​ Dự Kiến đến Năm 2030, Nợ Công Không Quá 60%GDP - Bộ Tư Pháp

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Đăng nhập
  • English
Bộ tư pháp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sơ đồ cổng
  • Thư điện tử
  • Thông tin điều hành
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Số liệu thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
  • Chuyên Mục
    • Chỉ đạo điều hành
    • Văn bản chính sách mới
    • Hoạt động của lãnh đạo bộ
    • Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
    • Hoạt động của tư pháp địa phương
    • Hoạt động của đảng - đoàn thể
    • Nghiên cứu trao đổi
    • Thông tin khác
  • Chỉ đạo điều hành
  • Văn bản chính sách mới
  • Hoạt động của lãnh đạo Bộ
  • Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
  • Hoạt động của tư pháp địa phương
  • Hoạt động của Đảng - đoàn thể
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Thông tin khác
  • Hình ảnh
  • Video
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về quy hoạch, đầu tư, đấu thầu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật Kiểm tra công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL tại tỉnh Sóc Trăng Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản với tỷ lệ 93,11% Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp lý lịch tư pháp Tổ chức Lớp bồi dưỡng cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và tương đương Nâng cao năng lực người có thẩm quyền XPVPHC–yếu tố quan trọng thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm prev2 next2 Xem tất cả
  • Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
  • Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
  • Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
  • 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
  • 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
  • Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
  • Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
  • Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Thông tin khác ​ Dự kiến đến năm 2030, nợ công không quá 60%GDPPhó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 14/4/2022 phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030 (Chiến lược), trong đó, dự kiến đến năm 2030, nợ công không quá 60%GDP, nợ Chính phủ không quá 50%GDP .Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025 kiểm soát chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ bao gồm trần, ngưỡng trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước; nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. Thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công Về định hướng huy động và sử dụng vốn vay, thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ. Trong điều hành ngân sách nhà nước hằng năm phải kiểm soát đồng thời tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân sách, đảm bảo trong ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó, thực hiện phát hành đều đặn trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn chuẩn, tập trung vào kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, đồng thời linh hoạt phát hành các kỳ hạn dưới 5 năm, phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường trong nước để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và thực hiện mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ. Phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển và để cơ cấu lại nợ của Chính phủ khi điều kiện thị trường thuận lợi. Đồng thời, tập trung giải ngân hết nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã ký vay đến cuối năm 2020. Việc huy động vay mới vốn vay nước ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô; ưu tiên đầu tư cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ. Xây dựng một số chương trình đầu tư công để thực hiện một số dự án, công trình quan trọng, trọng điểm, có tính động lực, sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển quốc gia, vùng và liên kết vùng theo từng mục tiêu ưu tiên thay cho cách tiếp cận dự án riêng rẽ, phân tán; nâng cao tỷ trọng vay ngoài nước hỗ trợ ngân sách để tăng tính chủ động trong quản lý sử dụng vốn vay. Kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp Cũng về định hướng huy động và sử dụng vốn vay, Chiến lược nêu rõ, điều hành nợ chính quyền địa phương trong phạm vi bội chi ngân sách địa phương được Quốc hội phê duyệt, đảm bảo trong hạn mức dư nợ theo Luật ngân sách nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng, việc đảm bảo nguồn trả nợ được Chính phủ bảo lãnh; quản lý các khoản bảo lãnh, đảm bảo đúng quy định, hiệu quả trong phạm vi hạn mức bảo lãnh, tập trung ưu tiên nguồn vốn để bảo lãnh cho các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư. Kiểm soát tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng GDP của năm trước. Lựa chọn một số công trình phát triển cơ sở hạ tầng có tính chất lan tỏa, có khả năng tạo nguồn thu trả nợ để Chính phủ cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đảm bảo chỉ tiêu nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép. Đổi mới phương thức quản lý nợ nước ngoài quốc gia cho phù hợp với tính chất vốn vay ngắn hạn, trung và dài hạn, tính chất và mức độ rủi ro của từng nhóm đối tượng. Nghiên cứu, hoàn thiện thể chế để áp dụng biện pháp kiểm soát luồng vốn trong quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả để phù hợp với thông lệ quốc tế.   ​ Dự kiến đến năm 2030, nợ công không quá 60%GDP 19/04/2022 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 14/4/2022 phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030 (Chiến lược), trong đó, dự kiến đến năm 2030, nợ công không quá 60%GDP, nợ Chính phủ không quá 50%GDP . Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025 kiểm soát chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ bao gồm trần, ngưỡng trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước; nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. Thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công Về định hướng huy động và sử dụng vốn vay, thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ. Trong điều hành ngân sách nhà nước hằng năm phải kiểm soát đồng thời tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân sách, đảm bảo trong ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó, thực hiện phát hành đều đặn trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn chuẩn, tập trung vào kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, đồng thời linh hoạt phát hành các kỳ hạn dưới 5 năm, phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường trong nước để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và thực hiện mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ. Phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển và để cơ cấu lại nợ của Chính phủ khi điều kiện thị trường thuận lợi. Đồng thời, tập trung giải ngân hết nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã ký vay đến cuối năm 2020. Việc huy động vay mới vốn vay nước ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô; ưu tiên đầu tư cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ. Xây dựng một số chương trình đầu tư công để thực hiện một số dự án, công trình quan trọng, trọng điểm, có tính động lực, sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển quốc gia, vùng và liên kết vùng theo từng mục tiêu ưu tiên thay cho cách tiếp cận dự án riêng rẽ, phân tán; nâng cao tỷ trọng vay ngoài nước hỗ trợ ngân sách để tăng tính chủ động trong quản lý sử dụng vốn vay. Kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp Cũng về định hướng huy động và sử dụng vốn vay, Chiến lược nêu rõ, điều hành nợ chính quyền địa phương trong phạm vi bội chi ngân sách địa phương được Quốc hội phê duyệt, đảm bảo trong hạn mức dư nợ theo Luật ngân sách nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng, việc đảm bảo nguồn trả nợ được Chính phủ bảo lãnh; quản lý các khoản bảo lãnh, đảm bảo đúng quy định, hiệu quả trong phạm vi hạn mức bảo lãnh, tập trung ưu tiên nguồn vốn để bảo lãnh cho các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư. Kiểm soát tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng GDP của năm trước. Lựa chọn một số công trình phát triển cơ sở hạ tầng có tính chất lan tỏa, có khả năng tạo nguồn thu trả nợ để Chính phủ cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đảm bảo chỉ tiêu nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép. Đổi mới phương thức quản lý nợ nước ngoài quốc gia cho phù hợp với tính chất vốn vay ngắn hạn, trung và dài hạn, tính chất và mức độ rủi ro của từng nhóm đối tượng. Nghiên cứu, hoàn thiện thể chế để áp dụng biện pháp kiểm soát luồng vốn trong quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả để phù hợp với thông lệ quốc tế.   In bài viết Gửi phản hồi Gửi Email Các tin khác
  • Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội (18/04/2022)
  • Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong phát triển Kho bạc nhà nước (18/04/2022)
  • ​Phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm 2022-2024 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 (15/04/2022)
  • ​Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (15/04/2022)
  • ​Tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông (14/04/2022)
  • Chính phủ ban hành chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 (14/04/2022)
  • ​Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp (12/04/2022)
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản pháp luật chuyên ngành
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Thông tin thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.

Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.

Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.

Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Nợ Chính Phủ