Du Lịch Tâm Linh đến Với Di Tích Côn Sơn - Kiếp Bạc ở Tỉnh Hải Dương

Khu di tích lịch sử – văn hóa đền chùa Côn Sơn – Kiếp Bạc ở tỉnh Hải Dương nơi đây hội tụ những danh lam thắng cảnh đẹp nhất nước ta và các quần thể liên quan đến chiến tích hào hùng của nhiều vị anh hùng nước Việt Nam ta. Bạn đang tìm hiểu về nơi đây hãy cùng chúng tôi chia sẻ những thông tin hữu ích với đền chùa Côn Sơn – Kiếp Bạc này thôi.

khu-di-tich-con-son-kiep-bac-hai-duong

Nội dung bài viết

Toggle
  • Vị trí của di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
  • Lịch sử khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
  • Lối vào đền Côn Sơn- Kiếp Bạc, Chí Linh Hải Dương
  • Các phương tiện di chuyển dễ dàng đến Côn Sơn – Kiếp Bạc
    • Đi bằng xe khách đến di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
    • Đi bằng xe máy đến di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
  • Di tích Côn Sơn Kiếp Bạc cầu gì?
  • Quần thể khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc có gì?
    • Thứ nhất chùa Côn Sơn
    • Thứ hai đến với đền Kiếp Bạc
    • Đền thờ danh tướng Nguyễn Trãi
    • Đền thờ danh tướng Trần Nguyên Hãn
    • Đền thờ danh tướng Trần Nguyên Đán
  • Các lễ hội tại di tích Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương
    • Lễ hội vào mùa xuân
    • Lễ hội vào mùa thu
  • Kinh nghiệm du lịch di tích Côn Sơn Kiếp Bạc

Vị trí của di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tự hào nằm trong 62 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của dân tộc Việt Nam ta. Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc ngụ tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây thờ phụng những vị anh hùng, danh nhân thời kiệt, văn hóa Việt Nam. Đã đến đây rồi thì đừng chỉ ngắm phong cảnh giang sơn hùng vĩ mà phải khám phá chuỗi di tích lịch sử của ông cha ta để lại.

Lịch sử khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Ngược dòng lịch sử, ta thấy nơi đây lưu giữ các di tích đến chiến công lừng lẫy của đời nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông tại thế kỷ XIII. Những sự kiện lịch sử hào hùng tiếp theo đó là chiến công 10 năm thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn, khiến quân Minh tan tành khói lửa. Bên cạnh đó là tưởng nhớ công lao to lớn của nhiều vị vua, vị tướng với những chiến công lẫy lừng, dẹp quân xâm lược, yên bề đất nước như: Nguyễn Trãi, Hưng Đạo Vương,…

Trải qua những sự thăng trầm của thời gian, di tích đã bị hao mòn vì nó, trong năm 2010 các cấp chính phủ đã phê duyệt và thực hiện việc quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử, văn hóa nhân loại này. Không lâu sau đó, năm 2012 nơi địa linh nhân kiệt này đã được công nhận là khu di tích đặc biệt của quốc gia.

Ở Bắc Ninh có một ngôi đền nổi tiếng xin lộc rơi, lộc vãi và vay vốn làm ăn kinh doanh có thể bạn quan tâm.

Tìm hiểu về: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

lich-su-di-tich-con-son-kiep-bac-hai-duong

Lối vào đền Côn Sơn- Kiếp Bạc, Chí Linh Hải Dương

Cách Hà Nội khoảng độ 90km, thuận tiện dễ dàng di chuyển đi lại qua chốn này. Nếu bạn không biết đường, bạn có thể dùng chiếc máy điện thoại thông minh của mình với ứng dụng Google Map. Hay đi theo lối sau xuất phát từ cầu Thanh Trì → lên đường I → quẹo sang đường số 18 đi hướng Phả Lại → rồi phi lên cầu Phả Lại → tiếp tục đi khoảng tầm 50km nữa đến ngã 3 Sao Đỏ → rồi đi thẳng theo hướng sang Quảng Ninh chắc tầm khoảng 1km nữa → nhìn sang bên trái thấy bảng chỉ Côn Sơn – Kiếp Bạc rồi đi thẳng một mạch là tới.

Xem thêm: Những điểm du lịch tâm linh đền chùa ở tỉnh Hải Dương nổi tiếng nhất

Các phương tiện di chuyển dễ dàng đến Côn Sơn – Kiếp Bạc

Đi bằng xe khách đến di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Với tất cả các bến xe trên thành phố Hà Nội, bạn nên bắt chuyến xe đến trực tiếp hay có thể bắt chuyến Hà Nội- Quảng Ninh rồi ta đi qua và ghé vào đó. Giá vé chỉ dao động từ 100-150K , giá còn phụ thuộc vào từng nhà xe nữa.

Đi bằng xe máy đến di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Đơn giản chỉ với một chiếc xe máy, một điều rất chi là thú vị, dễ dàng thuận tiện di chuyển mà còn ngắm trời ngắm đất ngắm mây, ngắm mọi thứ mình thích.

Không phải Côn Sơn Kiếp Bạc là cùng một chỗ, mà chúng cách nhau tận 5km cơ. Bạn mà di chuyển sang 2 chỗ này thì sẽ phải thuê xe ôm hay taxi, giá cũng không rẻ đâu. Vì vậy với một chiếc xe máy phương tiện riêng của mình bạn thỏa sức di chuyển, đó là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Di tích Côn Sơn Kiếp Bạc cầu gì?

Đây là nơi lưu giữ các dấu ấn chiến công hào hừng lừng lẫy 5 châu 4 bể của lịch sử dân tộc Việt Nam ta. Các bậc thánh nhân hiền tài được thờ cúng tại đây. Lịch sử từ lúc dựng đền đến giờ, nơi đây được ca tụng là một trong những nơi linh thiêng nhất cả nước : “ lòng thành mà cầu khẩn sẽ được ứng nghiệm ngay”.

Với các phong tục dân gian lưu truyền đến giờ muốn cầu tài , cầu chức, hay những phải trái phân minh thì xin ấn của Hưng Đạo Vương chi ấn, hoặc Quốc Pháp Đại Vương chi ấn; muốn cầu có con, sự an lành tốt đẹp đến với mình thì cầu Vạn Dược Linh Phù chi ấn, để tránh sự quấy nhiều của ma quỷ, bệnh tật đeo bám ta đến với Phi thân thần kiếm linh phù chi ấn,…

ban-co-tien-tren-dinh-nui-con-son-kiep-bac

Hàng năm, khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc đón nhận hàng triệu du khách từ thập phương. Không chỉ với mục đích vãn cảnh mà còn đến cầu sức khỏe, bình an, tài lộc đến với gia đình, sinh con sinh cái. Xứng danh với sự linh thiêng của các dịp xin dấu ấn. Chỉ cần có một lời cầu ấn chính đáng tức khắc sẽ hiển linh thành sự thật.

Xem thêm: Khám phá đền Mẫu Đồng Đăng – ngôi đền thiêng nơi biên giới Lạng Sơn

Quần thể khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc có gì?

Thứ nhất chùa Côn Sơn

Với tên gọi khác là Thiên Tư Phúc Tự với ý nghĩa là nơi đây được ban phước lành của trời đất. Nằm trên ngọn núi Côn Sơn vững chắc, phượng Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương. Nơi đây được sử chép lại là với những trận hỏa công hun lửa để bắt sống tướng nhà Ngô thời vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân ( thế kỷ V).

Ở miền bắc nước ta nơi đây đứng vào hàng ngũ 3 ngôi chùa của trung tâm thiền phái Trúc Lâm với sự góp mặt của 2 ngôi chùa ở Quảng Ninh là chùa Yên Tử và Quỳnh Lâm. Nơi đây ghi chép lưu lại và thờ tụng các tướng tên tuổi với những chiến công lừng lẫy được sử ghi lại như: Nguyễn Trãi, thiền sư Huyền Quan,…

chua-con-son

Với công trình đồ sợ nhưng vẫn mang nét đẹp lịch sử theo thời gian có tận 83 gian, gồm các công trình đặc thù sau: tam quan, thượng hạ điện,… Nhưng do sự tàn phá khốc liệt của các cuộc chiến tranh, bây giờ chỉ là một ngôi chùa Côn Sơn nhỏ bé nằm nép dưới những tán lá che chở của những cây cổ thụ khổng lồ. Nơi đây bảo tồn rất nhiều những cổ vật và dấu tích hào hùng của nhân dân cha ông ta.

Thứ hai đến với đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc nằm trên vị trí của hai thôn Vạn Kiếp và Dược Sơn, Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương. Cái tên Kiếp Bạc là sự kết hợp Vạn Yên và Dược Sơn tượng trưng cho Vạn Yên là làng Kiếp còn Dược Sơn là làng bạc. Đây là nơi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lập căn cứ và huấn luyện binh sĩ trong cuộc chống lại giặc xâm lược quân Nguyên Mông thuộc thế kỷ XIII, đây là quân xâm lược tiếng tăm đi đến đâu càn quét đến đó, khuấy động châu Âu, châu Á,.. nhưng lại bại dưới nước Nam ta, một nước nhỏ bé, nhưng có ý chí chiến đấu kiên cường.

den-kiep-bac

Theo các nhà phong thủy đây là nơi tích tụ vượng khí rất lớn tạo ra nhiều anh hùng, gây dựng cơ nghiệp. Nằm trên vị trí địa lý thung lũng bao bọc bởi dãy Sơn Long. Với ấn minh đường rộng rãi, tạo bởi thế núi rồng chầu, hổ phục. Khi đi đến cổng đền ta thấy ngay trên cổng là dòng chữ Hưng thiên vô cực. Bước vào trong cổng, ngước nhìn sang bên trái là giếng Ngọc với cặp long nhãn linh thiêng.

Bước tiếp vào là tòa điện thứ nhất thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão, tòa điện thứ 2 thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tòa thứ 3 cũng là tòa cuối cùng thờ vợ của Trần Quốc Tuấn và hai người con gái. Bên cạnh đó còn thờ 2 vị thần nắm giữ số mệnh sinh tử, giàu nghèo hay hèn sang,.. đó là Nam Tào và Bắc Đẩu, và 2 vị danh tướng Yết Kiêu và Dã Tượng.

Đền thờ danh tướng Nguyễn Trãi

Được đặt nền móng vào những năm 2000 trên miếng đất thiêng liêng rộng 10 nghìn mét vuông, dưới chân núi Ngũ Nhạc. Là nơi quan trọng nhất trong khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Bám sát thiết kế lịch sử truyền thống của nước ta, Đây là khu du lịch tâm linh lịch sử gắn với tương lai sau này.

Đền thờ danh tướng Trần Nguyên Hãn

Nằm cùng trên với mảnh đất của vị tướng Nguyễn Trãi. Đây là một vị tướng dưới trướng nhà Lê, có quan hệ là cậu của Nguyễn Trãi.

Đền thờ danh tướng Trần Nguyên Đán

Đây là ông của Nguyễn Trãi, nằm cùng trên mảnh đất của Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn. Là một người ông nghiêm minh, chính trực đã nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành và ông đã cùng với vợ mình xây dựng lên kiến trúc đẹp đẽ ở trong núi. Với tên là Thanh Hư đây là tổng thể của nhiều kiến trúc hoành tráng hòa mình với rừng núi thiên nhiên.

den-tho-cac-danh-tuong-tai-con-son-kiep-bac

Các lễ hội tại di tích Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương

Lễ hội vào mùa xuân

Lễ hội mùa xuân di tích Côn Sơn Kiếp Bạc từ lâu với các lễ hội này đã trở thành một phong tục tập quán với nét đẹp của văn hóa lịch sử. Được diễn ra vào ngày 16 tháng giêng hàng năm mở đầu đó là lễ khai. Lưu giữ và duy trì các nét đẹp bản sắc các nghi lễ truyền thống. Hòa mình vào bầu khí lễ hội linh thiêng, với mùi hương trầm tỏa ngát hương từ những chiếc lư lớn. Các tổ chức lễ hội như khai hội, khai xuân, …

Lễ hội có nhiều trò chơi truyền thống mang đậm nét đẹp lịch sử nước ta quen thuộc như gói bánh chưng, giã bánh dày,…

le-hoi-con-son-kiep-bac

Lễ hội vào mùa thu

Nhớ về cội nguồn, tưởng nhớ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, với lễ giỗ cha vào tháng Tám, âm dương trời đất hòa hợp. Cầu cho mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, mọi việc thông suốt, thuận buồm xuôi gió. Trong tiết trời thu với thời tiết dễ chịu đẹp trời, người dân đổ dồn về Kiếp Bạc rất đông.

Với các nghi lễ dâng hương, khai ấn, giỗ đức thánh Trần,… Tưởng nhớ đến vị tướng không chỉ ở Việt Nam còn xếp vào những vị tướng kiệt xuất nhất thế giới là Nguyễn Trãi. Thu hút với các trò chơi truyền thống như múa rối nước, đua thuyền,…

Kinh nghiệm du lịch di tích Côn Sơn Kiếp Bạc

Với đặc thù, đặc trưng là khu di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Vì vậy khi đi du lịch di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, bạn phải đảm bảo các nội quy sau:

  • Đây là chốn linh thiêng, đến đây với lòng thành kính cần sự kính trọng nghiêm túc, không đười cười đùa lớn ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm tại chốn đền chùa.
  • Trang phục lịch sự, kín đáo phù hợp với thuần phong mỹ tục. Không mặc quần áo lôi thôi, những bộ váy đầm hở hang, chiều dài váy ko qua đầu gối.
  • Với địa hình đồi núi không bằng phẳng, không được đi các giày cao gót, có thể đi những đôi giày thể thao chuyên dụng cho việc leo đồi núi.
  • Đề phòng diễn biến của thời tiết không biết trước được, bạn mang theo ô hay mũ nón.
  • Có thể chuẩn bị đồ ăn mang theo, nhưng nhớ giữ gìn vệ sinh đó.
kinh-nghiem-di-con-son-kiep-bac

Xem thêm: Khám phá chùa Tây Thiên – Vĩnh Phúc và kinh nghiệm khi đi du lịch tại đây

Tổng kết

Quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là địa điểm linh thiêng bậc nhất ở tỉnh Hải Dương nói riêng và trên dải đất hình chữ S này nói chung. Bạn hãy đến nơi đây để trải nghiệm những lễ hội cực kỳ đặc sắc.

Với các thông tin trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn mở mang nhiều về lịch sử và các nét văn hóa truyền thống của Việt Nam ta.

Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

Hotline: 0987.662.123

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đền Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương Thờ Ai