Dự án Nhóm B Là Gì? Thủ Tục Quyết định Chủ Trương đầu Tư Dự án ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Dự án nhóm B là gì? 
  • 2 2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B:
  • 3 3. Dự án cấp thoát nước 150 tỷ có phải là dự án nhóm B không?
  • 4 4. Tổng vốn đầu tư 1500 tỷ thì thuộc loại nhóm dự án nào?

1. Dự án nhóm B là gì? 

Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định.

Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Dự án nhóm B thuộc về dự án đầu tư xây dựng , tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nhằm phát triển duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản sản phẩm , dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định, thuộc dự án như :giao thông, công nghiệp điện, khai thác dầu khí, thủy lợi,… tại Điều 9 Luật Đầu tư công 2019. Được phân loại theo hai tiêu chí :

  • Thứ nhất là về mức đầu tư
  • Thứ hai là theo lĩnh vực đầu tư

Về mức đầu tư:

1. Dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỉ đồng đến dưới 2.300 tỉ đồng.

2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 80 tỉ đồng đến dưới 1.500 tỉ đồng.

3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỉ đồng đến dưới 1.000 tỉ đồng

4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 45 tỉ đồng đến dưới 800 tỉ đồng.

– Về lĩnh vực có mức đầu tư:

Thứ nhất, về dự án thuộc lĩnh vực có mức đầu tư từ 120 tỉ đến 2300 tỉ gồm:

– Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

– Công nghiệp điện;

– Khai thác dầu khí;

– Hóa chất, phân bón, xi măng;

– Chế tạo máy, luyện kim;

– Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Xây dựng khu nhà ở;

Thứ hai, dự án thuộc lĩnh vực sau đây có tổng mức đầu tư từ 80 tỉ đồng đến dưới 1.500 tỉ đồng:

– Giao thông, trừ các dự án được qui định tại Luật Đầu tư công 2019;

– Thủy lợi;

– Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kĩ thuật;

– kĩ thuật điện;

– Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

– Hóa dược;

– Sản xuất vật liệu, trừ các dự án được qui định tại Luật Đầu tư công 2019;

– Công trình cơ khí, trừ các dự án được qui định tại Luật Đầu tư công 2019;

– Bưu chính, viễn thông;

Thứ ba, dự án thuộc lĩnh vực sau đây có tổng mức đầu tư từ 60 tỉ đồng đến dưới 1.000 tỉ đồng:

– Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

– Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

– Hạ tầng kĩ thuật khu đô thị mới;

– Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp theo qui định.

Thứ tư, dự án thuộc lĩnh vực sau đây có tổng mức đầu tư từ 45 tỉ đồng đến dưới 800 tỉ đồng:

– Y tế, văn hóa, giáo dục;

– Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

– Kho tàng;

– Du lịch, thể dục thể thao;

– Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở được qui định tại Luật Đầu tư công 2019.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B:

Đối với dự án nhóm B sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của bộ, cơ quan trung ương thì trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư như sau:

1. Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:

a) Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

c) Chỉ đạo đơn vị qui định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

3. Căn cứ ý kiến thẩm định người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện. (Theo Luật Đầu tư công năm 2019)

Bước 1: Nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi chuẩn bị Hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầy đủ và đến nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân thành phố.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận hồ sơ, trao biên nhận và thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ đề nghị Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc Nhà đầu tư bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Xem xét, Giải quyết hồ sơ:

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ kèm theo văn bản để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan nhà nước có liên quan đối với Báo cáo nghiên cứu khả thi;

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến góp ý những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, nếu quá thời hạn nêu trên mà cơ quan nhà nước có liên quan không có ý kiến thì xem như thống nhất với nội dung của hồ sơ;

– Trường hợp hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hợp lệ (không có ý kiến phản đối của các cơ quan nhà nước có liên quan), trong thời hạn 17 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt;

– Trường hợp hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi chưa hợp lệ (chưa được các cơ quan nhà nước có liên quan có ý kiến thống nhất), Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan nhà nước có liên quan và đề nghị Nhà đầu tư giải trình, chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ theo quy định và tiến hành các bước như đã nêu trên.

– Ủy ban nhân dân thành phố xem xét và có Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi gửi Nhà đầu tư.

3. Dự án cấp thoát nước 150 tỷ có phải là dự án nhóm B không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn hỏi Luật sư của Luật Dương Gia, cho tôi hỏi là dự án cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật mà có tổng vốn là 150 tỷ thì thuộc dự án nhóm B không? Tiêu chí nào để có thể xác định và phân loại được, tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn Luật Dương Gia, vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Khi phân loại dự án sẽ phụ thuộc vào loại dự án và tổng vốn đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư công 2019 những dự án nhóm B thuộc những dự án sau:

Thứ nhất: Dự án thuộc lĩnh vực sau có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng

+ Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

+ Công nghiệp điện;

+ Khai thác dầu khí;

+ Hóa chất, phân bón, xi măng;

+ Chế tạo máy, luyện kim;

+ Khai thác, chế biến khoáng sản;

+ Xây dựng khu nhà ở;

Thứ hai: Dự án thuộc lĩnh vực sau có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng

+ Giao thông, trừ các dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.

+ Thủy lợi;

+ Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;

+ Kỹ thuật điện;

+ Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

+ Hóa dược;

+ Sản xuất vật liệu, trừ các dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.

+ Công trình cơ khí, trừ các dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.

+ Bưu chính, viễn thông;

Thứ ba: Dự án thuộc lĩnh vực có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

+ Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

+ Công nghiệp

Thứ tư: Dự án thuộc lĩnh vực có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng

+ Y tế, văn hóa, giáo dục;

+ Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

+ Kho tàng;

+ Du lịch, thể dục thể thao;

+ Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.

Theo những tiêu chí trên, dự án cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật mà có tổng vốn là 150 tỷ của bạn sẽ thuộc dự án nhóm B.

4. Tổng vốn đầu tư 1500 tỷ thì thuộc loại nhóm dự án nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có vướng mắc cần Luật sư của Luật Dương Gia tư vấn về trường hợp cụ thể về trường hợp dự án cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng thuộc dự án nhóm nào? Tiêu chí nào có thể xác định được? Tôi xin cảm ơn !

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn trực tuyến Luật Dương Gia. Vấn đề của bạn Luật Dương Gia căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết vấn đề của bạn như sau:

Theo Khoản 3 Điều 8 Luật Đầu tư công 2019 về phân loại dự án nhóm A có quy định:

“3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Thủy lợi;

c) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;

d) Kỹ thuật điện;

đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử

e) Hoá dược;

g) Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

h) Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

i) Bưu chính, viễn thông;”

Theo những tiêu chí trên, dự án cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật mà có tổng vốn là 1500 tỷ của bạn sẽ thuộc dự án nhóm A.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Luật đầu tư công 2019

– Luật xây dựng 2014

Từ khóa » Nhom B