Dự án Khí Lô B Chậm Thêm 1 Năm

Tin nóng
  • Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu
  • TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình
  • Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế
  • Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM
  • Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng
  • EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
Doanh nghiệp Dự án khí Lô B chậm thêm 1 năm Thanh Hương - 24/09/2020 08:25 Dự án khí Lô B sẽ có dòng khí sớm nhất vào tháng 9/2024, thay vì vào cuối năm 2023 như dự tính trước đó. TIN LIÊN QUAN
  • Chuỗi dự án khí Lô B ngóng dự án điện trên bờ
  • PVN chưa buông tay với Dự án Khí Lô B
Lễ ký thỏa thuận giá khí miệng giếng và cước vận chuyển Dự án khí Lô B.
Lễ ký thỏa thuận giá khí miệng giếng và cước vận chuyển Dự án khí Lô B.

Dự án khí ngóng dự án điện

Đại diện cho hai đối tác nước ngoài là Mitsui Oil Exploration Co., Ltd (MOECO) đến từ Nhật Bản và PTT Exploration và Production Public Company Limited (PTTEP) đến từ Thái Lan vừa thông báo tới phía Việt Nam rằng, thời điểm có dòng khí đầu tiên sớm nhất của Dự án khí Lô B là tháng 9/2024, thay vì cuối năm 2023 như dự tính trước đó.

Theo MOECO và PTTEP, do chậm trễ trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư của Dự án Nhà máy điện Ô Môn III, nên mục tiêu của Dự án có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) trong năm 2020 và dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2023 không còn khả thi.

Dẫu vậy, ngay cả mục tiêu thời điểm có dòng khí đầu tiên sớm nhất của Dự án Khí Lô B là tháng 9/2024, như cập nhật mới đây của các nhà đầu tư, thì cũng kèm theo điều kiện là FID không muộn hơn tháng 3/2021.

Nguồn tin của Báo Đầu tư cũng cho hay, mục tiêu đã điều chỉnh trên vẫn sẽ không đạt được nếu không giải quyết được các vướng mắc trong phê duyệt chủ trương đầu tư cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III trong tháng 10/2020.

Trước đó, vào tháng 7/2020, Báo Đầu tư đã phản ánh việc các đối tác nước ngoài bày tỏ lo ngại với các cơ quan hữu trách rằng, việc chậm phê duyệt dự án điện trên bờ có thể khiến Chuỗi dự án khí Lô B gặp trở ngại lớn và tiếp tục làm chậm quyết định đầu tư cuối cùng. Kéo theo đó là mục tiêu dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2023 bị trượt tiến độ.

Với thực tế, Dự án khí như Lô B muốn đạt giá trị gia tăng cao thì phải đồng bộ từ khai thác tới vận chuyển vào bờ và có các hộ tiêu thụ trên bờ, mà ở đây là các nhà máy điện. Chuyện chậm phê duyệt chủ trương đầu tư của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III dẫn đến việc chậm FID, có thể khiến dự án thượng nguồn là khai thác khí tại Lô B và Dự án đường ống dẫn khí từ Lô B vào bờ rơi vào tình trạng bế tắc.

Tháng 7/2020, Báo Đầu tư cũng từng đưa tin, dự án thượng nguồn là khai thác khí Lô B đã đạt được các mốc quan trọng như được phê duyệt giá khí miệng giếng và cước phí vận chuyển vào tháng 4/2017. Kế hoạch phát triển mỏ đã được cơ quan hữu trách duyệt vào năm 2018.

Đầu năm 2020, Bộ Công thương cũng đã có báo cáo tình hình triển khai Chuỗi dự án khí - điện Lô B và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận nguyên tắc chuyển ngang giá khí Lô B sang giá điện các nhà máy điện nhận khí và có cơ chế bao tiêu sản lượng khí Lô B trong các hợp đồng mua bán khí sang các hợp đồng mua bán điện.

Vào đầu tháng 6/2020, Chính phủ đã thông qua cơ chế chuyển ngang giá khí lô B sang giá điện cho các nhà máy điện dùng nguồn khí này.

Để đưa khí vào bờ, Dự án trung nguồn là đường ống đã được phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu khả thi vào năm 2017, thiết kế kỹ thuật (FEED) và dự toán công trình cũng được phê duyệt vào năm 2018. Công tác đấu thầu hợp đồng EPC và công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang được triển khai với mục tiêu trao thầu hợp đồng EPC vào cuối năm 2020.

Chờ phê duyệt chủ trương dự án điện

Theo kế hoạch, có 4 dự án điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ) sẽ nhận khí của Lô B để phát điện. Trong số này, có 3 dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, gồm Ô Môn I, Ô Môn III và Ô Môn IV. Còn Dự án Ô Môn II được giao cho các nhà đầu tư tư nhân.

EVN đã đầu tư xong Dự án Ô Môn I. Dự án Ô Môn IV, công suất 1.050 MW, dự kiến khởi công trong quý II/2021. Dự án Ô Môn II được giao cho Liên danh Vietracimex - Marubeni đầu tư theo hình thức thông thường, Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi của dự án này đã được Tổ hợp nhà thầu trình UBND tỉnh Cần Thơ hồi tháng 5/2020 và đang trong quá trình thẩm định.

Với Dự án Ô Môn III thuộc nhóm A, công trình năng lượng cấp I, có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 25.500 tỷ đồng và 80% là dùng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản. Theo kế hoạch, Dự án Nhiệt điện khí Ô Môn III sẽ sử dụng khoảng 1,25 tỷ m3 khí/năm, với nguồn cấp từ Lô B.

Với thực tế chậm trễ và vướng mắc ở Dự án điện Ô Môn III hiện nay, các đối tác trong dự án khai thác khí lô B cũng e ngại, dự án thượng nguồn có thể cần 1 - 2 năm để đấu thầu lại gói EPC, sau khi đã phải gia hạn gói thầu 3 lần. Đáng nói là, việc chậm tiến độ này có thể ảnh hưởng tới các dự án nhà máy điện mà các bên đang tiến hành đầu tư, trong đó có Dự án điện Ô Môn IV (mục tiêu vận hành thương mại vào tháng 8/2024).

Dĩ nhiên, điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh cấp điện cho khu vực miền Nam nói riêng và cân đối năng lượng của Việt Nam nói chung.

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2020 của Ban Chỉ đạo phát triển điện quốc gia cho hay, tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước Dự án Nhiệt điện Ô Môn III. Tiếp đó, tháng 9/2019, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Nhà nước đã phê duyệt kế hoạch thẩm định Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III.

Ngày 23/3/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III với kiến nghị cho phép áp dụng các quy định của Luật Đầu tư công 2019 để thực hiện việc thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án.

Tuy nhiên, Báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo nhắc tới việc “hiện tại chưa xác định được thời điểm phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi của Dự án Ô Môn III”.

Nguồn tin của Báo Đầu tư cho hay, có thể Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư với Dự án Nhiệt điện Ô Môn III dùng vốn ODA.

Ngày 1/9/2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVEP, PV GAS và các đối tác nước ngoài là MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) đã thống nhất ký Thỏa thuận về giá khí miệng giếng và cước phí vận chuyển khí về bờ làm tiền đề để các bên liên quan sớm thống nhất các thỏa thuận thương mại cần thiết cho chuỗi dự án. Khi đó, việc ký kết thỏa thuận nói trên được cho là có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ để các bên nhà thầu ra quyết định đầu tư cuối cùng và đưa chuỗi dự án vào triển khai với mục tiêu đạt dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2021. Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn đã có giá khí Lễ ký thỏa thuận về giá khí miệng giếng và cước phí vận chuyển cho Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn vào ngày 1/9 vừa qua được xem là bước tiến quan... #Dự án khí Lô B # dự án điện # Dự án điện Ô Môn III Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu
  • TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình
  • Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế
  • Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM
  • Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng
  • EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
  • Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương
  • Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành
  • Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu
  • Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025
  • Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12
  • 2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng
  • 3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
  • 4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế
  • 5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
Chuyên đề
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
  • Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
  • Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
  • Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
  • Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
  • Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn

Từ khóa » đường ống Dẫn Khí Lô B ô Môn 2019