Du Lịch Hồ Bán Nguyệt - Thành Phố Hưng Yên

Du lịch Chùa Hiến tại Thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

du lịch Chùa Hiến

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hưng Yên

Chùa Hiến nằm ở đường Phố Hiến, phường Hồng Châu thành phố Hưng Yên. Chùa Hiến là di tích lịch sử văn hóa của địa phương được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1992. Nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến góp phần không nhỏ. Để thế hệ trẻ mỗi chúng ta đáng tự hào về Phố Hiến xưa và nay quả không sai với câu ca dao xưa “ Thứ nhất kinh kì , thứ nhì Phố Hiến ”.

Du lịch Phố Hiến tại Thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

du lịch Phố Hiến

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hưng Yên

Phố Hiến là một địa danh lịch sử nổi tiếng ở thành phố Hưng Yên, thuộc tỉnh Hưng Yên. Phố Hiến được hình thành từ khoảng thế kỷ XIII và trở thành thương cảng lớn của đất Việt, phát triển nhộn nhịp, sầm uất trong giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII. Về Phố Hiến, du khách du lịch Hưng Yên sẽ được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo, tham quan những di tích lịch sử hoài cổ theo thời gian, khám phá nền văn hóa truyền thống Bắc bộ và tận hưởng không gian mộc mạc, giản dị, yên bình của vùng đất. Phố Hiến chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng hơn 60 km và khá dễ dàng để di chuyển bằng các phương tiện công cộng hoặc ô tô, xe máy. Từ Hà Nội, du khách có thể đi theo đường số 5 đến phố Nối, rồi rẽ sang đường 39A để đến thành phố Hưng Yên và tiếp tục vào nội thành để đến Phố Hiến. Cùng với dòng chảy thời gian và những biến cố, thăng trầm của lịch sử, Phố Hiến vẫn còn lưu giữ được quần thể kiến trúc cổ kính với 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đình miếu, đền chùa. Trong đó, chùa Chuông, đền Mây, đền Mẫu, văn miếu Xích Đằng và hồ Bán Nguyệt là những điểm đến nổi tiếng nhất Phố Hiến. Ngoài ra, đến Phố Hiến du khách còn được thưởng thức những món ngon đặc sản địa phương của Phố Hiến và đặc trưng ẩm thực Hưng Yên. Bên những mâm cơm giản dị, bạn sẽ tìm được nhiều hương vị thơm ngon làm cho bạn khó có thể quên được đấy! Phố Hiến không chỉ là địa danh lịch sử Hưng Yên mà còn là đệ nhị danh thắng miền Bắc qua bao năm tháng, cất giữ những giá trị văn hóa lâu đời. Trong tour du lịch Hưng Yên, Phố Hiến hứa hẹn sẽ là điểm dừng chân thú vị cho du khách, mở ra không gian khác biệt và cho bạn những cung bậc cảm xúc mới đấy!

Du lịch Văn miếu Xích Đằng tại Thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

du lịch Văn miếu Xích Đằng

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hưng Yên

Nằm giáp con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, thuộc thành phố Hưng Yên, văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là văn miếu Hưng Yên, là một di tích quan trọng trong quần thể cụm di tích Phố Hiến. Văn miếu được xây dựng vào năm 1832, trải qua gần 400 năm tồn tại và ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam thượng, văn miếu đã trở thành một biểu tượng về truyền thống hiếu học của người dân mảnh đất “Nhất kinh kì, nhì Phố Hiến”. Dù nằm trong khu dân cư, nhưng đi ngay trên cầu Yên Lệnh, thuộc quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng Yên có thể quan sát được văn miếu Xích Đằng từ hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi được trồng trước cổng. Văn miếu Xích Đằng kết cấu theo kiểu chữ Tam: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”, mặt chính quay về hướng Nam. Bên trong khu nội tự tỏa sáng với hệ thống các đại tự, cấu đối, cửa võng và một hệ thống các trụ, kèo được sơn son thếp vàng phủ kim hoàn toàn. Hiện vật quý giá nhất trong văn miếu còn lưu giữ được đến ngày nay đó chính là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa, trong đó có 138 vị ở Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình.

Du lịch Chùa Chuông tại Thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

du lịch Chùa Chuông

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hưng Yên

Chùa Chuông tọa lạc ở xóm Chùa, thôn Nhân Dục, xã Hiến Nam, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XV và đã được trùng tu nhiều lần. Tương truyền có một năm nước lụt mênh mông, có một quả chuông ở trên bè gỗ trôi dạt về thôn. Chuông có tiếng kêu to, ngân xa nên được gọi là “chuông vàng” và chùa từ đó được gọi là chùa Chuông. Ở các tòa bái đường, thượng điện và hậu điện có đặt 52 pho tượng cổ như: Thập bát La hán, Hộ Pháp... cùng khánh đá (dài 1,46m, cao 0,66m), chuông đồng (cao 1,28m)... Thượng tọa Thích Thanh Tâm đã tổ chức trùng tu ngôi chùa nổi tiếng ở Phố Hiến xưa: “Phố Hiến là cửa bể, chùa Chuông là rốn bể”. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Du lịch Đền Mẫu tại Thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

du lịch Đền Mẫu

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hưng Yên

Nằm ven hồ Bán Nguyệt phong cảnh hữu tình, mặt nước trong xanh phẳng lặng, bốn bề cây xanh râm mát, di tích Đền Mẫu - phường Quang Trung - Thị xã Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên trở nên hài hoà sinh động mà lại trang nghiêm. Đền Mẫu thờ bà Quý Phi họ Dương, người đã tuẫn tiết để giữ lòng chung thuỷ với vua và trung thành với Tổ Quốc. Đền Mẫu - một công trình kiến trúc thuần Việt, một di tích lịch sử văn hoá gần gũi với nhân dân. Đền thờ Quý Phi họ Dương (người Trung Hoa), đây là điểm khác biệt hiếm thấy trong các ngôi đền cổ của người Việt, thể hiện tình đoàn kết hữu nghị của nhân dân 2 nước Việt - Trung. Hằng năm, lễ hội Đền Mẫu diễn ra từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch. Lễ hội xưa được tổ chức rất linh đình, từ ngày 6/3 (ÂL) đã làm lễ chồng kiệu, ngày mồng 10 tổ chức rước kiệu quan thái giám họ Du từ Đình Hiến lên Đền Mẫu, ngày 11 lễ thỉnh kinh sau đó tổ chức rước nước, ngày 12 rước liềm (rước kiệu vòng quanh các phố rồi lại quay về Đền Mẫu), ngày 13 rước kiệu đi du vòng quanh các phố, đến Đình Hiến lại về Đền Mẫu, ngày 15 lễ rước kiệu thánh trả về Đình Hiến và làm lễ rỡ kiệu kết thúc lễ hội. Có dịp đến Hưng Yên, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Đền Mẫu, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Du lịch Chùa Táo tại Thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

du lịch Chùa Táo

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hưng Yên

Chùa táo tọa lạc tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, với vẻ mộc mạc, yên bình vốn có, chùa Táo đang trở thành điểm đến yêu thích của mọi người dân trong và ngoài nước. Tại chùa Táo thuộc quần thể khu di tích cổ Phố Hiến (thị xã Hưng Yên), Giáo hội Phật giáo tỉnh Hưng Yên đã tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2548 - Dương lịch 2004. Gần 1000 đại biểu đại diện các ban, đoàn thể địa phương cùng các hòa thượng, tăng ni, Phật tử đã đến dự.

Du lịch Hồ Bán Nguyệt tại Thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

du lịch Hồ Bán Nguyệt

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hưng Yên

Dọc theo đường Bãi Sậy, nằm đối diện đền Mẫu, thuộc địa bàn của phường Quang Trung và cách trung tâm thành phố Hưng Yên khoảng 1km về phía Nam là du khách đến được Hồ Bán Nguyệt. Đây chính là dấu tích đổi dòng của sông Hồng xưa, gắn liền với truyền thuyết về mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi. Đây luôn là mảng xanh quý giá của thành phố Hưng Yên và là cảnh đẹp làm nức lòng các tao nhân mặc khách đến thưởng lãm. Hồ có dáng vẻ cong cong giống như nửa vầng trăng khuyết nên được gọi là hồ Bán Nguyệt.

Du lịch Làng Hương Xạ Cao Thôn tại Thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

du lịch Làng Hương Xạ Cao Thôn

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Hưng Yên

Hương xạ Cao Thôn vốn là sản phẩm truyền thống đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Hưng Yên và nhiều tỉnh lân cận Người dân trong làng đã trải qua gần hai trăm năm sống và gắn bó với những nén hương. Theo tục truyền, xưa kia, bà Đào Thị Khương, người con gái quê có tài có sắc lấy chồng tận bên Trung Quốc đã học được nghề làm hương xạ. Sau này bà trở về quê hương truyền dạy nghề cho dân làng. Trải qua bao thăng trầm, nén hương xạ Cao Thôn đã có được những phẩm chất mà ít làng hương nào sánh được, từ mùi thơm, độ bắt lửa đến hình thức. Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức những lại phảng phất rất lâu. Người Cao Thôn cho rằng, nghề làm hương liên quan đến tâm linh, lương tâm làm nghề không cho phép họ cẩu thả, làm hương giả, hương kém chất lượng. Mỗi mẻ hương, người thợ đều cẩn thận đốt thử để kiểm tra chất lượng xem có cháy đều, cháy hết không, hương thơm ra sao, hình thức thế nào... Nghề làm hương ở Cao Thôn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn rất thân thiện với môi trường. Nhiều năm nay, người thợ vẫn lưu giữ được những bí quyết truyền thống để bảo đảm cho chất lượng hương ngày càng tốt mà không phải sử dụng bất cứ chất hóa học nào. Từ xa xưa đến nay, những loại cây, thuốc bắc như quế chi, hoàng đàn, hồi... vẫn là nguyên liệu để làm ra sản phẩm hương truyền thống. Nhờ có chất lượng tốt, hình thức đẹp và đặc biệt cháy rất đều lại đậu tàn, từng ấy ưu điểm khiến làng hương Cao Thôn được duy trì sản xuất quanh năm, đặc biệt là nhưng tháng giáp Tết. Khách hàng không chỉ ở trong tỉnh, ngoài tỉnh mà đã có hộ tìm được mối hàng xuất đi nước ngoài.

Từ khóa » Bài Văn Tả Cảnh Hồ Bán Nguyệt