Du Học Nhật Bản - Trung Tâm Nhật Ngữ NDC

Home > Vietnam > Hanoi > Du học Nhật Bản - Trung tâm Nhật ngữ NDC Du học Nhật Bản - Trung tâm Nhật ngữ NDC Du học Nhật Bản - Trung tâm Nhật ngữ NDC

Là đơn vị nhận được sự uỷ thác trực tiếp của các trường Nhật ngữ tạ

Là một chương trình du học vừa học vừa làm, một cách tuyệt vời để các bạn trẻ vừa có bằng cấp và vừa có tương lai rộng mở, hơn nữa lại có một khoản thu nhập phụ giúp gia đình.

Operating as usual

Du học Nhật Bản - Nhật ngữ NDC 08/08/2024

Dự kiến đến năm 2027 Nhật sẽ từ bỏ chế độ thực tập sinh. Chế độ bị chỉ trích là chủ yếu lấy lao động chân tay giá rẻ. Thay vào đó NB sẽ tập trung vào việc giữ chân lao động chất lượng, du học sinh và nhập khẩu lđ trình độ cao. Như vậy Du học sinh đi du học năm nay sẽ có nhiều cơ hội ở lại làm việc. Vừa hay Nhật ngữ NDC có quyết định quan trọng quay lại tuyển sinh du học và kỹ sư. Các đối tác cũ và mới chuẩn bị chạy đà cùng Nhật ngữ NDC.

Du học Nhật Bản - Nhật ngữ NDC Du học Nhật Bản - Nhật ngữ NDC

09/04/2024

Tuyển sinh du học Nhật Bản các kỳ. Nhật ngữ NDC tuyển sinh du học Nhật Bản tất cả các kỳ. Yêu cầu: học sinh ngoan ngoãn, có mong muốn học lên cao hoặc mục đích sang Nhật rõ ràng. Học sinh được quyền chọn trường hoặc chỉ định trường tại NB. Tuy nhiên phải phù hợp với tiêu chí tuyển sinh của các trường. Chi phí: phí làm hồ sơ ( rất rẻ) trao đổi trực tiếp. Lưu ý: Trung tâm chỉ nhận học sinh liên hệ trực tiếp không nhận hồ sơ qua trung gian tuyển sinh. Liên hệ: 0968801268 gặp cô Hiền.

13/01/2024

Hôm nay Nhật ngữ NDac cán mốc 8000 người theo dõi. Nhưng COIVD đã lấy đi tất cả. Có lẽ Nhật ngữ NDC chỉ còn là kỉ niệm.

11/11/2023

Cười Ra Nước Mắt Với Bức Thư ông Tây Viết Về Hà Nội . Em thân yêu! Anh tới Hà Nội đã được hai tuần rồi. Chắc em cũng biết, hai tuần trong đời một con người không đáng là bao, nhưng em cứ tin rằng hai tuần ở đây mang lại cho anh nhiều cảm xúc hơn hai mươi năm ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Thế giới của chúng ta rộng lớn và kỳ lạ, và Hà Nội có cả hai đặc tính đó, đã vậy còn kỳ lạ và rộng lớn một cách vẻ vang. Đấy là một thành phố không lớn lắm em ạ, nhưng rõ ràng ai sống ở đấy cũng tự hào. Sự tự hào này có nhiều cách diễn đạt, ví dụ như có rất nhiều món ăn kiêu hãnh mang tên Phở Hà Nội, ô mai Hà Nội, bánh Trung Thu Hà Nội… Nhưng chủ yếu người đi đường thích nói mình là người Hà Nội. Có lẽ đấy là thành phố duy nhất có người trí thức, người nông dân, người nhập cư, người vãng lai và người Hà Nội. Thành phố này có một khí hậu tuyệt vời, không nóng và không lạnh, không quá nắng và cũng không quá mưa. Và có sự âm thầm rất khó tả. Nếu nửa đêm, em có dịp đi bộ trên vỉa hè, nghe rõ từng tiếng bước chân mình và nghe lá cây trên đầu xào xạc, mùi hoa sữa (rất giống sữa tươi!) bay bay, cam đoan em sẽ có một cảm giác lâng lâng đến nghẹn ngào. Kiến trúc ở đây có cổ kính, có hiện đại, có nửa cổ kính, nửa hiện đại, thậm chí có cả sự pha trộn cực kỳ phong phú ví dụ như cái cột thì cổ kính còn cái mái thì hiện đại. Điều ấy rõ nhất ở những vùng mới xây dựng ven đê. Đến nỗi anh vô cùng hối tiếc khi ngày xưa mình đã mất tiền đến Hy lạp và đến La mã để xem các công trình. Chỉ cần đến Quảng Bá là thấy tất cả. Anh hay lang thang một cách hào hứng trên những con phố cổ ở trung tâm. Lang thang bằng đôi chân của mình vì đấy khéo là cách tốt nhất để nhẩy, để chạy, để nhón gót hoặc để luồn lách qua đủ các thứ xe cộ, quang gánh, hàng quán la liệt, phong phú, rực rỡ, lộn xộn, lơ lửng ở tứ phía. Em sẽ không khi nào tưởng tượng nổi người ta có thể chất nhiều thứ đến thế và trưng bày nhiều thứ đến thế trên một vỉa hè nhỏ hẹp đến thế. Nếu anh là chủ một con tàu vượt đại dương, anh thề sẽ mời một người dân Hàng Ngang hay Hàng Đào làm thuyền trưởng vì ông ta có thể xếp một triệu khách lên một con tàu có sức chở một trăm người. Tuy đi lại vất vả như thế, anh không khi nào thấy mệt em yêu ạ, vì chỉ cần di chuyển vài mét là anh có thể ngồi xuống, nghỉ ngơi ở một quán nước trà trên vỉa hè. Ai cũng tưởng trà đạo của Nhật là vô địch. Họ nhầm. Trà chén ở Hà Nội đúng mới là một tôn giáo thực sự. Từ thanh niên đến ông già, từ ông xích lô đến ngài tiến sĩ đều có thể cầm cái chén bé xíu trong tay, ngồi cả ngày và uống kiên nhẫn từng giọt trà một (bởi nếu không uống từng giọt thì chả có cách nào ngồi lâu tới vậy!). Khi ngồi xuống đấy, qua các câu chuyện khách khứa trao đổi với nhau, anh cũng biết được toàn bộ tình hình Trung Đông, giá vàng, giá đô la, ai sắp làm tổng thống Mỹ và ai sắp trở thành hoa hậu. Rõ ràng đấy không phải là một quán nước thông thường, mà là những trạm phát thanh, do những người thành thạo, có tâm huyết đảm nhiệm một cách tình nguyện. Thậm chí, anh còn tin rằng, nếu em phản bội anh, đi với kẻ khác tại Paris, thì chỉ cần ngồi ở một quán nước vỉa hè anh cũng biết, vì chỗ này có đủ mọi tin tức trên đời, đã thế còn lan truyền cực nhanh. Nếu không đi bộ thì anh đi xe. Thành phố này người ta dùng xe máy để đi và xe hơi để khoe, vì đi xe hơi có thể chậm hơn đi xe máy rất nhiều nhưng nhiều người vẫn mua với mục đích ra “oai”. Anh không nhớ “oai” dịch ra tiếng Anh như thế nào nhưng ở tiếng Việt, từ ấy rất quan trọng. Tuy “oai” không phải thức ăn, không phải nước uống, càng không phải quần áo nhưng nhiều người thà không ăn, thà không uống, thà không mặc quần áo chứ cương quyết không “oai”. Họ có khả năng dành dụm, tích cóp, phung phí bất tận cho “oai” chứ không cho bất cứ gì khác. Đi xe máy ở Hà Nội, theo anh, quan trọng nhất không phải cần biết luật giao thông, mà chỉ cần biết bấm còi và không giật mình khi nghe đứa khác bấm còi. Ngày đêm, tiếng còi xe vang vang trên từng góc phố, từng hàng cây, từng con đường, trở thành một bản nhạc hùng vĩ, bất tận. Anh có cảm giác bây giờ mà hạ cánh xuống Paris không nghe tiếng còi nữa, anh sẽ nghĩ đấy là một thành phố ma. Cũng như tất cả các thành phố hiện đại khác, ở Hà Nội có kẹt xe, và cũng như tất cả người dân khác, khi kẹt xe người ta phải nhăn nhó. Nhưng với tính sáng tạo bẩm sinh và khả năng nhanh nhẹn cao độ, dân Hà Nội lúc kẹt xe không ngồi im đọc sách hoặc cầu nguyện. Họ phi lên vỉa hè, phi vào các ngỏ nhỏ và nếu có thể "phi" lên cả ngọn cây. Ai cũng phi và ai cũng tìm cách lách nhanh hơn người khác cho nên sự kẹt xe thường được tự giải quyết rất gọn gàng. Anh đặc biệt thích những lúc trời mưa, khi mà ngồi trên xe máy nước ngập ngang đùi, thỉnh thoảng có cảm giác một chú cá chạm vào chân, chưa khi nào ở trong thành phố mà anh gần thiên nhiên đến thế. Đã xuất hiện những tin đồn khi phố thành sông, có nhiều người đi làm về chỉ cần rũ ống quần là có nửa ký cá rơi ra, không cần mua ở chợ. Những người may mắn còn vớ được cả lươn. Còn ếch nhái thì nhiều vô kể. Nhưng ếch nhái thì tính làm gì? Kỷ niệm sâu sắc nhất khi ở đây có thể xảy ra rất hồn nhiên, rất bất thình lình và rất đời thường lúc ta đến các tiệm ăn. Hà Nội có rất nhiều tiệm ăn, và có nhiều món ngon khủng khiếp, được chế biến cầu kỳ, truyền từ đời nọ sang đời kia. Nếu như ở châu Âu, tới tiệm ăn phải đặt chỗ trước thì ở Hà Nội chỉ cần phải chuẩn bị tinh thần. Ở các tiệm ăn này, tiền bạc không là gì cả, chỗ ngồi không là gì cả, khách khứa cũng không là gì cả mà bà bán hàng là tất cả. Bà ấy có thể tươi cười (điều này khá hiếm), bà ấy có thể hầm hầm và mắng mỏ xa xả (điều này khá thường xuyên). Khách ăn không hề tự ái, và cũng không được tự ái bởi không ăn thì “biến” để đứa khác ăn. Nhân tiện nói thêm "biến" là một từ rất phổ biến ở đây. Ta có thể bị kẻ khác hô “biến” ở bất cứ chỗ nào, kể cả lúc chia tay với người yêu. Nhưng chắc em cũng hiểu, phần lớn anh không biến vì anh đâu phải là thần thánh, anh chỉ đứng sững sờ. Tất cả những chi tiết ấy chỉ chứng tỏ ẩm thực Hà Nội cực kỳ tinh tế và ngon miệng. Nó tinh tế đến mức để thưởng thức nó, khách hàng sẵn sàng hy sinh tiền bạc, thời gian, sức lực và đôi lúc cả danh dự của mình. Những món ăn này đã vượt lên trên những giá trị thông thường, trở thành thiêng liêng đến mức mọi thứ khác đứng cạnh đều trở nên tầm thường. Nếu ở Paris, sau khi dùng bữa, hai đứa mình gọi hai cốc cà phê thì ở Hà Nội, hai đứa có thể ra “trà chanh chém gió”. Điều phi thường là thứ nước ấy chả có trà cũng chả có chanh. Nó có gì thì quỷ sứ cũng không biết nhưng ai uống cũng vung tay chém vào không khí trên vỉa hè khiến muỗi bay tán loạn. Ở các quán trà chanh này nếu anh có bảo mình là Tổng thống Pháp chắc cũng có người tin và nếu không tin cũng chả ai cười, vì ở đây mọi người đều có chức vụ cao hoặc quen với ai đó chức vụ cao. Nói tóm lại, sau một ngày đi bộ, đi xe, ăn uống và chém gió, anh đã cảm thấy nhịp sống trẻ trung, say sưa, đầy sôi động của Hà Nội. Và anh nghĩ mình rất khó xa nơi đây, mình yêu nó từ lúc nào như yêu một cô gái dễ thương, vừa đỏng đảnh, vừa ngây thơ vừa phá phách, vừa nhí nhảnh vừa cau có, quyến rũ vô cùng. Anh hy vọng em bỏ hết mọi thứ, bay sang đây với anh, và hai đứa sẽ nắm tay nhau đi dưới hàng cây, để hoa sấu (tên một loại hoa sinh ra quả vừa ngọt vừa chua) rơi lên tóc. Anh của em Pie. Sưu tầm

10/04/2023

Tiễn học sinh lên đường. Sau dịch Covid 19 Nhật ngữ NDC chỉ nhận làm hồ sơ và tư vẫn chọn trường theo nguyện vọng mà không đào tạo tập trung. Các bạn học viên có nguyện vọng đi du học hay liên hệ để được tư vấn phương án tốt nhất.

14/03/2023

Dự kiến sẽ có tới 267 thủ tục hành chính không cần phải nộp Giấy xác nhận cư trú nữa, cụ thể như sau: 32 thủ tục do Bộ Công an quản lý gồm: - Trình báo mất hoặc cấp hộ chiếu phổ thông. - Xét hưởng chế độ trợ cấp. - Tuyển chọn, tuyển sinh vào Công an và các trường Công an. - Xác nhận và cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập cảnh. - Cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh... 16 thủ tục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý gồm: - Đơn xin học. - Hỗ trợ ăn trưa với trẻ em mẫu giáo. - Tuyển sinh đi học ở nước ngoài bằng ngân sách. - Xét tuyển vào trường dân tộc nội trú. - Xét đặc cách tốt nghiệp. - Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. - Đề nghị miễn giảm học phí... 13 thủ tục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý gồm: - Giấy tờ về chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên. - Giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ. - Thủ tục trợ cấp cho thanh niên xung phong. - Đăng ký hợp đồng lao động... 15 thủ tục do Bộ Ngoại giao quản lý gồm: - Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch về kết hôn của công dân có yếu tố nước ngoài. - Đăng ký nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài và có quốc tịch Việt Nam. - Đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam ở nước ngoài. - Xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú ở nước ngoài... 25 thủ tục do Bộ Tư pháp quản lý gồm: - Đăng ký kết hôn. - Đăng ký khai sinh. - Cấp Giấy xác nhận quốc tịch. - Các thủ tục về thi hành án. - Đăng ký nhận con nuôi. - Liên thông thủ tục đăng ký khai sinh, thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi... 2 thủ tục do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý gồm: - Cấp lại, đổi và điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT. - Truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH cho người đã mất nhưng còn chế độ chưa nhận. Thủ tục do Bộ Giao thông Vận tải quản lý gồm - Cấp mới Giấy phép lái xe... 9 thủ tục do Bộ Tài nguyên Môi trường quản lý gồm: - Giấy đăng ký thay đổi quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. - Thủ tục thu hồi đất. - Đăng ký biến động quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai... 19 thủ tục do Bộ Quốc phòng quản lý gồm: - Thủ tục hướng dẫn thực hiện chế độ một lần đối với dân quân khi không còn lưu giữ giấy tờ. - Chế độ trợ cấp đối với sĩ quan, chiến sĩ quân đội. - Chế độ một lần đối với sĩ quan, chiến sĩ quân đội. - Trợ cấp một lần đối với sĩ quan, chiến sĩ quân đội. - Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự. Thủ tục do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý gồm: - Cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch... Thủ tục do Bộ Xây dựng quản lý gồm: - Cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội. - Thuê nhà ở cũ. - Bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước... 38 thủ tục do Bộ Y tế quản lý liên quan đến công tác khám chữa bệnh... Thủ tục do Bộ Tài chính quản lý gồm: - Cấp chứng chỉ kiểm toán viên, thẩm định giá, kế toán viên. - Thủ tục nhập khẩu xe... Đúng quy định khi các thông tin của công dân từ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quan hệ nhân thân... được tích hợp đầy đủ trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thì bà con đi làm các thủ tục hành chính không cần phải mang nhiều giấy tờ như trước nữa.

09/11/2022

Nhật ngữ NDC tuyển sinh kỳ tháng 7/2023. - Ứng viên có thể tự lựa chọn trường trên khắp labhx thổ Nhật Bản tuỳ theo năng lực hồ sơ của mình. - Ứng viên uỷ quyền cho Nhật ngữ NDC lựa chọn trường phù hợp với mục đích, năng lực bản thân. - Ứng viên có thể tự học tiếng Nhật hoặc học tại NDC. Liên hệ gửi hồ sơ scan: [email protected]

Photos from Du học Nhật Bản - Trung tâm Nhật ngữ NDC's post 18/09/2022

Một năm trước dịch Covid 19.

05/07/2022

Đơn Tokutei ngành nhà hàng ở Osaka đang tuyển dụng: Lương cơ bản 20m chưa tính làm thêm . Có trợ cấp ăn uống và chi trả phí giao thông nha. Các bạn học sinh NDC cần việc liên hệ chú nhé.

01/07/2022

Mới đây một bạn nữ DHS Việt Nam làm cho cộng đồng người Việt ở Nhật thêm phần tự hào, khi là DHS hoàn thành chương trình đại học chỉ trong ba năm, trở thành thủ khoa người Việt đầu tiên tại Đại học Osaka Sangyo với GPA 3.8/4.0. Tốt nghiệp cấp ba năm 2017, Thạch Ngọc Thuận học tiếng Nhật cấp tốc để du học trường tiếng tại Osaka. Thông thường, học viên sẽ bắt đầu từ N5 (cấp độ thấp nhất trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật) nhưng cô may mắn được học lớp đặc biệt của trường (N3) và đậu N2 sau đó. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, Thuận được Bộ Giáo dục Nhật trao học bổng trị giá 6 triệu đồng một tháng. Để vào được đại học ở đây, sinh viên cần có N1. Thuận lúc đó chưa có chứng chỉ này nhưng đã vượt qua kỳ thi đầu vào (trình độ tương đương N1) và phỏng vấn của Đại học Osaka Sangyo, trở thành sinh viên khoa Thương mại năm 2019. Ngoài tự học, Thuận kết thân với nhóm sinh viên Nhật. Năm thành viên trong nhóm ở các khoa khác nhau, có chung mục tiêu học tập, hỗ trợ và sau này đều thuộc top 10 của các khoa. Theo Thuận, các sinh viên ở Nhật thường tập trung lấy nhiều tín chỉ ở hai năm đầu để hai năm sau đỡ vất vả và có thời gian đi thực tập, xin việc làm. Thuận tìm đến các thầy cô, anh chị khóa trên hỏi ý kiến và nhận được lời khuyên tương tự. Ở Osaka Sangyo, sinh viên được lấy tối đa 48 tín chỉ mỗi năm. Năm đầu Thuận đăng ký 46 tín chỉ, cân bằng giữa môn tự chọn, bắt buộc và chuyên ngành. Ở nhóm tự chọn và chuyên ngành, cô lấy các môn là thế mạnh của mình như tiếng Anh, quản trị kinh doanh... để "gánh" điểm cho môn bắt buộc. Ban đầu Thuận chỉ đặt mục tiêu học để được giảm một nửa học phí nhưng không ngờ kết quả năm nhất lại ngoài mong đợi. "Em lấy được bằng tin học văn phòng Word, Excel 2016, đứng thứ ba của trường với GPA 3.71, là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong ảnh bìa báo trường và giành học bổng 10 triệu đồng một tháng", Thuận nói. Năm thứ hai, do dịch bệnh, Thuận không thể đến trường học trực tiếp. Nhưng đã quen với việc học và đọc tài liệu, Thuận đăng ký tối đa 48 tín chỉ và đặt mục tiêu cao hơn. Có nhiều thời gian trống vì không phải di chuyển, cô tối ưu hóa bằng cách dạy tiếng Nhật trên livestream, mở kênh YouTube chia sẻ về cuộc sống và du lịch Nhật Bản, thu hút nhiều người theo dõi. Cô cũng đỗ N1 với phần nghe 60/60 và nằm trong top 3 của trường về thành tích học tập. Các trường ở Nhật quy định sinh viên hoàn thành 124 tín chỉ mới được tốt nghiệp. Hai năm đầu, Thuận đã học xong phần lớn tín chỉ và chỉ còn 30 tín chỉ ở các năm sau. Năm thứ ba của cô trở nên nhẹ nhàng khi mỗi tuần chỉ phải đi học ba ngày, còn lại tham gia tình nguyện dạy tiếng Việt cho học sinh Nhật, học lái xe và thi TOEIC, đạt 815 điểm. Nữ sinh Việt cũng là một trong ba sinh viên quốc tế của trường nhận được học bổng Rotary Yoneyama. Rotary Yoneyama là quỹ học bổng lớn nhất Nhật Bản, cả về quy mô chương trình và số lượng được trao, dành cho du học sinh đang học tập tại các trường đại học Nhật. Giáo sư Sawanobori Chie, trưởng khoa Thương mại năm 2020 của Đại học Osaka Sangyo, là người viết thư tiến cử Thuận cho học bổng Rotary Yoneyama. Giáo sư Sawanobori nhận xét du học sinh Việt có tài lãnh đạo, biết cách truyền cảm hứng cho mọi người để cùng nhau hoàn thành công việc của nhóm. Cô khuyên không để thời gian trống khi còn trẻ, nên ép bản thân đọc một cuốn sách chuyên ngành hay đạo đức và học thêm một thứ tiếng khác. Ngoài tiếng Nhật và tiếng Anh, Thuận còn biết tiếng Trung. cre: VnExpress

21/04/2022

Một chiếc ( cặp) chị em đoàn tụ tại Nhật Bản sau đại dịch COVID 19. Em trai đã phải chờ từ tháng 10/2020 mới có thể nhập học.

25/11/2021

Nước Nhật đôi điều học hỏi Do điều kiện công tác tôi có nhiều dịp sang Nhật Bản và lần nào tôi cũng không thể không tự hỏi: Vì sao nước Nhật có thể thịnh vượng đến như vậy! Không hẹn mà gặp, tự nhiên tôi cứ nhớ mãi bài học trong lịch sử về phong trào Đông Du của các vị tiền bối ngày xưa, hai ông Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã chủ trương hướng tới Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm. Để nói rõ hơn suy nghĩ của bài viết này, ta thử làm một phép so sánh như sau: Nước Nhật rộng gần 377.972,75 km2, không hơn Việt Nam là bao, nhưng Nhật Bản gồm tới khoảng 6800 hòn đảo, trong đó chỉ có 5 đảo lớn, hơn nữa có gần 2/3 lãnh thổ là đồi núi và cao nguyên, đất đai để canh tác nông nghiệp không quá 10% diện tích cả nước. Nước Nhật có tới khoảng 80 núi lửa hoạt động, chiếm 10% tổng số núi lửa đang hoạt động trên thế giới. Nhật lại là nước có cấu tạo địa tầng không ổn định nên rất hay động đất, trong khi thiên tai của Việt Nam không có những hoàn cảnh khó khăn nghiêm trọng như vậy, đa phần là các cơn bão nhiệt đới thường tập trung vào tháng 7 tháng 8 hàng năm. Chữ viết của Nhật khó đọc và khó học vì bên cạnh chữ phiên âm lại còn có tới 5 vạn chữ Hán (Kanji) viết nguyên dạng và mỗi người dân tối thiểu cũng phải thuộc gần hai nghìn chữ Hán mới có thể tạm gọi là xóa nạn mù chữ, lại còn chữ mềm (Hiragana) dùng để ghép âm tiếng Nhật, chữ cứng (Katakana) dùng để phiên âm tiếng nước ngoài. Trong khi đó, chữ của Việt Nam không khó như thế, bảng chữ cái theo hệ latin, chưa đến ba mươi ký tự, một người dân bình thường học ba tháng đã đủ để biết đọc biết viết. Nước Nhật là một quốc gia điển hình "đất chật, người đông", hầu như có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Dân số Nhật Bản khoảng gần hai trăm triệu người, đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Diện tích quốc gia thì nhỏ bé, nhiều núi non, địa hình bị cắt xẻ phức tạp. Theo lý thuyết, bình quân mật độ dân cư là 335 người/km2, nhưng trong thực tế ở các khu đô thị có mật độ rất cao, trong khi Việt Nam có mật độ dân cư thấp hơn nhiều. Nước Nhật hàng năm phải dành một nguồn ngoại tệ rất lớn để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, thực phẩm... Trong khi Việt Nam là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, đứng thứ bậc cao trong chế biến và xuất khẩu hải sản cùng nhiều sản phẩm cây công nghiệp như: cà phê, hạt điều, hồ tiêu, cao su..., bên cạnh đó còn có nguồn dầu khí thiên nhiên cùng nhiều khoáng sản quý giá khác đang được khai thác (còn một lượng dự trữ không nhỏ chưa khai thác được vì điều kiện kĩ thuật hạn chế và bị tranh chấp ở ngoài Biển Đông). Nước Nhật cũng phải đối phó với hậu quả của việc phát triển nóng trong một thời gian dài gây ra như tình trạng ô nhiễm, nguyên nhân chính gây ra các bệnh có nguồn gốc từ các nhà máy như bệnh hen suyễn do khí thải của công nghiệp lọc dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium… Trong khi Việt Nam chưa phát triển được như họ nhưng mức độ ô nhiễm lại có phần lớn hơn, tỷ lệ người bị bệnh ung thư do môi trường độc hại được xếp vào hàng tốp đầu của thế giới. Về lịch sử, nước Nhật là quốc gia đã tham gia "phe trục" trong Thế chiến thứ hai, bị thất bại, phải đầu hàng cũng như chấp nhận bị chiếm đóng bởi "đồng minh", nhưng đã nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn và hiện đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới. Trong khi Việt Nam là nước đã thắng lợi và thành công trong cuộc chiến tranh giải phóng và thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lần lượt đánh bại ba đế quốc lớn là Pháp, Mỹ, Trung Quốc, nhưng lại thất bại về quản lý kinh tế dẫn đến khủng hoảng xã hội trong một thơi gian dài, thậm chí còn bị phương Tây cấm vận. Lược qua mấy ý trên để thấy rằng, nước Nhật giàu có và hùng mạnh được như ngày hôm nay là xuất phát từ chính nền tảng văn hóa của họ, chứ không phải là do vị trí địa lý, hay tài nguyên quốc gia. Nền văn hóa đó đã nuôi dạy những con người Nhật Bản nổi tiếng với trình độ kỹ thuật cao, trí thông minh, tinh thần lao động cần cù và nghiêm túc. Ở đây ta có thể nói lại một chút những gì nước Nhật đã làm và đã có kết quả như thế nào, có mấy nguyên nhân chính sau đây. Trong khi nhiều cường quốc lao vào công cuộc chạy đua vũ trang thì nước Nhật tập trung vào phát triển kinh tế. Chỉ số độc lập ngoại thương được căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia, năm 1955 đã đạt tới 10%, nhưng người Nhật không chịu dừng lại ở đấy, từ những năm năm sau 1955 đã tăng lên đến 20% và từ năm 1958 đến nay luôn giữ được ở mức 22-23%. Không có nước thứ hai nào trên thế giới đạt đến mức tăng trưởng như vậy, kể cả Trung Quốc bây giờ. Năm 1960 GNP của Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới, nhưng đến năm 1980 tỷ lệ này đã tăng lên đến 10,1% .GDP (tính theo PPP) của Nhật năm 2005 là 3.914 nghìn tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật (F.O.B) năm 2005 là 550.5 tỷ USD. Con đường công nghiệp hóa của Nhật phản ảnh rõ nét trong việc thu hẹp lại tỷ lệ nông dân. Nếu như năm 1960 còn có 26,8% dân số thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp thì đến năm 1992 tỷ lệ này chỉ còn 5,5%. Diện tích canh tác thu hẹp lại rất nhiều, nhưng nhờ có cải tiến kỹ thuật mà năng suất nông nghiệp lại tăng rất nhanh. Tuy rằng nước Nhật đã chọn con đường không cần tự túc lương thực, nhưng trên thực tế tính hiệu quả trên số diên tích canh tác lại thuộc vào hàng đầu thế giới, xếp ngang hàng với ISRAEL. Song hành với đó là phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đầu tư vào các ngành công nghiệp khác, trong đó có công nghiệp chính xác. Tôi không chỉ được đến tham quan làm việc tại những nhà máy cấp quốc gia hết sức hiện đại như TOSHIBA, KWASAKI… mà còn vô cùng ngạc nhiên khi tiếp cận với các doanh nghiệp nhỏ của tư nhân với quy mô đầu tư và hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Điều đặc biệt là, số vốn đầu tư đó không hoàn toàn quá lớn tới mức mà nền kinh tế của chúng ta không thể thu xếp được nguồn tài chính nếu đem so sánh với các dự án đầu tư khủng của nước ta hiện nay. Muốn làm giàu trước hết phải làm đường. Giao thông ở Nhật rất phát triển nên đã góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo thống kê Nhật Bản hiện có: - 173 sân bay, - 23.577 km đường sắt (trong đó có 16.519 km đường dành cho xe chạy bằng điện), - 1.177.278 km đường bộ, - 683 tầu biển (chưa tính đến rất nhiều tầu nhỏ các loại). Có thể nói, người Nhật có cuộc sống rất sung túc khi GDP bình quân tính theo đầu người đã đạt đến trên 30.000 USD, tuổi thọ bình quân của người Nhật với nam là 77,96, với nữ là 84,7. Bên cạnh đấy, nước Nhật có chính sách bền bỉ và xuyên suốt cho sự tiến triển vượt bậc về trình độ khoa học và công nghệ, một định hướng có tính tháo gỡ cho vấn đề già đi của độ tuổi lao động quốc gia. Nó chính là các thành tựu về giáo dục. Giáo dục ở Nhật có ba cấp giống như Việt Nam. - Cấp I gọi là bậc Tiểu học (6 năm), - Cấp II gọi là bậc Trung học (3 năm), - Sau khi học xong cấp II, học sinh có thể học tiếp lên cấp III gọi là bậc Cao học (3 năm), hoặc vào thẳng các trường chuyên nghiệp (5 năm). Gần 100% học sinh Nhật học tiếp cấp III sau đó nếu muốn chuyển sang trường chuyên nghiệp chỉ cần học thêm 2 năm. Bậc học sau cấp III là Đại học (thường là 4 năm nhưng có trường chỉ 2 năm), bậc học mà ở nhà ta gọi là Cao học thì bên Nhật gọi là Tu học lấy bằng Thạc sỹ. Sau bậc Thạc sỹ là bậc Tiến sỹ với trình độ tương đương với đẳng cấp quốc tế, còn các trường dạy nghề (chỉ học 1 năm) và đặc biệt có cả trường dành cho người khuyết tật. Nói chung ở Nhật, ai cũng được học hành, nhưng không phải ai cũng đổ xô vào việc có bằng được mảnh bằng Đại học. Có khoảng 48 - 50% học sinh cấp III vào học các trường Đại học, số còn lại chuyển sang học nghề và có tiền đồ cũng rất xán lạn. Đã thi đỗ vào Đại học thi hầu như không có sinh viên nào không tốt nghiệp. Điều kiện nghiên cứu khoa học của thầy và trò ở các trường Đại học rất tốt, nhưng yêu cầu giáo dục khắt khe, cường độ cao. Có một điều đặc biệt là các trường lại rất hạn chế học tập lâu ở trong trường, chỉ những cá nhân xuất sắc mới được tạo điều kiện nghiên cứu lâu dài, còn phần lớn các học sinh chỉ mất một thời gian tương đối ngắn để hoàn thiện vấn đề học hành của mình. Sự phát triển của giáo dục và khoa học- công nghệ ở Nhật được phản ánh một phần trên các giải Nobel. Có thể kể đến các giải Nobel dành cho các nhà khoa học Nhật Bản như - Yukawa Hideki (Vật lý, 1949), - Tomonaga Shin’ichiro (Vật lý, 1965), - Esaki Reona (Vật lý,1973), - Fukui Ken’Ichi (Hóa học, 1981), - Tonegawa Susumu (Y học, 1987), - Shirakawa Hideki (Hóa học, 2000), - Noyori Ryoji (Hóa học, 2001), - Masatoshi Koshiba (Vật lý, 2002), - Koichi Tanaka (Hóa học, 2002). Trong Văn học có - Kawabata Yasunari (1968), - Oe Kenzaburo (1994), Ngoài ra còn có Nobel Hòa bình dành cho Thủ tướng Sato Eisaku (1974)… Người Nhật chủ yếu làm việc trong các Công ty tư nhân. các Công ty này có truyền thống là tuyển dụng suốt đời và tạo được tâm lý Công ty là nhà của mình. Người Nhật nổi tiếng là làm việc nhiều. Tuy theo Luật lao động quy định mỗi tuần chỉ làm 5 ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng nhưng giờ lao động ở Nhật thật sự là những giờ lao động nghiêm túc với kỷ luật rất tự giác. Quan sát xã hội Nhật, dù không biết được sâu sắc, nhưng theo tôi điều đáng học nhất là việc tạo được điều kiện cho mọi người phát huy được hết năng lực của mình. Không có chuyện tiền lương không đủ sống nên đầu óc không tập trung hết mình vào trách nhiệm được giao như chuyện rất phổ biến ở nước ta. Tiền lương và tiền thưởng vừa theo thâm niên vừa theo năng lực và hiệu quả. Điều ấy làm cho ai nấy đều thấy cần gắn mình vào với Công ty hay đơn vị mình đang công tác và luôn tìm cách để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc được giao. Người Nhật quản lý tài chính không quá phức tạp. Hầu như mọi thứ cần mua đều có ở các siêu thị (và các cửa hàng nhỏ phục vụ suốt ngày đêm). Tiêu pha chủ yếu bằng thẻ tín dụng, mua gì cũng được tính tiền (và thuế) qua máy tính nên khó có thể gian lận thương mại. Các cửa hàng đa dạng, khác nhau hầu như chỉ là cửa hàng ăn uống và may mặc (vì ý thích của mọi người quá đa dạng). Người Nhật không dành nhiều thời gian để mặc cả khi mua bán, cũng như việc ăn uống hàng ngày, mặc dù lương rất cao. Tôi đã có dịp giao thiệp với người phụ trách Phòng Công nghiệp và Thương mại thành phố Kawasaki, và người đồng nhiệm thành phố Osaka. Tôi không ngờ được ở vị trí quan trọng như vậy mà lại là một người rất khiêm nhường, và tất nhiên là rất thạo chuyên môn. Làm việc với chuyên gia Nhật Bản phải theo một lịch trình chính xác hết sức về giờ giấc và thường với cường độ khá căng thẳng. Một minh chứng là, trong một buổi thảo luận tại trụ sở Phòng Công nghiệp và Thương mại Kawasaki chúng tôi phải có hai người phiên dịch thay phiên nhau và một người trong số đó vì quá sức nên cuối ngày đã ốm. Nhưng chưa ở đâu trên nước Nhật, tôi thấy ai đó phàn nàn về tình trạng làm việc hay chế độ đãi ngộ không thỏa đáng. Hiệu quả cao của công việc tất yếu phải lĩnh lương cao. Đó là một chân lý của những nước có nền kinh tế phát triển. Bộ máy hành chính của Nhật nổi tiếng là rất gọn nhẹ. Một nước phát triển và đông dân như Nhật Bản mà chỉ có 9 bộ như sau: - Bộ Tư pháp, - Bộ Ngoại giao, - Bộ Tài chính, - Bộ Giáo Giáo dục - Văn hóa - Khoa học, - Bộ Y tế - Phúc lợi, - Bộ Nông - lâm - ngư nghiệp, - Bô Công nghiệp - Thương mại, - Bộ Quốc thổ - giao thông, - Bộ Môi trường. Ngoài ra Thủ tướng bổ nhiệm thêm các cơ quan ngang bộ khác như: Bộ trưởng Tổng vụ, Bộ trưởng Ngân hàng, Trưởng ban Tổ chức Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Công an quốc gia, Tổng tư lệnh Cục phòng vệ (nay là Bộ Quốc phòng), Cục trưởng cục Khoa học - kỹ thuật, Cục trưởng cục Kinh tế - Tài chính, Cục trưởng cục Cải cách hành chính. Có lẽ đó là lý do để Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai, dù kiệt quệ đến mức như vậy, nhưng chỉ đến năm 1954 kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và sau đó là bước vào thời kỳ phát triển cao độ (1955 - 1973). Từ 1974 đến nay tuy tốc độ phát triển có chậm hơn nhưng mọi mặt kinh tế, công nghiệp, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật... đều được đánh giá là ở mức nhất nhì trên thế giới, đi kèm với đó là lượng dự trữ ngoại tệ rất cao. Bản lĩnh của Nhật Bản không chỉ thế, nó còn thể hiện ở chỗ gọi là "kỹ năng xử lý khủng hoảng", minh chứng gần đây nhất đó là thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima (2011), nước Nhật đã bình tĩnh bước qua và chứng tỏ cho thế giới thấy được một hiện tượng Nhật Bản lần nữa. Đấy có phải là một bài học quý giá cho chúng ta không? Nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, có đôi lời viết vội với một nhã ý cầu thị mà học hỏi, để thấy được một nước Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn, với điều kiện địa lí tự nhiên ít bị thiên tai bất khả kháng (núi lửa, động đất), với bản chất của một dân tộc cần cù, chịu thương, chịu khó, cùng một nền văn hóa đậm đà bản sắc nhân văn… hoàn toàn có thể có được những bước nhảy vọt nếu như biết ứng dụng các mũi nhọn của khoa học và công nghệ, biết học hỏi những kinh nghiệm quý giá của các nước đi trước, nâng cao năng lực quản lí hành chính để phát huy cao nhất tiềm lực của thiên nhiên và năng lực của toàn dân tộc! (Ảnh minh họa: Hình ảnh ngôi nhà cổ của người Nhật do người viết chụp nhân một chuyến đến thăm)

Photos from Du học Nhật Bản - Trung tâm Nhật ngữ NDC's post 10/07/2021 Khảo sát nhu cầu bay Quốc Tế Vietnam Airlines 25/06/2021

Vietnam Airlines đang khảo sát nhu cầu để mở lại đường bay quốc tế. Hãng có gửi thông tin khảo sát nhu cầu thực tế của các bạn là du học sinh. Mọi người cùng làm khảo sát nhé. https://pages.vietnamairlines.com/international-flight-survey-2021-vi?fbclid=IwAR1mnrKfxqnE6zppmQoqzFsgHzHBmIU62u2mubYjV0FOYuxopG1yYxvS_GU

Khảo sát nhu cầu bay Quốc Tế Vietnam Airlines Khảo sát nhanh để chuẩn bị cho các chuyến bay quốc tế năm 2021 cùng Vietnam Airlines! Tiếp tục kế hoạch du học và trở lại công việc tại nước ngoài của mình chỉ với 1 phút trả lời về nơi bạn muốn đến, thời gian bạn muốn đi.

18/06/2021

Do tình hình dịch bệnh nên Trung tâm không mở lớp dậy tiến Nhật cho học viên được. Tuy nhiên Trung tâm vẫn nhận làm hồ sơ cho các bạn có nguyện vọng làm hồ sơ du học Nhật Bản. Học viên có thể chỉ định bất kỳ trường Nhật ngữ nhập học hoặc uỷ quyền cho Trung tâm NDC liên hệ giúp trường theo khả năng và nguyện vọng.

08/04/2021

Tuyển sinh du học Nhật Bản kỳ tháng 10/2021 trường 𝑺𝒆𝒏𝒅𝒂𝒈𝒂𝒚𝒂. Một trong 5 trường tốt nhất Nhật Bản. Trường toạ lạc tại quận trung tâm Tokyo với hơn 3000 SV quốc tế theo học. Tại 𝑺𝒆𝒏𝒅𝒂𝒈𝒂𝒚𝒂 SV có thể vừa học tiếng Nhật vừa luyện thi ĐH. Đặc biệt với các bạn học sinh giỏi và có điểm tổng kết 8.0 trở lên, môn toán lớp 12 đạt 8.0 sẽ được tiến cử lên ĐH Tokyo Heisei University. Liên hệ: Nhật ngữ NDC 02439958888

Claim ownership or report listing Want your school to be the top-listed School/college in Hanoi? Click here to claim your Sponsored Listing.

Our Story

Là một chương trình du học vừa học vừa làm, một cách tuyệt vời để các bạn trẻ vừa có bằng cấp và vừa có tương lai rộng mở. Các bạn sẽ được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, được và được hưởng thành quả đúng với sức lao động của mình.

Sẽ không phải là mầu hồng cho những bạn nghĩ qua Nhật chỉ toàn mầu hồng, qua Nhật là mọi thứ sẽ thật dễ dàng, của cải vật chất tự nhiên chui vào trong túi của mình. Đi du học tức là sẽ phải nỗ lực thật nhiều, nỗ lực hơn những bạn ở trong nước bởi ở nước ngoài chỉ có mình ta với những lo toan, sẽ phải tự trưởng thành để không tủi hờn về đêm, để tự đứng lên khi vấp ngã và để biết rằng bản thân mình là không có giới hạn.

Videos (show all)

Đám trẻ ngày nào nay đã trưởng thành nhiều rồi. Mỗi lứa học sinh là những kỷ niệm. Nước MỸ thu nhỏ ở Tokyo Nhật Bản là một trong những nơi có bắn pháo hoa đẹp nhất thế giới. Bởi vậy, đến mùa hè hàng năm, lễ hội pháo hoa tại Nhậ... ĐÔI NÉT VỀ SENDAGAYAMột trường dạy tiếng Nhật cho những DHS có mong muốn học để vào ĐH. Bãi biển Nhật Bản 🌊🌊🌊 Giờ học với giáo viên người Nhật. Festival của Việt Nam tại Nhật Bản cùng với số các món ăn đến từ Việt Nam Bạn muốn đến Nhật Bản để tìm hiểu Văn Hoá, con người, hay là phong tục truyền thống. Hãy đến với nhật ngữ NDC để được tư... Hãy xem ý thức tham gia giao thông tuyệt vời của người dân Nhật Bản. Học viện Nhật ngữ Sendagaya Nếu bạn chưa biết tại sao nước Nhật vươn lên được từ tro tàn thì hay nhìn vào đây. Bây giờ nước Nhật đã trở thành quốc g...

Location

Hanoi

Category

Education

Contact the school

Click here to send a message to the school

Telephone

02439958888

Website

http://duhocndc.edu.vn/

Address

16 Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy Hanoi 024

Opening Hours

Monday 00:00 - 23:59
Tuesday 00:00 - 23:59
Wednesday 00:00 - 23:59
Thursday 00:00 - 23:59
Friday 00:00 - 23:59
Saturday 00:00 - 23:59
Sunday 00:00 - 23:59

Từ khóa » Trung Tâm Nhật Ngữ Ndc