Du Khách đã Từng Nghe Tới Cây Lá Buông Của Người Dân Campuchia?

Cây Buông hay cây lá Buông, cây lá kè (tên khoa học: Corypha lecomtei), là loài thực vật có hoa thuộc họ Cau. Loài này được Odoardo Beccari ex Paul Henri Lecomte mô tả khoa học đầu tiên năm 1917.

Thân cây có thể cao tới 10 - 15 m. Đường kính cây trung bình từ 30 cm, có thể tới 60 cm. Lá buông có dáng xòe hình quạt, to, cuống lá dài, có khi tới 8 m. Cuống có hình máng, rãnh hơi sâu ở gốc cuống, có những răng chắc khỏe, giống răng cưa, càng già càng đen. Phần phiến lá dài tới 2,5 m và có khi dài hơn. Thông thường cấu tạo một lá gồm khoảng 50 mảnh, nối với nhau bằng các gân lá. Khi cây trưởng thành có ra hoa, cụm hoa hình tháp dài đến 2,5 m, có các nhánh mang nhiều quả.

Cay La Buong 5

Quả buông hình trái xoan, dài khoảng 4,5 cm và đường kính khoảng 2 - 3 cm, có vỏ dày với nội nhũ hóa sừng. Buông thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 9. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được cho các mục đích khác nhau.

Cây Buông có rất nhiều ứng dụng:

- Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng làm vách phên.

- Thân cây chứa bột cọ dùng làm bánh, mỗi cây có thể cho tới 20 kg. Quả độc dùng để duốc cá, nhất là vào lúc con nước thấp (tháng 3 - 5) cá bắt được dùng muối mà không bị ngộ độc.

- Ứng dụng độc đáo có giá trị nhất là làm đũa buông, loại đũa cứng, bền, đẹp và chắc,không lo ẩm mốc, mối mọt,không hóa chất,không nhuộm màu.

Cay La Buong 4

- Đặc biệt, lá non cây Buông dùng để làm giấy viết kinh Phật. Theo như người dân Khmer, trước khi cắt lá làm giấy, họ phải thắp nhang cầu khấn trời phật bởi làm sách là một việc thiêng liêng nên phải được trời Phật phù hộ.

Kinh lá Buông có 4 loại gồm: Kinh Phật; Truyện cổ dân gian; Hội hè, trò chơi dân gian; Bài giáo huấn dân gian. Kinh Phật chạm khắc trên lá Buông là tài liệu quý, chứa đựng nhiều triết lý sống, nhân sinh quan theo tinh thần Phật giáo, Kinh thuyết pháp, thơ ca, sử thi, giáo lý của đức Phật răn dạy con người làm điều lành, lánh điều dữ, kinh đức Phật Thích Ca, Tam Tạng Kinh... chỉ được mở ra thuyết pháp vào những dịp quan trọng như lễ Phật Đản, lễ Kathina (lễ dâng bông, dâng y cà sa), lễ Thvai PresKhe (Cúng trăng), Lễ Dolta (Cúng ông bà)...

Cay La Buong 2

Lá Buông được chọn làm giấy là những đọt lá tốt, sau đó dùng dây quấn quanh đọt cây ngăn không cho lá xòe ra. 1 năm sau, người dân mới chặt lá về phơi sấy khô, sau đó cắt thành hình chữ nhật, ép phẳng, sắp thành từng xấp dùng nẹp gỗ bào nhẵn và nẹp chặt lại. Như vậy ta đã có một tập giấy lá quý hiếm và công phu.

Muốn viết Kinh trên lá Buông phải sử dụng loại bút được làm từ loại cây có thân gỗ hoặc sừng, được vót tròn cắt vừa tay. Còn ngòi viết lại là một mũi kim mài nhọn. Cứ sau mỗi chữ khắc lên lá người ta dùng bồ hóng trộn với dầu xoa lên chữ, chùi cho mặt lá sạch sẽ và nét chữ nổi lên. Cứ thế từng con chữ được tỉ mẩn khắn và lau cho đến khi hoàn thành đóng thành quyển có bài gỗ. Tương truyền để tăng độ bền của sách, nhất là làm cho nó thêm đẹp, người ta dùng dung dịch nước bột vàng quét phủ bên ngoài, tựa như sơn son thiếp vàng.

Cay La Buong 3

Nét độc đáo của Kinh là nhờ vào độ dai của lá, kết hợp với sự khéo léo, tỷ mỉ, công phu của người viết, nên thể hiện được trên cả 2 mặt của lá Buông. Mỗi bộ Kinh dày từ 5 - 8 cm, nặng 300 - 600 gram.

Mỗi bộ Kinh có từ 4 -10 cuốn (quyển); mỗi cuốn có 20 - 60 lá kinh; mỗi lá có 5 dòng, với khoảng 150 chữ. Kinh lá Buông chứa đựng giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer.

Người Khmer tin tưởng nội dung thuyết pháp của Kinh lá Buông hơn so với Kinh sách thông thường, đây là di sản văn hóa đặc sắc độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer và Phật tử Phật giáo Nam Tông.

Và ngày nay trong các thư viện cổ của chùa Khmer, khách du lịch cũng có thể tìm thấy những tập sách cổ làm từ lá Buông. Nhưng có lẽ sẽ khó có ai đọc được lớp chữ cổ trên ấy.

Đời sống văn hóa của người dân "xứ Chùa Tháp" quả thực có nhiều điểm thú vị khiến ai khi đặt chân đến đây đều muốn khám phá và trải nghiệm. Hãy để tour Campuchia của Viet Viet Tourism mang đến cho du khách cơ hội "đắm mình" trong nền văn hóa đặc sắc này nhé!

Từ khóa » Cây Lá Buông