Du Khách đến Đà Lạt Liên Tục Bị Hỏi "phải Người Sài Gòn Không ...

Sau gần 1 tháng mở cửa, số ca nhiễm Covid-19 ở thành phố Đà Lạt gia tăng, việc liên tục phát hiện các ổ dịch cộng đồng khiến tình hình kiểm soát dịch gặp nhiều căng thẳng.

Trong khi người dân địa phương nơm nớp lo sợ dịch sẽ lại bùng phát thì nhiều du khách cho rằng việc treo biển "từ chối khách ngoại tỉnh" của người dân Đà Lạt là kỳ thị, cứng nhắc...

Du khách đến Đà Lạt liên tục bị hỏi "phải người Sài Gòn không?", Phó Chủ tịch hiệp hội du lịch giải thích lý do khiến ai ở Sài Gòn đi Đà Lạt ai cũng cảm thấy bị "kỳ thị"  - Ảnh 1.

Đến Đà Lạt du lịch tưởng đâu sẽ rất vui...

Nhưng tới nơi thì "bật ngửa" với những tấm bảng như thế này...

"Nhóm mình luôn bị hỏi: "Có phải người Sài Gòn không?", đang kéo khẩu trang xuống nghe người Sài Gòn vào là gấp rút kéo khẩu trang lên"

Vừa đến TP Đà Lạt (Lâm Đồng), bạn Trần Ngọc Thảo An (ngụ TP.HCM) đi cùng nhóm bạn 5 người được hướng dẫn đến trạm y tế phường để khai báo y tế và thực hiện test nhanh Covid-19. Thảo An cho biết mặc dù chấp nhận tuân thủ theo quy định nhưng vẫn cảm thấy có chút khó chịu khi mất quá nhiều thời gian trong chuyến du lịch sau dịch này.

Anh Trần Quốc Tuấn (chủ một khách sạn ở TP.Đà Lạt) giải thích đây là quy định của thành phố và du khách phải chấp hành nếu muốn được lưu trú, du lịch trên địa bàn.

Du khách đến Đà Lạt liên tục bị hỏi "phải người Sài Gòn không?", Phó Chủ tịch hiệp hội du lịch giải thích lý do khiến ai ở Sài Gòn đi Đà Lạt ai cũng cảm thấy bị "kỳ thị"  - Ảnh 3.

Theo Thảo An, lần du lịch Đà Lạt này nhóm cô cảm thấy không mấy khả quan so với trước đó.

"Lần đi này bọn mình tốn kém nhiều chi phí và mất nhiều thời gian hơn dự tính. Nhiều hàng quán cũng chỉ bán mang về mặc dù trên thông báo, thành phố Đà Lạt đã vào trạng thái bình thường mới. Ngoài ra, việc kỳ thị khách du lịch mình cảm nhận rõ, nhiều chủ quán khi nhóm mình đến ăn chưa vào đã hỏi: "Có phải ở Sài Gòn không?", mặc dù nhóm mình vẫn được vào nhưng người dân dè dặt hơn, bình thường ở trong quán kéo khẩu trang xuống nhưng khi có khách Sài Gòn là gấp rút đeo khẩu trang lên, sát khuẩn, đứng cách xa, mình nghĩ vì người dân ngại dịch bệnh, đó cũng là một điều cần được thông cảm".

Mặc dù đã vào trạng thái bình thường mới nhưng hàng loạt biển báo "không tiếp khách ngoại tỉnh" được cho là của người dân ở TP. Đà Lạt trong thời điểm thành phố này liên tục phát hiện các ổ dịch và các ca nhiễm cộng đồng từ khi mở cửa đón du khách.

Về việc "thành phố ngàn hoa" bị cho rằng "cứng nhắc" trong vấn đề đón tiếp khách du lịch, anh Tưởng Hữu Lộc - Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đón tiếp khách du lịch:

Du khách đến Đà Lạt liên tục bị hỏi "phải người Sài Gòn không?", Phó Chủ tịch hiệp hội du lịch giải thích lý do khiến ai ở Sài Gòn đi Đà Lạt ai cũng cảm thấy bị "kỳ thị"  - Ảnh 4.

Anh Tưởng Hữu Lộc - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lâm Đồng

"Do tình hình dịch phức tạp nên ban đầu khi đón khách một số doanh nghiệp hướng dẫn khách lên trạm y tế để thực hiện xét nghiệm theo đúng quy định nhưng nhiều khách e ngại xét nghiệm bởi lý do khách quan, thứ 1 họ sợ xét nghiệm bị lây nhiễm chéo, thứ 2 họ cho rằng đã xét nghiệm nên không muốn xét nghiệm nữa. Tình huống này buộc chủ phải giải thích cặn kẽ cho du khách".

Muốn vào chợ Đà Lạt người dân phải dừng bên ngoài khai báo y tế và trình giấy xét nghiệm.

"Việc không đón khách ngoại tỉnh là do tiểu thương nhỏ ở chợ, chứ còn doanh nghiệp lớn ngay lúc này cần khách chứ sao không"?!

Nói về tình hình nhận và đón khách du lịch ở thời điểm hiện tại, anh Phạm Nguyên Bảo - Chủ Homestay - Coffee The Vintage 1991 nằm trên đường Hoàng Diệu, phường 5, TP Đà Lạt cho biết:

"Chúng tôi đón khách khi đã đủ 2 mũivaccine, tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ y tế. Trước khi nhận phòng, khách sẽ đến khai báo y tế tại phường và xét nghiệm miễn phí (test nhanh). Đã là khách hàng thì không phân biệt bất cứ vùng miền nào. Trong tình hình bình thường mới, vẫn hoạt động nhưng bảo đảm an toàn cho mọi người, số lượng khách hiện tại vẫn nhận theo quy định công suất sẽ là 50 /50 số phòng hiện có.

Nhiều khách sạn, quán cà phê hay homestay vắng khách "đến thương".

Quan điểm cá nhân là một người làm việc trong ngành dịch vụ cũng như sinh sống và làm việc tại Đà Lạt nhiều năm. Đà Lạt tiên phong mở cửa chào đón du khách. Chấp nhận sống chung với dịch, nhưng tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Kể cả xác định sẽ chịu cách ly hoặc nhiễm bệnh nếu không may xảy ra chúng tôi sẽ vẫn phải sống và hoạt động bình thường. Không kỳ thị khách du lịch".

Nhiều chủ hàng quán, khách sạn, homestay, trên địa bàn thành phố Đà Lạt trần tình khi bị nói là "kỳ thị" du khách. Với họ thời điểm này, có khách thì mừng chứ không có chuyện bỏ khách, từ chối khách ngoại tỉnh.

"Việc không đón khách ngoại tỉnh đôi khi là do một số hàng quán ngại dịch, bà con không kinh doanh chỉ là tiểu thương nhỏ ở chợ, chứ còn các doanh nghiệp ngay lúc này cần khách chứ sao không?!", anh Trần Quốc Tuấn (chủ một khách sạn ở TP.Đà Lạt) nói.

"Nếu như chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ thì chúng ta không làm được điều gì cả"

Đó là câu nói của anh Tưởng Hữu Lộc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Công ty Du lịch Diamond Đà Lạt chia sẻ với chúng tôi vào thời điểm câu chuyện "thành phố ngàn hoa" kỳ thị du khách gây tranh cãi.

Nói về tình hình thích ứng với dịch bệnh của thành phố Đà Lạt hiện tại khi được phép mở cửa đón khách, anh Lộc cho biết: "Một số nhà hàng, homestay mới mở lại từ cuối tháng 10, 100% nhân viên đủ tiêu chuẩn 2 mũi. Khách lên vẫn đang rất hạn chế, khách phải tiêm đủ 2 mũi đủ 14 ngày những người tiêm 1 mũi phải có xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 tiếng. Doanh nghiệp lên 3 phương án để thích ứng trong mùa dịch, các phương án này tuỳ theo tình hình thực tế điều chỉnh".

Đà Lạt vẫn vắng lặng sau 1 tháng mở cửa đón khách du lịch

Theo anh Lộc, khách du lịch và cả doanh nghiệp vào thời điểm này có cùng một nhu cầu sau một thời gian dài phải ngừng hoạt động, ngừng đi lại để ứng phó với đại dịch.

"Nhu cầu đi Đà Lạt, Lâm Đồng là nhu cầu lớn với du khách sau một thời gian dài bị đình trệ đi lại trong cuộc sống. Nhu cầu đón tiếp khách cũng là nhu cầu thực tế và rất hiện hữu mà các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn rất cần để duy trì hoạt động và tồn tại trên thị trường".

Vì một số lý do khách quan mà khách du lịch cảm thấy bị xa lánh ở thành phố ngàn hoa, chính vì lẽ này mà câu chuyện khách du lịch bị "kỳ thị" ở Đà Lạt cần một góc nhìn thông cảm và thấu hiểu hơn.

"Chúng ta cần góc nhìn thông cảm hơn... Khi người dân không hiểu sẽ sợ, chính vì người dân sợ nên họ từ chối khách du lịch, họ tạo ra rào cản. Khiến khách du lịch cảm thấy bị đối xử có phần quá khắt khe, cảm giác bị kỳ thị, tạo ra những mâu thuẫn, ác cảm. Chúng ta biết rằng tất cả vì dịch bệnh hết, ai cũng muốn an toàn nhất và được thấu hiểu nhất", anh Lộc chia sẻ.

Từ khóa » đà Lạt Không Tiếp Khách Ngoại Tỉnh