Dự án Nhà Máy điện Gió Cầu Đất Tác động Thế Nào đến Chim Và Dơi?
Có thể bạn quan tâm
Tại Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng được các chuyên gia đánh giá là địa phương có tiềm năng tốt, có khả năng phát triển điện gió công nghiệp. Do đó, cần những khảo sát toàn diện về các tác động môi trường để khẳng định lợi ích của những dự án điện gió.
Dự án Nhà máy điện gió Cầu Đất thực hiện ở xã Trạm Hành, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) với công suất lắp đặt giai đoạn I là 28,8MW, giai đoạn II là 100-300MW sẽ đóng góp vào danh sách các nhà máy điện gió của cả nước. Toàn bộ khu vực dự kiến xây dựng các công trình của dự án hiện thuộc Công ty cổ phần chè Cầu Đất-Đà Lạt; Công ty TNHH Thiên Sương Đà Lạt và Công ty TNHH Fusheng, với tổng diện tích nằm trong phạm vi nghiên cứu của dự án là 372,54ha. Diện tích đất dự án sử dụng vĩnh viễn là 23,4ha, bao gồm: Đất làm móng tuabin, đường giao thông dùng chung, trạm biến áp, nhà điều hành, hành lang đường điện 110KV…
Khảo sát tại hiện trường của dự án Nhà máy điện gió Cầu Đất. |
Việc triển khai dự án không thể tránh khỏi những tác động ngoài ý muốn đến môi trường vật lý, môi trường sinh học và môi trường kinh tế-xã hội. Vì vậy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐMT) của dự án được thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì tính đặc thù của dự án, đối tượng bị hại của môi trường sinh học là các loài động vật biết bay nên trong bài viết này chỉ giới hạn đánh giá tác động của dự án đến khu hệ chim và khu hệ dơi. Ở nhiều khu vực trên thế giới, nơi có một số trang trại điện gió, hàng nghìn con dơi và chim đã bị chết mỗi năm do va chạm vào cánh tuabin gió.
Kết quả điều tra, phỏng vấn, khảo sát ghi nhận được 64 loài chim thuộc 23 họ của 8 bộ tại khu vực dự án điện gió Cầu Đất. Tất cả các loài đều là chim thường trú, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, có số lượng cá thể không nhiều. Trong 8 bộ thì bộ sẻ có số lượng họ nhiều nhất với 12 họ (chiếm 52,17% tổng số họ của khu hệ). 7 bộ còn lại, mỗi bộ chỉ có từ 1 đến 2 họ. Trong các loài chim ghi nhận của dự án điện gió Cầu Đất, không có loài chim nào được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2017) hoặc trong Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Chỉ có một loài được ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ở nhóm IIB (hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại), đó là loài Diều hoa Miến Điện. Kết quả điều tra, khảo sát trên hiện trường cũng cho thấy ở khu vực dự án điện gió Cầu Đất có 4 loài dơi.
Trong báo cáo ĐTM, dự án nhà máy điện gió đã lựa chọn trên phạm vi diện tích 372,5ha những vị trí có nhiều gió nhất để lặp đặt 17 tuabin. Các tuabin có tháp cao 80m, đường kính cánh quạt 100m, tốc độ quay của tuabin khoảng 10-18 vòng/phút. Đây là loại tuabin có vòng quay thấp, nhờ vậy tác động của tuabin đến hoạt động của các loài chim giảm đáng kể, đồng nghĩa với việc các loài chim bị tử vong do hoạt động của nhà máy điện gió Cầu Đất cũng ít đi. Bên cạnh đó, một số loài chim đã nhanh chóng làm quen và thích nghi với hoạt động của tuabin gió, chúng tự điều chỉnh đường bay, hướng di chuyển để không va chạm vào các tuabin. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về chim cho thấy, phần lớn các loài chim thường bay lượn để di chuyển và kiếm mồi ở độ cao dưới 40m. Do vậy, tác động của tuabin đối với các loài chim là rất nhỏ.
Tương tự như chim, dơi cũng có thể gặp rủi ro khi nhà máy đi vào vận hành, vì loài thú biết bay này khi đi kiếm ăn có thể bị cuốn vào luồng gió của cánh quạt. Tuy nhiên, điều này cũng ít xảy ra vì dơi có khả năng định vị tiếng vang của môi trường xung quanh. Chúng cho phép dơi biết được khoảng cách các vật trong quá trình bay. Dơi có khả năng phát ra siêu âm vượt qua khả năng nghe của con người.
Mặt khác, kết quả điều tra khu vực dự án cho thấy chỉ có một số ít loài dơi xuất hiện. Do vậy, hoạt động của dự án không tác động đáng kể đến nơi cư trú hoặc gây tử vong cho dơi. Với tua bin có vòng quay khoảng 10-18 vòng/phút thì tác động gây hại cho dơi cũng rất thấp. Chiều cao của dơi khi bay trung bình khoảng 50m so với mặt đất, vì với khoảng cách này, dơi vẫn có thể nhận biết được con mồi. Do vậy, tác động của tuabin đối với dơi là không đáng kể.
Từ kết quả đánh giá tác động của dự án nhà máy điện gió Cầu Đất đến khu hệ chim và dơi trong vùng dự án cho thấy, mức độ tác động là không đáng kể, không gây suy giảm đa dạng sinh học cũng như nguy cơ diệt vong của bất kỳ loài nào. Hy vọng nhà máy điện gió Cầu Đất không chỉ góp phần vào lưới điện quốc gia và tỉnh Lâm Đồng mà còn giúp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo hướng bền vững, thân thiện môi trường.
Bài và ảnh: TS LÊ TRẦN CHẤN - Ths LÊ THỊ THANH HÒA
Từ khóa » Nhà Máy điện Gió Cầu đất đà Lạt
-
Dự án Điện Gió 54 MW Cầu Đất Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
-
Vẻ đẹp Của Công Trình điện Gió Cầu Đất - Báo Lâm Đồng
-
Xin Bổ Sung 4 Nhà Máy điện Gió 7.600 Tỉ Vào Vùng Ven Đà Lạt
-
#Nhà Máy Điện Gió Cầu Đất - Niềm Tự Hào Của Lâm Đồng
-
Điện Gió Cầu Đất - Facebook
-
Vẻ đẹp Của Công Trình điện Gió Cầu Đất
-
Dự án điện Gió đầu Tiên Tại Lâm Đồng Sử Dụng Tua Bin Của GE
-
Quạt Gió Cầu Đất – Địa điểm Checkin Mới Siêu Hot Tại Đà Lạt
-
Lâm Đồng: Cận Cảnh Dự án điện Gió Cầu Đất "phá Nát" đồi Chè Trăm ...
-
Quạt Gió Cầu Đất Đà Lạt ở đâu? Hướng Dẫn đường đi Và Kinh ...
-
Vẻ đẹp Của Công Trình điện Gió Cầu Đất - Lâm Đồng
-
DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ 54 MW CẦU ĐẤT, ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG.
-
Lâm Đồng đề Xuất Bổ Sung Thêm 4 Dự án điện Gió, Tổng Vốn 7.600 Tỷ ...