Dù Là Mật Tông, Tịnh độ Tông Hay Thiền Tông đều Có đích đến Là Giải ...
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 18/09/2020, TT. Thích Nhật Từ tiếp tục chương trình vấn đáp Phật pháp (lần 3) trong khóa tu Xuất gia gieo duyên tại chùa Giác Ngộ. Trước đó, chương trình vấn đáp lần 1, 2 lần lượt diễn ra vào tối ngày 15/09 và sáng 16/09.
Câu hỏi đầu tiên của hành giả đặt ra vấn đề các cấp của thiền quán. Theo “Kinh Phật về thiền và chuyển hóa”, có … cấp độ thiền. Chỉ cần đạt được trạng thái thiền thứ nhất và thứ hai, người tại gia có thể đạt được hỷ lạc vì hội đủ các yếu tố: ly dục, có tầm (tìm kiếm và xác định), có tứ (giữ một cách lâu bền). Nếu thân ở đâu, tâm ở đấy thì người tu tập đã giữ được trạng thái thiền (ấy dựa vào tầm và tứ). Đặc biệt, người tại gia cần chú ý phân biệt rõ ràng hỷ lạc được sinh ra từ thiền và hỷ lạc được sinh ra từ giác quan để có phương pháp tu tập đúng, không bị nhàm lẫn.
Khi được hỏi về những tông phái trong con đường phát triển Phật giáo, Thượng tọa lý giải: “Bản chất của nước ở sông ngòi, kênh, rạch,… khác nhau nhưng khi chảy ra đến biển thì chỉ một vị mặn. Cũng thế, dù là Mật tông, Tịnh độ tông hay Thiền tông đều đi đến đích là giải thoát – chân lý của giáo lý nhà Phật”. Nhưng Tịnh độ tông và Mật tông đã hạ thấp những giáo lý nhà Phật để phù hợp với tầng lớp bình dân. Điều này tạo ra sự dị biệt trong Phật giáo nhưng vô tình nó bị cường độ hóa, tạo nên khoảng cách lớn giữa các đối cực.
Ở câu hỏi thứ ba, Thượng tọa xóa đi sự hoài nghi của Phật tử về chánh Kinh (những lời dạy của đức Phật) và ngụy Kinh (Kinh giả mạo). Theo lời giảng của Thầy Nhật Từ, có 3 hệ thống Phật giáo chính, gồm: Nguyên thủy, Bộ phái và Đại thừa; mỗi hệ thống lại có một hệ thống Kinh sách khác nhau (được thể hiện bằng các ngôn ngữ: Pali, Sanskrit, Hán). Chưa kể, vấn đề dịch thuật, chuyển nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác gặp rất nhiều bất cập; cụ thể: từ những vấn đề nhỏ lẻ trên bề mặt con chữ cho đến những vấn đề lớn hơn như văn hoá, thời đại,… Vả lại, đã thông qua quá trình chuyển dịch, sự chính xác hoàn toàn không tồn tại mà chỉ dừng lại ở mức độ tương đương. Vì thế, chúng ta cần tìm đến những Kinh sách của các dịch giả có uy tín.
Ở câu hỏi về tu tập như thế nào để không bị dính vào tà kiến, đạt được “vô ngã”. Thầy Nhật Từ cho rằng phải đi đúng trình tự: hiểu vô thường để tu tập đạt được vô ngã. Theo Thầy, cách dịch đúng của ý “cái này không phải sở hữu của tôi” là “phi ngã”. Để đáp lại câu hỏi trên, Thầy khuyên nên dựa vào Kinh vô ngã tướng.
Sau cùng, một thắc mắc khác hỏi về duyên khởi, tánh không trong thực tập trì chú, thực tập thiền. Trong phần vấn đáp, Thầy nhấn mạnh: niệm Phật, trì chú không đan xen với lời cầu nguyện thì xem như thực tập thiền thành công vì hiếm có ai dùng tánh không để áp dụng thiền thành công.
Tin: Bảo Tiên Ảnh: Ngộ Trí Thông
Từ khóa » Tịnh độ Tông Và Thiền Tông
-
Thiền Tông Và Tịnh Ðộ Tông: Chỗ Gặp Gỡ Và Không Gặp Gỡ
-
Thiền Và Tịnh độ Khác Nhau? - Làng Mai
-
Tinh Thần Dung Hợp Giữa Thiền Tông Và Tịnh độ (Thích Nữ Trí Tuyền)
-
Vấn đáp: Thiền Tông Và Tịnh Độ Tông - TT. Thích Nhật Từ - YouTube
-
Vấn đáp: Sự Khác Nhau Giữa Thiền Tông Và Tịnh độ Tông - YouTube
-
Thiền Tông Và Tịnh Độ Tông - - Tuệ Tâm
-
THIỀN, TỊNH VÀ MẬT - Ba Pháp Tu Truyền Thống Của Phật Giáo Việt ...
-
Thiền Tông Và Tịnh Độ Tông Của Phật Giáo - Nhịp Cầu Giáo Lý
-
Sự Dung Hợp Tịnh độ & Thiền Của Ngài Vĩnh Minh | Giác Ngộ Online
-
Hoa Vô ưu Tập 10 - PhƯƠng PhÁp Tu TỊnh ĐỘ TÔng VÀ ThiỀn TÔng
-
TINH THẦN DUNG HÒA GIỮA THIỀN TÔNG VÀ TỊNH ĐỘ
-
Thiền Và Tịnh độ - Đạo Phật Ngày Nay
-
Vài Nét Về Tịnh độ Tông Và Tư Tưởng Tịnh độ Trong Lịch Sử Phật Giáo ...
-
Tịnh độ Tông – Wikipedia Tiếng Việt