Dự đoán Tình Hình Kinh Doanh - KẾ HOẠCH BÁN PHÒNG LƯU TRÚ ...

thấy được sự phục hồi mạnh mẽ của khách sạn sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát cùng với áp dụng những chương trình, chiến lược ưu đãi thì doanh thu đã tăng trưởng vượt bậc. Doanh thu quý I tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020 và doanh thu giữa các tháng trong quý có sự thay đổi rõ rệt, doanh thu tháng ba tăng gấp 1,5 lần doanh thu tháng hai (vì tháng 2 là thời điểm dịch bùng phát trở lại). Mặt khác, lượng

khác quốc tế tăng 20% so với cùng kỳ với lượng du khách nội địa cũng đã không

ngừng tăng lên do nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc đã làm cho công suất phòng dần ổn định trở lại và tăng mạnh.

Xét về thị phần, công suất trung bình quý I toàn thị trường ở mức 53%. Khối khách sạn 5 sao có hoạt động tốt nhất, đạt công suất 54%. Park Hyatt Saigon nằm trong khối khách sạn 5 sao luôn chiếm ưu thế dẫn đầu thị phần, công suất phòng trung bình trong quý I năm 2021 đạt xấp xỉ 60%.

Xét về đối tượng khách hàng, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế. Chính vì vậy mà lượng khách chủ yếu của khách sạn trong quý I năm 2021 vẫn chủ yếu là khách nội địa.

Dựa theo những kế hoạch đã đề ra và kết quả đạt được, ta có một số đánh giá như sau:

- Doanh thu tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Công suất phòng đã đạt được mục tiêu đề ra cả trong mùa cao điểm và

mùa thấp điểm.

- Khách sạn đang dần dần hoạt động ổn định trở lại và có xu hướng tăng

trưởng mạnh mẽ sau khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát.

Nhìn chung mới có 3 tháng đầu năm 2021, khách sạn đã đạt được chỉ tiêu đề ra như mong muốn, điều này chứng tỏ phương hướng đã đưa ra là phù hợp với tình hình hiện nay của khách sạn. Chính vì thế, chúng ta cần phát triển phương hướng ban đầu, đồng thời cần có những kế hoạch phù hợp với từng thời kỳ, bối cảnh của năm 2022.

4.3.Dự đoán tình hình kinh doanh Doanh số Doanh số

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngành du lịch và khách sạn thế giới đều đứng trước sự suy thoái, theo đó doanh thu của các khách sạn 5 sao giảm mạnh từ tháng 2/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể theo báo Tiên Phong riêng Hà Nội:

50

- Khách sạn Sheraton Hà Nội doanh thu 392.963 tỷ đồng (năm 2019) còn

151.285 tỷ đồng (năm 2020 bao gồm thực tế và dự kiến)

- Khách sạn Pullman Hà Nội: 201.387 tỷ đồng (năm 2019) còn 93.411 tỷ

đồng (năm 2020)

- Melia Hà Nội: 479.302 tỷ đồng (năm 2019) còn 136.375 tỷ đồng (năm

2020)

- Intercontinental Hà Nội: 401.485 tỷ đồng (năm 2019) còn 171.424 tỷ đồng (năm 2020)

Tuy nhiên, triển vọng phát triển của ngành khách sạn ở Việt Nam rất khả quan nhờ vào cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện, chính sách thị thực ưu đãi và định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Nhà Nước. Hơn nữa, Việt Nam được cả thế giới biết đến là một trong những quốc gia ứng phó thành công và hiệu quả nhất trong đại dịch. Điều này đã giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn trên bản đồ du lịch thế giới, giúp thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.

Do đó, dự đoán trong năm 2022, toàn ngành dịch vụ sẽ tập trung huy động các nguồn lực khôi phục hoạt động, hỗ trợ doanh nghiệp sau ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19. Song, theo phân tích chiến lược kinh doanh 2021, riêng Park Hyatt quy I, doanh thu Park Hyatt mang lại đã đạt 90.955.456 VNĐ, dự đoán cuối năm 2021 tổng doanh thu sẽ đạt 363.821.800 VNĐ. Với dự đoán năm 2022, lượt khách toàn ngành lưu trú phục vụ sẽ tăng 85 - 86% so với năm 2021. Ước tính năm 2022, doanh số Park Hyatt có thể quay lại mức đỉnh điểm của năm 2019 đạt xấp xỉ ít nhất 400 tỷ đồng.

Về mức độ tăng trưởng

Năm 2020, số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế giảm mạnh đã kéo theo doanh thu cho các cơ sở lưu trú cũng sụt giảm nghiêm trọng, ước tính đạt 61,8 nghìn tỷ đồng, giảm 43,2% so với năm 2019.

Tuy nhiên hiện tại, thị trường khách sạn trong giai đoạn 2021-2022 được dự báo luôn ở trong tư thế phòng thủ, mặc dù thời điểm hiện tại đã có vacxin phòng bệnh nhưng tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường. Điều này cho thấy, ngành dịch vụ thị trường Việt Nam đang ở mức độ ổn định nhưng không có sự tăng trưởng nhiều như trước. Do đó, dự báo rằng mức độ tăng trưởng của ngành năm 2022 có thể được phục hồi 70% so với năm 2021. Đồng thời trong thời điểm dịch bệnh chưa kết thúc thì Park Hyatt vẫn ghi nhận sự

51

tăng trưởng ở mức 6%. Do đó, dự đoán trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng của Park Hyatt sẽ có thể lên đến 15%.

Về Thị phần

Toàn thị trường có hơn 16.250 phòng từ 124 khách sạn, trong đó phân khúc 5 sao chiếm tỷ trọng cao nhất 41% thị phần. Trong Quý 1/2020, không có dự án mới tham gia thị trường khách sạn. Tuy vậy, nguồn cung vẫn tăng trưởng 2% theo quý và 3% theo năm do các khách sạn cao cấp đưa các phòng dừng để cải tạo ở các quý trước đi vào hoạt động trở lại. Từ đó cho thấy thị phần lưu trú phân khúc cao cấp của ngành khách sạn Việt Nam đang dần hồi phục và đang dần dẫn đầu. Các cơ sở dịch vụ du lịch, khách sạn mở cửa trở lại hoạt động bình thường. Do đó, dự đoán thị phần lưu trú cao cấp 5 sao sẽ chiếm ưu thế trong việc dẫn đầu thị phần, ước tính công suất sử dụng phòng trung bình khối cơ sở lưu trú du lịch 5 sao năm 2022 đạt trên 45%. Với kết quả khả quan của công suất phòng trung bình trong quý I 2021 đạt xấp xỉ 60%, dự đoán năm 2022, Park Hyatt sẽ tiếp tục phát triển và dẫn đầu thị phần.

Về khách hàng

Phân tích sơ bộ từ số liệu thông qua công cụ Destination Insights của Google từ ngày 6-12-2020 đến ngày 31-1-2021 cho thấy, nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách du lịch nội địa về các điểm đến trong nước có biến động rõ rệt theo tác động của diễn biến dịch Covid-19.

Cụ thể, trong khoảng thời gian trước khi dịch Covid-19 tái bùng phát tại Hải Dương và Quảng Ninh, từ tháng 12-2020 đến ngày 27-1-2021, nhu cầu tìm kiếm thông tin của du khách nội địa về các điểm đến trong nước có xu hướng gia tăng, thậm chí tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, khoảng thời gian từ ngày 27-1 đến hết ngày 1-2, nhu cầu tìm kiếm về các điểm đến trong nước sụt giảm đáng kể do diễn biến khó lường của dịch bệnh.

52

Biểu đồ 4.5. Nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách du lịch nội địa về các điểm đến trong thời gian từ ngày 06-12-2020 đến ngày 31-01-2021

Nhìn trên biểu đồ, dịp Tết dương lịch năm nay nhu cầu các điểm đến trong nước tăng cao đặc biệt, tăng tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Dựa vào biểu đồ nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách du lịch nội địa về hàng không và lưu trú có sự khác biệt đáng kể.

(Nguồn: Google Destination Insights)

Biểu đồ 4.6. Nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách du lịch nội địa về hàng không trong thời gian từ ngày 06-12-2020 đến ngày 31-01-2021

Điều này phản ánh đặc điểm khách du lịch có xu hướng tìm kiếm những điểm đến gần hơn, đi bằng đường bộ và có thể ngắn ngày hơn. Đặc điểm này phù hợp với những dự báo trước đó về xu hướng du lịch trong đại dịch Covid-19.

Trước ngày 27-1, các hãng lữ hành trong nước cho biết lượng tour nội địa tăng cao đáng kể, đặc biệt là các tour cho dịp nghỉ Tết Nguyên đán với xu hướng là các tour ngắn ngày và đi theo nhóm nhỏ.

Đây cũng là tín hiệu phản ánh tính hiệu quả của việc triển khai chương trình kích cầu của ngành du lịch. Ước tính, tháng 1-2021, lượng khách du lịch nội địa đạt 7,5 triệu lượt, trong đó có 3,9 triệu lượt khách lưu trú tại cơ sở lưu trú du lịch, tăng 3,0% so với cùng kỳ 2020. Trước đó, tháng 12-2020, lượng khách du lịch nội địa đạt 7 triệu lượt.

Bên cạnh đó, ngành du lịch dự đoán thu hút khách du lịch nội địa cho năm 2022 với mức từ 11 triệu lượt khách đến 15 triệu lượt khách, bằng 70% so với năm 2019 và tăng 2 lần so với năm 2020, 2021. Vì thế trong năm 2022, dự đoán, thị trường ngành lưu trú sẽ chuyển đổi từ khai thác thị trường quốc tế sang tập trung khai thác và phát triển du lịch nội địa trước vì thị trường nội địa vẫn giữ vai trò cốt yếu của thị trường du lịch quốc tế cần thời gian khôi phục lâu hơn kể cả khi dịch bệnh kết thúc.

54

CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CỦA SẢN PHẨM 5.1.Mục tiêu bán hàng

Doanh số

Năm 2018, Park Hyatt có tỷ lệ kín phòng đạt 70% và đặc biệt mức doanh thu/phòng đạt 115,4%. Những con số này giúp Park Hyatt đóng góp đáng kể trong tổng doanh thu khoảng 4,4 tỉ USD mà Tập đoàn Hyatt công bố cùng năm. Bên cạnh đó, như phân tích ở phần dự đoán trong năm 2022, doanh thu của hoạt động bán phòng có thể đạt ít nhất 400 tỷ đồng.

Do đó, kỳ vọng về doanh thu mà Park Hyatt hướng tới sẽ đạt 428.906.760.000 VNĐ. Mục tiêu công suất bán phòng trong năm 2022 Park Hyatt hướng tới sẽ đạt bình quân 85% công suất phòng trong mùa cao điểm đạt, 47% mùa thấp điểm.

Bảng 5.1. Bảng dự đoán danh số bán phòng năm 2022

Tên phòng Số lượng Giá phòng tiêu chuẩn (triệu) Công suất mùa cao điểm (Hè và Tết) Doanh Thu mùa cao điểm Công suất mùa thấp điểm (Các tháng khác) Doanh thu mùa thấp điểm Park Room City View 157 6.300.000 95% 939.645.000 50% 494.550.000 Park Room Garden View 55 6.800.000 80% 299.200.000 45% 168.300.000 Park Deluxe 10 9.800.000 74% 72.520.000 40% 39.200.000 Park Suite 9 11.300.000 73% 74.241.000 40% 40.680.000

55 Lam Son Suite 5 11.800.000 67% 39.530.000 35% 20.650.000 Park Deluxe Suite 2 14.000.000 65% 18.200.000 25% 7.000.000 Park Executive 6 14.600.000 45% 39.420.000 15% 13.140.000 Presidential Suite 1 61.300.000 0% - 0% - Tổng doanh thu/ ngày 1.482.756.000 783.520.000 Tổng doanh thu/ mùa 311.378.760.000 117.528.000.000 Tổng doanh thu/năm 428.906.760.000

56

Tăng trưởng - Thị phần

Trong khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Tập đoàn Hyatt nói chung và thương hiệu Park Hyatt đã kịp thời đưa ra những chiến lược ứng phó với tình huống đặc biệt và nhất là sự đảm bảo về nguồn vốn cho phép tập đoàn duy trì hoạt động ít nhất trong 30 tháng. Nhờ vậy mà ngay cả trong thời điểm dịch bệnh chưa kết thúc thì Park Hyatt vẫn ghi nhận sự tăng trưởng đáng quý ở mức 6% cho tỷ lệ tăng trưởng, đồng thời dự đoán trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng của Park Hyatt sẽ có thể lên đến 15%. Bên cạnh đó, trong khi với dự đoán mức độ phục hồi của ngành ngành dịch vụ 2022 đạt 70% so với năm 2018, thì Park Hyatt phải đón đầu và đạt mức tỷ lệ tăng trưởng 15% so với năm 2021 và 7% so với năm 2018 (trước dịch).

Đồng thời, với dự đoán thị phần lưu trú cao cấp 5 sao sẽ chiếm ưu thế trong việc dẫn đầu thị phần. Mục tiêu của kế hoạch bán hàng lần này sẽ là tối đa hóa hoạt động bán phòng, tận dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có để dẫn đầu thị phần lưu trú tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khách hàng

Diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục phức tạp, dự báo bức tranh du lịch toàn cầu những tháng đầu năm 2021 vẫn chưa có dấu hiệu tươi sáng. Thị trường nội địa vẫn giữ vai trò cốt yếu, thị trường du lịch quốc tế cần thời gian khôi phục lâu hơn kể cả khi dịch bệnh kết thúc. Do vậy, du lịch Việt Nam cũng đã chuẩn bị tâm thế để bước vào năm 2021 với quyết tâm, nỗ lực tìm một hướng đi phù hợp.

Dự đoán trong năm 2022, thị trường ngành lưu trú sẽ chuyển đổi từ khai thác thị trường quốc tế sang tập trung khai thác và phát triển du lịch nội địa. Do đó đối tượng khách hàng mà Park Hyatt tập trung hướng đến là 3 đối tượng chính:

Thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh không phải là thành phố có nhiều điểm du lịch, do đó nguồn khách du lịch nội địa mà Park Hyatt đang hướng đến là 35% lượng khách.

Thứ hai, khách du lịch quốc tế là nguồn khách du lịch chính của Park Hyatt, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid, trường du lịch quốc tế cần thời gian khôi phục. Do đó, nguồn khách du lịch quốc tế mà Park Hyatt đang hướng đến là 25% lượng khách.

Thứ ba, khách hàng công tác tuy không tập trung vào một mùa bất kỳ nào trong năm nhưng lượng khách sẽ trải đều trong tất cả các tháng. Đồng thời, nguồn khách này cũng là giải pháp hữu hiệu nhất mà Park Hyatt hướng đến trong tình hình dịch

57

bệnh hiện tại. Do đó, số lượng khách khách hàng công tác phải đạt mục tiêu 40% lượng khách.

5.2.Các chương trình, chính sách bán hàng và lộ trình để đạt mục tiêu

Năm 2021, ngành Du lịch xác định phương châm “Liên kết, hành động và phát triển”, trong đó tiếp tục tập trung khôi phục, phát triển du lịch nội địa. Để vượt qua khó khăn trong bối cảnh này cũng như định hướng phát triển những năm tiếp theo, du lịch Việt Nam rất cần tập trung vào một số vấn đề như:

- Cơ cấu lại thị trường khách du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả nhằm

vào thị trường khách chất lượng cao lưu trú dài ngày, chi tiêu cao.

- Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, liên kết đa dạng hóa và nâng cao chất

lượng sản phẩm phù hợp với từng phân đoạn thị trường.

- Đẩy mạnh hợp tác công tư, liên kết vùng giữa các địa phương, điểm đến

trong hợp tác phát triển du lịch.

- Chuyển đổi số trong phát triển du lịch, nhất là trong quản lý, kinh doanh, trong nghiên cứu thị trường, trong tiếp thị và bán sản phẩm du lịch. Thực tế, nhu cầu khách hàng hoàn toàn thay đổi sau dịch COVID-19, khách quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, sản phẩm combo (máy bay và phòng khách sạn)… Chính vì vậy, năm 2022, các sản phẩm du lịch hướng đến sức khỏe con người, các loại hình du lịch thể thao, chữa bệnh, sinh thái, yoga ngày càng trở nên quan trọng hơn sau đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, chuyển hướng khai thác thị trường nội địa, giảm giá dịch vụ phù hợp túi tiền của khách hàng và đề cao yếu tố “dịch vụ an toàn”, trong đó cơ sở lưu trú đặt yếu tố an toàn cho du khách lên hàng đầu là giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Cùng với theo đặc điểm của ngành lưu trú trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, kế hoạch bán hàng sẽ được chia thành 3 mùa chính, đáp ứng mục tiêu thu hút 3 đối tượng khách hàng chính:

Thứ nhất: Dịp Tết “Tet Holiday” tháng 12/2021 và tháng 1, 2/2022 Thứ hai: Dịp hè “Summer Sale” – tháng 6, 7, 8/2022

Thứ ba: Mùa công tác “Business Season” – các tháng 3, 4, 5, 9, 10, 11/2022 Kế hoạch bán hàng 2022 cần chỉnh chu để tối đa công suất phòng. Trong đó dịp hè sẽ là dịp công suất phòng đạt cao nhất, do đó Park Hyatt phải đẩy mạnh truyền thông và nguồn lực vào dip hè.

58

Chương trình “Tet Holiday” Rainbow in your life - Tet at Park Hyatt

- Thời gian diễn ra: Từ ngày 20/12/2021 đến ngày 2/1/2022 và 1/2/2022 đến ngày 20/2/2022

- Nội dung chương trình:

Chương trình Rainbow in your life sẽ được triển khai theo các chương trình như

Từ khóa » Doanh Thu Khách Sạn Park Hyatt