Dự án Trồng Nấm Linh Chi đỏ: 62.5 Triệu VNĐ (Lợi Nhuận 30%)
Có thể bạn quan tâm
Khi tìm hiểu một mô hình nào đó để làm kinh tế có thể các bạn bắt gặp một số bài báo nói về “trồng nấm linh chi làm giàu” và “Oh ! có vẻ khả quan đây”, ngay lập tức tìm hiểu về nấm linh chi; kỹ thuật nuôi trồng; chi phí đầu tư thế nào… thì hôm nay Tú sẽ chia sẻ về bài toán chi phí, lợi nhuận và rủi ro khi trồng nấm linh chi.
Bài viết này được chia sẻ về kinh nghiệm thực tế của Tú trong quá trình sản xuất nên mọi chi tiết rất sát với thực tế. Nhưng con số đưa ra sẽ phù hợp với những khu vực ở Nam Bộ hoặc một số vùng lân cận.
Trồng nấm linh chi trong 4 tháng tương đương một số loại nấm khác với kỹ thuật chăm sóc không quá khó và cũng không tốn thời gian nhưng rủi ro cực kỳ cao. Bạn có dám thử, nếu dám mời bạn theo dõi bài viết này.
Trồng linh không khó nhưng cũng không dễ chút nào
Danh Mục |
I. Thị trường II.Chi phí đầu tư III. Lợi nhuận IV. Rủi ro
V. Kỹ thuật nuôi trồng
VI. Kinh nghiệm |
I. Thị trường nấm linh chi Việt Nam
Hãy thử điểm qua một số nơi bán linh chi tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà nội, Đà nẵng… chúng ta thấy được những quảng cáo hấp dẫn kèm theo giá thành tương đối cao và đây cũng là con số đáng mơ ước của bà con nông dân khi trồng loại nấm này.
Giá bán nấm linh chi sẽ không có mức chung nào cả vì ở Việt Nam chúng ta không có những Tổ chức như “Hiệp hội nông dân trồng linh chi” để thống nhất mức giá cố định. Nên giá nấm trên thị trường sẽ rất loạn, đó là đối với bán lẻ, còn sỉ đầu ra sẽ có những mức cố định cho từng loại nấm khác nhau và có chênh lệch nhưng không cao.
II. Chi phi đầu tư cho nấm linh chi
Linh chi có nhiều giống loại, phổ biến ở Việt Nam đầu tiên là Xích chi, tiếp theo là hồng chi Đà lạt, Hồng chi DT hoặc GA2 và một số giống nấm nhập ngoại (Hàn Quốc, Nhật bản, Đài Loan, Trung quốc). Trong đó giống Xích chi được nuôi trồng đại trà vì thích hợp với khí hậu môi trường nước ta đặc biệt các khu vực phía Nam, đầu ra cũng ổn định hơn. Các giống nấm nhập có giá thành tốt nhưng tìm được đầu ra cực kỳ khó nên bài viết này sẽ bỏ qua.
Giờ chúng ta chỉ tập vào Xích chi và Hồng chi (khả năng thích ứng thời tiết tốt, có đầu ra dễ dàng). Nên xem bài viết đánh giá để hiểu thêm về 2 giống nấm linh chi Việt Nam này.
Vốn để đầu tư bao gồm 2 loại chi phí giàn trại và phôi giống, nếu ở các lần tiếp theo chỉ cần chi phí cho phôi giống.
Mô hình giàn trại nuôi trồng linh chi công nghệ cao ở Long khánh – Đồng Nai, với thiết kế để có thể treo bịch sẽ tiện lợi cho quá trình chăm sóc, vệ sinh, xử lý… nếu làm quy mô lớn, hoặc có thể trồng được các loại nấm khác nếu linh chi không mang lại kinh tế ổn định.
Hoặc đã có nhà xưởng, chúng ta có thể tận dụng lại để giảm chi phí và một số nơi dùng kệ chữ A hoặc chư I làm nơi để bịch, mô hình này phù hợp với nuôi trồng số lượng ít.
Đây là bài toán kinh tế riêng của mỗi cá nhân, nên hãy tận những thứ mình có sẵn để giảm chi phí đầu tư mang lại hiệu quả cao
Lưu ý: mức chi phí được Tú đưa ra dưới đây chỉ ở mức tương đối sẽ có giao động tùy vào từng thời điểm và ở mỗi vùng miền khác nhau. Chi phí bỏ ra để làm trại chỉ tốn 1 lần duy nhất và phí bảo dưỡng cũng tương đối rẻ sau mỗi vụ mùa.
Vốn đầu tư trồng nấm linh chi (10.000 bịch phôi xích chi) | |
60 – 80m2 (10×6)/trại | 30.000.000 VNĐ |
10.0000 phôi | 28.000.000 VNĐ |
Vận chuyển | 3.000.000 VNĐ |
Treo bịch | 1.500.000 VNĐ |
Tổng chi phí | 62.500.000 VNĐ |
*Phôi nấm linh chi Đà lạt hãy cộng thêm 20 – 40% so với xích chi, vì tỷ lệ sản xuất phôi giống khó hơn rất nhiều. Phôi này mọi người chỉ có thể tự sản xuất thôi vì cũng hiếm ai bán lắm.
*Các chi phí khác có thể giao động lên hoặc xuống từ 5 – 10%.
III. Lợi nhuận trồng nấm linh chi
Những con số bên dưới được Tú tính ở mức trung bình sát thực tế để tránh bỡ ngỡ và thật sự ngạc nhiên nếu đã đọc qua các bài báo nói về trồng linh chi làm giàu không khó hay tỷ phú nấm linh chi…
Lợi nhuận 10.000 phôi linh chi (xích chi) | |
Sản lượng (15 gram/bịch) 150Kg – 20kg | 300.000 VNĐ/1kg |
Phấn nấm 3kg | 1.500.000 VNĐ/1kg |
Bịch thải | 7.000.000 VNĐ |
Tổng tiền | 47.500.000 VNĐ |
Tiền lãi (-32.500.000)/4 tháng | 15.000.000 VNĐ |
Tiền lãi 12 tháng (3 đợt trồng) | 45.000.000 VNĐ |
* Trừ 20kg là cho nấm bị sâu và xấu, với trọng lượng 15g ở xích chi tương đối là đạt.
* Bịch thải không phải chỗ nào cũng bán được
* Một năm khó có thể trồng được 3 vụ liên tục, trung bình chỉ 2 vụ liên tục
* Nếu trừ chi phí khấu hao giàn trại đầu tư xem như năm đầu chúng ta không có lợi nhuận.
* Đối với linh chi Đà lạt hãy cộng thêm khoảng 30 – 50% vào giá thu mua/kg. (giống nấm này sẽ khó bán hơn xích chi nhé)
Phôi nấm tốt có thể thu thêm được đợt 2 với năng xuất chỉ khoảng 30 – 50% lúc đầu, nhưng khả năng nấm bị sâu bệnh lên tới 70 – 90%. Nếu bạn có kỹ thuật nào đó hoặc may mắn mà đợt 2 sâu bệnh chỉ khoảng 10 – 20% thì quá tuyệt vời. Theo kinh nghiệm của mình thì bịch phôi linh chi có thể thu được đợt 3 là rất khó nhé, cao lắm là tới đợt 2.IV. Mức độ rủi ro khi trồng linh chi
1. Năng xuất
Trung bình 1 bịch phôi nấm linh chi (xích chi) cho ra được 12 – 15gram trong 1 đợt và có thể ra trong 2 đợt nhưng lần 2 tai nấm sẽ nhỏ hơn rất nhiều và tốn thêm thời gian 2 tháng. Kèm theo đó ở những lần 2 sâu bệnh cực kỳ nhiều.
Nếu kỹ thuật bạn tốt, giống nấm tốt, thời tiết tốt, mọi yếu tố đều ủng hộ bạn 1 phôi cho ra 1 tai nấm nặng 15 -17 gram.
Nếu kỹ thuật bạn chưa cao, thời tiết xấu, giống nấm không chuẩn… 1 phôi cho ra khoảng 8 – 12gram.
2. Sâu bệnh
Nấm linh chi khi còn non rất dễ bị sâu phá dẫn tới không thể phát triển được làm giảm năng xuất.
Khi nấm ở giai đoạn trưởng thành, với môi trường không tốt dễ bị sâu đốt làm tai nấm mất thẩm mỹ và bị cháy héo làm giảm giá trị nấm rất nhiều, tỷ lệ này tương đối nhiều chiếm khoảng 10 – 30%.
3. Đầu ra
Đây có lẽ là vấn đề nan giải của rất nhiều người, chật vật để tìm được nơi thu mua tốt và ổn định về giá thành. Nếu nấm đẹp đạt chuẩn thì không có gì để nói nhưng nếu nấm xấu; nhỏ; sâu bệnh… giá thành sẽ như thế nào, nó thấp hơn nhiều so với mức giá Tú đưa ra ở trên.
Xích chi Việt Nam | Hồng chi Đà Lạt | Hồng chi Nhật Bản | |
Năng xuất | 15gr | 12gr | 30gr |
Sâu bệnh | 10% – 50% | 10% | < 5% |
Giá thành*** | 300.000 VNĐ | 450.000 VNĐ | 400.000 VNĐ |
Đầu ra | Phổ biến | Trung bình | Khó |
***Giá thành chỉ mang tính chất tham khảo
Lời khuyên
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nuôi trồng, đầu ra không tốt thì không nên thử loại nấm này hãy thử một loại nấm khác.
Thực tế hiện nay Tú đã thấy có nhiều bạn trồng linh chi có thể nói là tệ về hình thức và xấu về chất lượng. Vì để được thành quả như những bài ở một số báo viết về “trồng nấm linh chi làm giàu không khó” tại đây quả thực là rất khó, không hề đơn giản chút nào. Nhưng bạn có tư duy kinh doanh buôn bán sáng tạo bạn hãy nên thử một lần.
V. Kỹ thuật trồng nấm linh chi đỏ
Linh chi là loại nấm Tú cảm thấy dễ ở một góc độ nào đó và tương đối nhàn trong quá trình nuôi trồng chăm sóc.
Ở các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung quốc mỗi nơi có mỗi cách nuôi trồng khác nhau phù hợp với môi trường khí hậu bên họ. Như kỹ thuật trồng trên thân gỗ khúc vùi dưới đất rất phổ biến ở Hàn Quốc nhưng mọi người cũng không cần quan tâm quá đến các kỹ thuật này.
1. Mô hình hiệu quả
Hiện nay ở Việt Nam linh chi chủ yếu được nuôi trồng trên gỗ mùn cưa cao su hoặc một số loại gỗ khác như gỗ mít, tràm… phổ biến vẫn là trên gỗ mùn cưa cao su. Ngoài ra một số nơi khác dùng bã mía hoặc rơm rạ để tận dùng nguồn phế phẩm nông nghiệp.
Khi mua phôi nấm linh chi nên lấy bịch trắng đã kéo tơ trắng từ 1/3 bịch trở lên vì ở thời điểm này tỷ lệ hư phôi rất ít chưa tới 1%, nhưng ở một số nơi họ bán bịch đen chưa kéo tơ để về cho người nuôi tự ủ thì tỷ lệ hư hao rất cao tầm 10 – 20% thậm chí cao hơn nữa. Sau quá trình vận chuyển nên để bịch có thời gian phục hồi khoảng 10 ngày.
Trại phải thưng bạt và thưng lưới mùng hoặc một số lưới khác… sao cho càng kín càng tốt để hạn chế côn trùng vào trại. Nhưng vẫn đảm bảo được độ thoáng lưu thông gió.
Mô hình nuôi trồng linh chi hiệu quả của nông dân Long Khánh
- Mô hình nuôi trồng từ 10.000 trở lên
- Giàn trại thiết kế để treo
- Thu hoạch 1 đợt trong 3,5 tháng (duy nhất 1 đợt)
- Bán bịch thải
- Vệ sinh giàn trại, nuôi trồng đợt mới
2. Đặc tính sinh học
Độ ẩm:
- Độ ẩm cơ chất: 60%-62%
- Độ ẩm không khí: 80-95%.
Nhiệt độ:
- Giai đoạn nuôi sợi: 27oC – 32oC.
- Giai đoạn quả thể: 28oC – 32oC.
Độ thông thoáng:
- Độ thông thoáng: Trong suốt quá trình sinh trưởng quả thể, nấm Linh Chi cần có độ thông thoáng tốt.
- Dinh dưỡng: dùng trực tiếp nguồn xenlulôza.
Ánh sáng:
- Giai đoạn nuôi sợi: kín gió, độ sáng vừa phải
- Giai đoạn quả thể phát triển:cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được), ánh sáng được cân đối từ mọi phía.
Độ PH:
- Linh Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5 – 7)
Thời vụ nuôi trồng
- Thời vụ nuôi trồng nên tránh tháng có lượng mưa nhiều, độ ẩm cao dẩn đến nấm dễ bị nhiễm bệnh và phát triển không đồng đều.
- Nếu ai đã từng có kinh nghiêm và kĩ thuật tốt th.ì vẫn có thể nuôi trồng quanh năm.
- Trồng tối đa 2 – 2,5 vụ trong một năm
3. Phương pháp chăm sóc nấm linh chi
Phôi nấm linh chi ở điều kiện bình thường thì khoảng 20 ngày kể từ thời điểm đóng bịch, nấm đã có thể hình thành quả thể. Tuy nhiên để nấm ra đồng đều với nhau, sau khi nấm chui ra khỏi bông chúng ta tiến hành rút bông và rút luôn mầm nấm đang nhú ra.
Cách chăm sóc nấm linh chi | |
Trước khi lấy phôi | Vệ sinh giàn trại bằng vôi bột, phun thuốc trừ sâu xung quanh |
(1) Ngày 1 – 10 | Treo bịch ngay sau khi lấy về và giữ khô trại (phụ hồi bịch) |
(2) Ngày 11 – 13 | Rút bông vệ sinh cổ và đậy nắp nhựa nếu cần, tưới nền 2 – 3 lần/ngày |
(3) Ngày 14 | Tưới nước lên bịch thật nhiều và mở nắp nếu có, làm sốc nhiệt so với nhiệt độ môi trường |
(4) Ngày 15 trở đi | Tưới phun sương trên trần xuống, tưới nền đảm bảo độ ẩm trên 75% |
(5) Lên mầm | Tiếp tục tưới phun sương nhẹ và cắt tỉa nấm chẻ nhánh, căn chỉnh tai nấm. |
(6) Có bào tử | Chỉ tưới nền hoặc phu sương nhẹ cho đến khi hình bào tử là ngưng tưới để tránh bị bệt phấn. |
(7) Hết viền trắng | Giảm ẩm xuống, đây là giai đoạn nấm không to ra mà chỉ dày lên |
(8) Sau 1 tuần | Tiến hành cắt nấm thu hoạch |
Phơi nấm trong 3 ngày sau đó đóng túi ni lông bảo quản |
Ở đây mọi người nên lưu ý thời gian trên chỉ mang tính tương đối, sự phát triển của nấm linh chi phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết môi trường.
(2) Tơ sau khi đã kéo trắng được trên 2/3 bịch, tức còn khoảng 1 – 2 đốt ngón tay chúng ta tiến hành rút bông
(5) Giai đoạn hình thành nụ nấm, khi đó nụ nấm sẽ mọc ra nhiều nhánh có thể hình dung như nhánh cây vậy, chúng ta hãy tỉa các cành nhỏ hoặc cành mọc xiên xéo có thể chồng đè lên các tai nấm kế bên. Để lại duy nhất một nhánh to khỏe để phôi nấm tập trung nuôi đúng 1 thân nấm như vậy nấm sẽ to đẹp và đồng đều.
Hãy xem những bịch phôi nào bị sâu phá hãy rút ra khỏi dây loại bỏ. Khi trồng ở mật độ nhiều sát nhau các tai nấm sẽ mọc chồng đè lên nhau như 2 tai nấm đụng vào nhau hay tai dưới đội lên tai phía trên.
(7) Cách nhận biết nấm trưởng thành có thể thu hoạch
- Nấm non có màu vàng nâu cánh gián xung quanh tai nấm có viền trắng
- Nấm đang trưởng thành xung quanh có viền trắng và có một lớp phấn nâu ở mặt trên tai nấm
- Nấm đã già trưởng thành hoàn toàn khi không còn viền trắng và có một lớp bào tử dày trên bề mặt
4. Cách lấy bào tử nấm linh chi
Bào tử hay còn được gọi là phấn nấm ở giai đoạn trưởng thành quả thể sẽ phát tán rất nhiều ra môi trường xung quanh, nhận biết đơn giản khi vô trại nôi trồng chúng ta sẽ thấy như có một lớp sương màu nâu đất trong trại thì đó chính là bào tử đang được phán tán.
Để thu được bào tử phát tán trong không khí thì không dễ chút nào với một số nơi dùng bạt sạch trải dưới nền để nhưng không khả thi vì sẽ bị nước tưới linh chi là bệt và hư phấn.
Có một cách Tú được một người trong nghề chia sẻ kỹ thuật lấy bào tử nấm linh chi gần như hạn chế tạp chất và thu được một lượng tương đối lớn, đã được áp dụng và thấy rất hiệu quả.
Mọi người hãy để ý nhé trên phôi nấm sẽ có một lớp bột màu nâu bám lên rất nhiều đó chính là phấn nấm linh chi đấy. Để thu được lớp phấn này hãy dùng cọ quét sơn để lấy và hứng ở dưới là một cái khay nhỏ. Với 10000 phôi xích chi khi dùng phương pháp này thu về khoảng 4 – 5 kg bào tử sau đó đem phơi khô 1 – 2 nắng rồi dùng lưới mùng lọc sạch các tạp chất hoặc bằng máy chuyên dụng. Nếu các bạn có cách nào sáng tạo và hiệu quả hãy chia sẻ bên dưới.
Với cách lấy thu bào tử trên có thể bạn đã có được mô hình trồng nấm linh chi hiệu quả hơn với những người trong ngành nghề.
5. Cách thu hái nấm linh chi
Thu hoạch linh chi thì rất đơn giản chỉ dùng kéo cắt cành (tỉa cây) cắt ở cuống nấm sát với miệng bịch nấm, rồi đem đi phơi nhưng nếu làm một cách ngẫu nhiên như vậy sẽ làm mất trị của linh chi vì loại nấm này yêu cầu cao về hình thức.
Dùng một cái sọt và trải một lớp giấy báo phía dưới khi cắt nấm xong hãy úp mặt trên của tai nấm xuống tuyệt đối không được đè lên nhau vì thời điểm này nấm còn ướt, lớp bào tử sẽ dính vào mặt dưới màu trắng làm mất thẩm mỹ (cho dù phơi khô đi bào tử cũng không rớt ra được đâu nhé mọi người, dính rất chặt đấy). Xong một lớp chúng lại lại trải giấy báo lên trên cứ tiếp tục làm vậy đến khi đầy sọt.
6. Cách phơi nấm linh chi
Phơi nấm cũng như thu hoạch, nếu phơi sai cách sẽ tốn thời gian và có thể gây mốc nấm hoặc làm giảm giá trị thẩm mỹ của tai nấm.
Hãy lấy một tấm bạt hoặc tôn sạch sau đó úp mặt trên của nấm xuống tương như như lúc xếp nấm vào sọt trong lúc thu hoạch. Vì sao lúc thu hoạch cần úp mặt trên xuống là để tiện trong việc cầm cuống nấm trong lúc phơi không phải xoay trở lật mặt nấm.
Phơi mặt dưới của linh chi (mặt màu trắng đục, vàng chanh…) dưới ánh nắng mặt trời khoảng 1,5 đến 2 ngày tùy vào điều kiện thời tiết, sau đó lật ngửa các tai nấm lại (mặt màu nâu có phấn lên trên) phơi thêm 1 ngày nữa.
Khi phơi xong độ ẩm nấm còn 11 – 13% là được nên để vào bóng râm nơi thoáng mát trước khi đóng túi ít nhất nửa ngày. Dùng túi nilon cho nấm vào rồi buộc kín, hãy để những túi này trên cao so với nền đất nơi thoáng mát.
Đừng ngạc nhiên vì nấm tươi có tới hơn 90% là nước nên khi phơi khô trọng lượng giảm rất nhiều 1/8 – 1/10 so với ban đầu. Ngoài cách phơi ra bạn có thể dùng máy sấy lạnh để làm khô linh chi, như vậy thì quá tuyệt rồi.
Chia sẻ: Trồng nấm linh chi tại nhà
Nếu muốn trồng linh chi trong nhà với số lượng ít ta chỉ cần để bịch ở một nơi nào đó thoáng mát, không bị nắng chiếu trực tiếp nhưng cần có ánh sáng mặt. Việc chăm sóc chỉ cần dùng bình xịt nước tưới lên bịch và phôi nấm mỗi khi thấy khô.
Một lỗi khi trồng trong nhà sẽ gặp phải đó là để bịch nơi quá tối sẽ dẫn tới nấm bị chân dài quá so với quy định vì nấm sẽ có xu hướng vươn tới những nơi có ánh sáng, làm tai nấm cũng mỏng hơn.
Lỗi thứ 2 là không tỉa nhánh làm quả thể phải nuôi nhiều nhánh dẫn đến tai nấm mỏng và nhỏ
VI. Kinh nghiệm
Trước khi trồng linh chi nên tham khảo một số mô hình khác và phải biết được mình chuẩn bị trồng loại nấm nào.
Đầu ra ổn định chắc chắn, hiện nay có rất nhiều trường hợp trồng xong mới lo tìm đầu ra. Hoặc tránh trường hợp quá ảo tưởng về giá nấm đầu ra của linh chi và năng xuất do một số khống lên.
Hãy chia sẻ ý kiến cá nhân bên dưới, nếu có phương pháp nào hay hơn mọi người hãy cùng nhau chia sẻ để cùng nhau phát triển nghề nấm này lâu dài và ổn định nhé.
Từ khóa » Mua Phôi Nấm Linh Chi ở Hà Nội
-
Bán Lẻ Phôi Nấm Linh Chi Đỏ Trồng Tại Nhà Và Cho Nông Trại
-
Phôi Nấm Linh Chi đỏ - SUMO Nhật Việt
-
PHÔI NẤM LINH CHI ĐỎ VIỆT NAM (combo 10 Bịch)-[TPHCM]
-
Giá Phôi Nấm Linh Chi. Nơi Bán Phôi Nấm Linh Chi Uy Tín
-
Mua Bịch Phôi Nấm Linh Chi ở đâu Hà Nội Và TpHCM?
-
PHÔI GIỐNG NẤM LINH CHI ĐỎ VN, HƯỚNG DẪN TRỒNG TẠI NHÀ
-
Phôi Nấm Linh Chi - VinaBiomush
-
Cung Cấp Phôi Nấm Linh Chi
-
Top 5 Địa Chỉ Bán Nấm Linh Chi ở Hà Nội Được Quan Tâm Nhiều
-
Top 10 địa Chỉ Mua Nấm Linh Chi Uy Tín Chất Lượng ở Hà Nội
-
Nơi Bán Phôi Nấm Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất - Websosanh
-
Top 10 Mua Giống Nấm Linh Chi ở đâu - Ontopwiki
-
Nấm Linh Chi Giá Bao Nhiêu?