Du Lịch Làng Tranh Tre Hun Khói Xuân Lai - Huyện Gia Bình

Du lịch Làng tranh tre hun khói Xuân Lai tại Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh

du lịch Làng tranh tre hun khói Xuân Lai

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bắc Ninh

Tọa lạc tại Xuân Lai, Bắc Ninh, từ bao đời nay vẫn lưu giữ và phát triển làng nghề truyền thống, dùng cây tre, trúc, nứa để làm ra các sản phẩm đồ da dụng phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Để đa dạng hóa các sản phẩm làng nghề, nhân dân trong làng đã tìm tòi, sáng tạo ra những bức tranh dùng chất liệu tre, nứa hun khói, tạo ra những sản phẩm nghệ thuật độc đáo.

Du lịch Đình Yên Việt tại Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh

du lịch Đình Yên Việt

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bắc Ninh

Đình Yên Việt thuộc xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, vốn là một làng cổ có bề dày lịch sử, văn hiến và được phản ánh ở quần thể di tích cổ kính thâm nghiêm, trong đó nổi bật là ngôi đình làng, công trình kiến trúc nghệ thuật của hai thời Lê-Nguyễn còn bảo lưu khá nguyên vẹn đến ngày nay. Đình Yên Việt còn Bảo lưu được nhiều cổ vật quý như: thần phả, sắc phong, văn tế, bia đá, đồ thờ tự. Căn cứ vào Thần phả sắc phong của đình Yên Việt thì người được thờ là một danh tướng của Hai Bà Trưng có công đánh giặc Đông Hán và “Trạng nguyên”-Thái sư Lê Văn Thịnh có nhiều công lao với vương triều Lý.

Du lịch Làng đúc đồng Đại Bái tại Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh

du lịch Làng đúc đồng Đại Bái

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bắc Ninh

làng nghề đúc đồng Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Làng Đại Bái từ lâu nổi tiếng với nghề đúc đồng thủ công. Sau hàng thế kỷ thăng trầm với nghề, Đại Bái ngày nay được biết đến như một làng nghề truyền thống phát triển mạnh mẽ, đem lại thay đổi tích cực về kinh tế xã hội cho người dân làng nghề.

Du lịch Đền thờ trạng nguyên - thái sư Lê Văn Thịnh tại Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh

du lịch Đền thờ trạng nguyên - thái sư Lê Văn Thịnh

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bắc Ninh

Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh nằm ở phía Nam của núi Thiên Thai. Dãy Thiên Thai được hợp bởi 9 ngọn núi liền nhau, giống một con rồng đang uốn lượn giữa trời và đất, bao phủ bởi lớp cây rừng xanh mướt. Đặc biệt trong khu di tích còn có tượng rồng đá (Xà thần) có niên đại thời Lý, bức tượng này đã được công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định số: 2599/QĐ-Ttg ngày 30/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Bức tượng rồng đá có thân hình lạ và độc đáo, nằm trong tư thế cuộn tròn ngóc cao, miệng ngoạm vào thân, toàn thân có vẩy, đầu không có bờm râu, kích thước rộng 1.37m; cao 0.72m còn khá nguyên vẹn. Hình ảnh của linh vật đã phản ánh được thông điệp của quá khứ gửi lại cho hậu thế về nỗi oan nghiệt của Thái sư Lê văn Thịnh.

Du lịch Khu di tích Lệ Chi Viên tại Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh

du lịch Khu di tích Lệ Chi Viên

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bắc Ninh

Khu di tích Lệ Chi Viên thuộc tổng Đại Lai, huyện Gia Bình, phủ Thuận An vốn là hành cung của các triều đại phong kiến, được khởi công xây dựng từ thời Lý, đến thời vua Trần Minh Tông đã cho xây dựng lại thành cung Ly Trang, sang thời hậu Lê lại được xây dựng tu bổ thành cung Yên Hà và sau đổi tên thành Lệ Chi Viên. Nơi đây không chỉ có ý nghĩa là điểm dừng chân nghỉ ngơi của các nhà vua khi đi thị sát vùng đông bắc Bắc Bộ mà còn có ý nghĩa quân sự quan trọng mà các triều đại phong kiến khai thác làm điểm chốt của phòng tuyến phía Bắc đất nước. Đặc biệt Khu di tích Lệ Chi Viên còn là nơi gắn liền với vụ án oan nghiệt mà đại công thần Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm Nhâm Tuất 1442.

Du lịch Đền Tam Phủ tại Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh

du lịch Đền Tam Phủ

Chi tiết địa điểm này Xem các địa điểm tại Tỉnh Bắc Ninh

Nằm giữa mênh mông sông nước, đền Tam Phủ (xã Cao Đức, huyện Gia Bình) chở nặng trong mình biết bao câu chuyện lịch sử và cả những truyền thuyết, huyền thoại về một chốn linh thiêng-nơi giao hòa của trời, đất, nước và là điểm đến tâm linh hội tụ từ bao đời. Đền Tam phủ còn có tên là đền “Ba vua” thờ ba vị: Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ - vua của ba cõi tự nhiên (trời-đất-nước) đã tạo hóa lên muôn loài. Đền xây từ rất lâu đời và được trùng tu, tôn tạo nhiều lần trong đó để lại dấu ấn đậm nét nhất là những đường nét kiến trúc nghệ thuật của thời Lê, Nguyễn. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, khu di tích đền Tam Phủ ngày nay mang nhiều lớp tín ngưỡng. Phía trước là đền thờ “Ba vua” (Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ), phía sau là ngôi chùa thờ Phật và sau cùng là đền thờ Mẫu Liễu Hạnh.

Từ khóa » Tranh Tre Hun Khói