa phương.

Angel's Haven hợp tác cùng Trung tâm Sao Mai thực hiện dự án đào tạo nghề từ năm 2022 đến 2023 nhằm cải thiện cuộc sống của những người trẻ khuyết tật. Đối tượng đào tạo nghề mà dự án hướng tới là thanh niên khuyết tật về mặt trí tuệ nhẹ trong độ tuổi từ 17,5 đến 30.

Dự án sẽ kéo dài từ tháng 5/2022 đến tháng 9/2023 gồm 3 khóa đào tạo dạy nghề về làm bánh và pha chế đồ uống.

Ngoài ra, để hỗ trợ việc làm cho thanh niên khuyết tật, dự án xây dựng và vận hành phòng tư vấn hướng nghiệp để hỗ trợ các em tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai.

Giới thiệu về AH và trung tâm Sao Mai.

Tổ chức Angels’ Haven được thành lập vào năm 1959 tại Hàn Quốc bởi Mục sư Yoon Seong Ryeol (1885 - 1977), cùng với hai nhà truyền giáo John Joseph Theis (1930 - 2019) và Ruth Noble Appenzeller (1894 - 1986). Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Angels’ Haven đã và đang hướng đến cộng đồng và thế giới; không chỉ giúp đỡ người khuyết tật và cộng đồng yếu thế gặp khó khăn ở Hàn Quốc mà còn ở Uganda, Việt Nam, Thái Lan, Mông Cổ, Nepal, v.v. Angels' Haven mong muốn mang lại những thay đổi và phúc lợi tích cực cho người khuyết tật, trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương ở các nước đang phát triển thông qua thực hiện các dự án hợp tác phát triển quốc tế.

Angels’ Haven đang tham gia vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) thông qua cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người khuyết tật và quan hệ đối tác toàn cầu. Cùng với những nỗ lực để đạt được các sứ mệnh “Tăng cường năng lực của các nước đối tác”, “Trao đổi kiến ​​thức chuyên môn”, “Tạo dựng quan hệ đối tác toàn cầu”; những nỗ lực của chúng tôi đang góp phần giảm thiểu mọi hình thức nghèo đói và bất bình đẳng trên thế giới.

Tại Hàn Quốc, Angels’ Haven cung cấp các dịch vụ về nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và việc làm cho người khuyết tật; để họ có thể được tôn trọng và tự chủ trong cộng đồng của họ. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là các gia đình có thu nhập thấp, các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ sức khỏe khẩn cấp được cung cấp. Các gia đình đơn thân và người cao tuổi địa phương cũng được hỗ trợ thông qua cung cấp các dịch vụ quản lí nhất quán và giáo dục suốt đời.

Ở nước ngoài, Angels’ Haven đã và đang thực hiện nhiều dự án hướng tới phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên. Tại Uganda, Angels’ Haven hỗ trợ phụ nữ địa phương phát triển năng lực cơ bản cần thiết để tự lực bằng cách cung cấp các chương trình giáo dục xóa mù chữ và đào tạo nghề thông qua các dự án trao quyền cho phụ nữ. Các dự án nhằm cải thiện giáo dục và môi trường giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên đã được thực hiện ở Uganda, Thái Lan và Nga. Chúng tôi làm việc với các trường đại học địa phương để lập kế hoạch các chương trình phát triển năng lực lãnh đạo cho trẻ em, cung cấp học bổng cho trẻ em giúp các em tăng khả năng tiếp cận giáo dục. Tại Việt Nam, Angels’ Haven thực hiện các dự án hợp tác phát triển hòa nhập cho người khuyết tật và liên kết nguồn lực. Cụ thể, Angels’ Haven giúp tăng cường năng lực cho các giáo viên và chuyên gia về giáo dục đặc biệt bằng cách thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu và nhiều hội thảo quốc tế khác nhau. Angels’ Haven cũng cung cấp các nguồn lực để củng cố mạng lưới con người và vật chất, chẳng hạn như các nhóm tình nguyện ngắn hạn và dài hạn, thiết bị và phương tiện phục hồi chức năng.

Trung tâm Sao Mai (Morning Star Center) - một tổ chức xã hội và phi lợi nhuận cung cấp dịch vụ tư vấn, phát hiện sớm, can thiệp sớm và chăm sóc trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ bằng sự phối hợp giữa y tế và giáo dục. Trung tâm được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1995, trực thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, do Thầy thuốc ưu tú - Bác sĩ chuyên khoa II tâm thần: Đỗ Thúy Lan - nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương là người sáng lập & giám đốc TT;nguyên Phó chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Hà Nội khóa I và khóa II, Ủy viên Ban chấp hành Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Ủy viên Hiệp hội giáo dục vì mọi người, Thành viện Hội bảo vệ quyền trẻ em VN.

Nhiệm vụ của Trung tâm Sao Mai:

• Cung cấp hệ thống dịch vụ chất lượng cao nhằm thay đổi chất lượng cuộc sống cho trẻ em & thanh thiếu niên khuyết tật trí tuệ, tự kỷ và giúp họ hòa nhập cộng đồng.

• Thay đổi nhận thức của gia đình và cộng đồng về khả năng của thanh thiếu niên khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ.

Năm 2018, Câu lạc bộ Phụ nữ Quốc tế bắt đầu tài trợ dự án dạy nghề cho thanh thiếu niên khuyết tật đang theo học tại Trung tâm Sao Mai như làm bánh, pha chế đồ uống, phục vụ quán cà phê, photocopy. Dự án bắt đầu từ tháng 6/2018 và kết thúc vào tháng 2/2019. Tính đến tháng 11/2018, dự án đã cho kết quả rất khả quan: ví dụ như học sinh đã biết sử dụng thành thạo máy photocopy. Ở lớp pha chế đồ uống hay quán cafe, học viên cũng được thực hành rất bài bản, thuần thục công thức pha chế đồ uống, dọn dẹp vệ sinh, phục vụ, giao tiếp với khách hay thu tiền. Đặc biệt tại lớp học làm bánh, các sản phẩm do thanh thiếu niên khuyết tật làm ra đều được thể hiện tay nghề tốt, đúng quy trình và công thức. Cho đến nay, chất lượng của lớp học làm bánh đã được nâng cao rõ rệt và được khách hàng của quán cà phê trung tâm Sao Mai đánh giá cao.Sản phẩm đã được các phụ huynh và khách đặt mua : gato sinh nhật, cucki…ngoài học lý thuyết và thực hành tại phòng làm bánh và quán café, photocoppy, có 5 học sinh đã đươc học xử dụng máy tính và đã có 5 thanh thiếu niên ra trường và đi làm có lương từ 3 triệu đên 5 triệu.

Dự án dạy nghề cho người khuyết tật

Từ khóa » Dự án Việc Làm Cho Người Khuyết Tật