“Du Mục” – Bi Kịch Của Con Người Vong Quốc, Vong Thân
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đến nội dung chính
“Du mục” – bi kịch của con người vong quốc, vong thân
Hai năm nay, cứ đến 1.4, ý định viết về nhạc Trịnh của mình thay đổi 180 độ, từ nhạc tình chuyển sang ca khúc Da vàng. Định tự sự một chút cùng nhạc Trịnh về tình yêu, những mất mát của tình thầm nhưng bế tắc, chẳng thấy gì mới mẻ. Chợt nghe "Du mục" ngân vang những ca từ, giai điệu ám ảnh về quê hương và thân phận con người. Sau những quan sát, nhiều trải nghiệm, suy tư, mình bắt đầu thấu và thấm bi kịch của "Đàn bò vào thành phố/ Không còn ai hỏi thăm" và "Một người vào thành phố/ Không còn ai người quen"... Đó là bi kịch tự thân/ tự ý thức của kiếp đời sống vong quốc, vong thân. Ca từ mở đầu đã khiến ta gai người, nhói buốt trước tội ác và sự huỷ diệt của chiến tranh. Những mất mát, đau thương hiện hữu từ rung cảm từ bên trong, từ trong nhận thức của con người về thân phận giữa mênh mông, hoang vắng, tịch liêu, trống rỗng:Đàn bò vào thành phốĐêm buồn vắng buồn hơnĐàn bò vào thành phốKhông còn ai hỏi thămĐàn bò tìm dòng sôngNhưng dòng nước cạn khôĐàn bò bỗng thấy buồn, bỗng thấy buồnRồi một hôm đứng mơ mây ngànMột người vào thành phốĐếm từng bước buồn tênhMột người vào thành phốKhông còn ai người quenNgười tìm về đồng xanhNhưng đồng đã bỏ khôngRồi người bỗng thấy buồn, bỗng thấy buồnNgười chợt nghe xót xa đất mình Những ca từ được viết theo lối ẩn dụ như một ngụ ngôn về thân phận con người (hay cả một dân tộc?) hoang tàn tàn trong chiến tranh. Một đàn bò đi tìm cội nguồn trong thành phố và chẳng thể gặp một chút ít dấu hiệu nào của thân quen, của quá khứ. Đêm buồn. Thành phố hoang liêu. Người xa lạ. Dòng nước cạn khô. Cảm giác đâu chỉ dừng lại ở buồn mà còn lại chống chếnh, chơ vơ, lạc loài. Quá khứ hay những thân tình giờ chỉ còn là “đứng mơ mây ngàn”, là chút dư ảnh của một thời vang bóng trong ký ức xa xăm. Ở đây, đàn bò hay bầy người đang thực sự hoang mang, bất an khi trở nên xa lạ với chính quê hương, đất nước mình, khi mọi mối liên hệ với quá khứ đã bị đứt gãy. Những tâm hồn đang thổn thức vì bị cưa đứt, đánh bật gốc rễ với nguồn cội trong cô đơn, sợ hãi, trong một khoảng trống mênh mang không có gì lấp được trong trái tim thổn thức, tự cảm, tự nhận ra bi kịch mất mát đến không còn chốn dung thân hay một điểm tựa nương nào, như một đứa con hoang trong gia đình sung túc, đủ đầy sự hiện hữu người. Cấu trúc ca từ theo lối song hành đi từ ẩn ngữ sang bộc lộ trực tiếp những bi kịch thân – phận – người. Người vào thành phố cũng đâu có khác gì bò: cũng đếm từng bước buồn tênh, cũng không còn ai người thân, tìm về đồng xanh thì đồng đã bỏ không… Tất cả đã lìa bỏ, tất cả chỉ còn lại tang tóc, khô khan. Cái nguồn sống, nguồn sinh dưỡng cho một đời – sống – người thực sự đã không còn. Cá thể một con người như tô đậm thân phận của một thiểu số, của những chủ thể đang bị biến thành thiểu số trong không gian quen thuộc của đất mình. Họ bị đẩy ra ngoài lề, mất đất, mất nước, và không nhận ra cả bản thân. Họ chỉ còn biết xót xa cho đất mình trong trạng thái bất lực, tuyệt vọng. Bi kịch vong thân, vong quốc, hơn ở đâu hết, nhói buốt như trong hoàn cảnh chiến tranh. Bởi mỗi con dân Việt, đang ở trên đất Việt nhưng lại thấy mình lạc lõng, xa lạ, lại không thấy được chính mình bằng sự kết nối với quá khứ, với cội nguồn, hay người quen. Bởi xét cho cùng, con người cần phải biết cái khác, sông trong cái khác mới xác nhận được bản thể của mình, nhưng để khẳng định, gìn giữ, phát triển cái bản thể ấy thì người ta cần chốn nương tựa là những gì gần gũi, thần quen, là cái cảm giác được ở trong số đông, giống mình. Và trong tình cảnh sống ấy, những thiểu số cá thể mong manh chỉ còn biết dành “những giọt nước mắt cho quê hương”:Ôi quê hương đã lầm thanSao còn, còn chiến tranhMẹ già hết chờ mongĐã ngủ yênMẹ già mãi ngủ yênBuông lời ru cho muôn nămBuông vòng nôi cho hư khôngCho hư khôngBuông bàn tay con đi hoangCon đi hoang một đờiCon đi hoang phận này Quê hương, mẹ và con, tất cả bị cuốn trong cơn xoáy lốc của chiến tranh. Tang tóc nối tiếp lầm than, đau thương chồng lên khổ cực. Tất cả sự hiện hữu của một đời sống đều trở nên hư ảo. Mẹ nằm yên “buông lời ru cho muôn năm”, “buông vòng nôi cho hư không”, “buông bàn tay” khiến “con đi hoang một đời”, “con đi hoang phận này”. Những lời ca thê thiết nghẹn ngào xót xa vì những nỗ lực cuối cùng của tình thương, của sự chở che đã bị hủy diệt trước tội ác. Con mất mẹ, cả dân tộc mất mẹ Tổ quốc, con đi hoang và cả một dân tộc đi hoang vì bị đánh bật gốc rễ, bị thiêu rụi mọi nguồn sống. Một đời đi hoang có thể chỉ là nỗi khổ thông thường nhưng khi thân phận cũng là đi hoang thì thực sự là bi kịch lớn, bi kịch một kiếp sống, bi kịch một dân tộc, một thời đại lịch sử, cũng là của bản thể tồn tại người trong những cảnh huống sống tương tự. Bởi lịch sử luôn luôn có sự lặp lại và có những bi kịch tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của loài người như bản mệnh của họ, trong đó có cảm giác vong quốc, vong thân. Khép lại bài hát, hình ảnh đàn vò và con người vào thành phố vẫn lặp lại, đan quyện như một ám ảnh: Đàn bò vào thành phốRéo buồn tiếng hạt chuôngMột người vào thành phốNghe hồn giá lạnh băngNgười tìm về đầu nonNhưng rừng đã bỏ hoangRồi người bỗng hết buồn, đã hết buồnNgười lặng nghe đá lên trong mình Ở đây, ta thấy có sự đối lập gay gắt giữa đàn bò, con người với thành phố, một cái gì đó quá khác, quá mới, đập vỡ, xô đổ mọi mối liên hệ với môi trường cũ, để con người không nhận ra chính quê hương và bản thân mình. Nỗi buồn cứ thấm sâu, chết lặng trong đau, xót. Ca từ cuối cùng của ca khúc là con người hết buồn, tưởng thanh thản nhưng lại nặng trĩu. Bởi hết buồn vì “đá lên trong mình”, tức biến thành người – đá, một sự tồn tại phi sự sống. Con người chết lặng, hóa đá, hay nói đúng hơn là tồn tại như một cái xác, sống cùng nỗi đau vong quốc, vong thân. Nghe nhiều lần “Du mục”, tôi rùng mình khi nhìn thấy hàng ngày, hàng giờ, trên đất nước này “không còn chiến tranh” nhưng lại không có trẻ con “hát đồng dao hòa bình” nhưng lại có vô số bi kịch vong thân, vong quốc. Bao người Việt nay phải lìa bỏ quê hương, người thân, đi kiếm sống, trở về trong tâm thức hoang mang, chán chường, chả biết mình thuộc về đâu? Bao người vĩnh viễn không thể tương hợp với xã hội này, nên vĩnh viễn ly hương? Và ngay ở trong nước Việt này thôi, người ta chặt cây, lấp sông, phá chùa; người ta đạp đổ mọi thứ liên quan đến quá khứ để xây dựng những thứ mới toanh, thay đổi cả chất và lượng… nghĩa là cắt lìa con cháu với truyền thống, với cội nguồn. Người ta dựng lên một đống những thứ nhất: cao, to, dài, rộng, lớn… mà không mang một chút hình hài, dáng dấp gì chứ chưa nói đến linh hồn, cốt cách của quê hương xứ sở. Một ngày nào đó, người đi xa trở về không còn nhận ra nơi chôn rau cắt rốn vì không còn dấu hiệu nào liên hệ với quá khứ. Một khoảng tĩnh lặng nào đó, sau tất cả bộn bề lo toan, quay cuồng vì cơm áo, ta chợt nhìn ra trước cửa nhà mình, ta không còn thấy chút gì quen thuộc. Một tương lai không xa, lố nhố người xung quanh ta là những người khác dòng máu, màu da, khác ngôn ngữ tràn ngập. Và một ngày nào đó, ta không còn thấy một gì đó gần gũi, quen thuộc xưa kia khi gặp những con người ta vẫn bắt gặp hàng ngày… Cái cảm giác đó chẳng phải vong thân, vong quốc là gì? Và ta ngỡ ngàng mình là đàn bò, là người vào thành phố nhưng thực chất là đi hoang, là sống du mục trên quê hương, trong một thời đại người ta gán cho cái mác hòa bình. Một đất nước không còn chiến tranh nhưng chưa chắc đã có hòa bình. Con người sống trên mảnh đất sinh ra nhưng chưa chắc đã được hưởng trọn vẹn cảm giác mọi thứ là – của – mình, nhưng vẫn sẽ còn bi kịch vong quốc, vong thân. Một dân tộc sau “hàng ngàn năm nô lệ giặc Tàu”, “hàng trăm năm đô hộ giặc Tây” nhưng “gia tài của mẹ” là “một bọn lai căng”, là “một lũ bội tình” thì bao kiếp người vẫn sống trong bi kịch này, vẫn mang thân phận của “đàn bò vào thành phố”. Và nước Việt ngàn năm lịch sử chỉ là cái vàng son ảo tưởng, che đậy đi cái nước Việt buồn, giống như những kỷ lục nhất liên tục kia che đậy đi cái tâm lý nhược tiểu, cái nghèo hèn, yếu kém của một đất nước, mà đại đa số người dân chọn im lặng, thỏa hiệp và ru ngủ mình trong chủ nghĩa AQ. Hà Nội, 1-2/4/2015Nhận xét
Đăng nhận xét
Bài đăng phổ biến từ blog này
“Dấu chân địa đàng” – những dấu chân siêu thực hằn in cõi hư vô
Trong bộn bề của cuộc sống hiện tại, đôi khi ta thèm một khoảng lặng để lắng nghe một giai điệu bài hát trầm lắng, yên tĩnh. Nhưng cái khoảng lặng của ước mơ ấy thật xa vời trong nhịp sống tất bật hiện đại này. Và chợt có một khoảnh khắc nào đó, ta được tịnh tâm và giai điệu kia cất lên khiến ta giật mình phát hiện ra bao suy tư, bao ý nghĩa mới mẻ, sâu xa từ những ca từ, giai điệu quen thuộc. Đó là cái cảm giác được đánh thức, được bừng ngộ của cảm xúc, của tâm linh. Tôi đã đã có một khoảnh khắc gặp lòng mình như thế khi nghe thí sinh Nguyễn Thị Minh Chuyên hát “Dấu chân địa đàng” của Trịnh Công Sơn trong đêm diễn tuần 5 của “Sao Mai điểm hẹn 2010”. Khi xướng cái tên Minh Chuyên với ca khúc “Dấu chân địa đàng” của Trịnh là màn kết của đêm diễn – đêm quyết định ai sẽ tiếp tục cuộc chơi, ai sẽ phải từ bỏ cuộc chơi “Sao Mai điểm hẹn 2010”, tôi đã rất băn khoăn xen thêm phần lo lắng. Bởi thực tâm mà nói tôi đã ủng hộ ca sĩ này từ cuộc thi “Sao Mai 2009”. Mỗi l Đọc thêm"MÙA XUÂN CHÍN" CỦA HÀN MẶC TỬ - SAY ĐẮM XUÂN CHÍN ĐỂ TIẾC XUÂN THÌ
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già… - Xuân Diệu - Trên bước đường phiêu lãng của khách hồ hải, có những lúc dừng chân bên một vùng quê yên bình trong khung cảnh mùa xuân tươi mới, rực rỡ và thơ mộng, kẻ tha hương hốt nhiên chợt dâng trong lòng một nỗi niềm sực nhớ những hình ảnh xa, hình ảnh xưa của kỷ niệm dấu yêu. Dòng hoài cảm miên man của sực nhớ khiến tâm hồn người lữ khách rung lên, rồi cuộn trào những cảm xúc xốn xang trước vẻ mọng mòi, tươi mát, lộng lẫy của mùa xuân đang ở độ chín. Ngắm xuân sắc lòng ta rạo rực xuân tình. Cảm mùa xuân viên mãn trong vẻ đẹp chín mọng ta thấy hoài tiếc xuân qua và thoáng gợn chút âu lo về sự phôi pha của xuân thì, xuân sắc. Lòng ngập tràn cảm xúc vởi ngoại cảnh đã chuyển hóa thành tâm cảnh. Và lòng ta cũng như lòng khách hồ hải phiêu du kia gặp nỗi lòng c Đọc thêm Thanh Hai Blog là một phần diện mạo, nơi thể hiện cái tôi với những suy tư, nỗi niềm, cảm xúc riêng Truy cập hồ sơLưu trữ
- tháng 3 20242
- tháng 4 20231
- tháng 3 20231
- tháng 12 20221
- tháng 10 20221
- tháng 9 20221
- tháng 8 20221
- tháng 6 20222
- tháng 4 20221
- tháng 1 20221
- tháng 12 20211
- tháng 11 20211
- tháng 10 20211
- tháng 9 20211
- tháng 8 20213
- tháng 7 20211
- tháng 6 20211
- tháng 2 20211
- tháng 12 20201
- tháng 10 20202
- tháng 4 20201
- tháng 2 20201
- tháng 12 20191
- tháng 9 20192
- tháng 8 20192
- tháng 2 20191
- tháng 8 20181
- tháng 3 20181
- tháng 11 20171
- tháng 10 20171
- tháng 6 20171
- tháng 4 20172
- tháng 3 20171
- tháng 2 20171
- tháng 12 20161
- tháng 7 20161
- tháng 3 20161
- tháng 2 20162
- tháng 1 20161
- tháng 12 20151
- tháng 10 20151
- tháng 9 20151
- tháng 8 20151
- tháng 6 20151
- tháng 5 20153
- tháng 4 20152
- tháng 3 20153
- tháng 2 20152
- tháng 1 20155
- tháng 12 20142
- tháng 11 20141
- tháng 9 20141
- tháng 7 20142
- tháng 6 20141
- tháng 5 20141
- tháng 4 20143
- tháng 3 20141
- tháng 2 20143
- tháng 1 20142
- tháng 12 20134
- tháng 11 20132
- tháng 10 20131
- tháng 9 20132
- tháng 8 20133
- tháng 7 20132
- tháng 6 20133
- tháng 5 20132
- tháng 4 20131
- tháng 3 20137
- tháng 2 20136
- tháng 1 201310
Nhãn
- Đi và viết
- Hành trình dọc miền Đất Nước
- Linh tinh
- Nhạc Trịnh
- Phim
- Tản mạn về cuộc sống
- Tâm sự - cảm xúc
- Văn veo
- Vấn đề giáo dục
Báo cáo vi phạm
Từ khóa » Hình ảnh đàn Bò Vào Thành Phố
-
Dan Bo Vao Thanh Pho - Đàn Bò Vào Thành Phố - Bat Khuat
-
Ngơ Ngác Như đàn Bò Trong Phố Thị - Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam
-
“Đàn Bò Vào Thành Phố, Không Còn Ai… !” (TCS) | Tunhan
-
Đàn Bò Vào Thành Phố - Báo Thanh Niên
-
Ngơ Ngác Như đàn Bò Trong Thành Phố - Vietnamnet
-
Đàn Bò Vào Thành Phố Trịnh Công Sơn
-
Đàn Bò Vào Thành Phố - Tuổi Trẻ Online
-
Đôi điều Về Nhạc Phản Chiến Của Cố Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn
-
Đàn Bò Vào Thành Phố-Trinh Công SƠn | ĐỒNG HƯƠNG KONTUM
-
Đàn Bò Vào Thành Phố - HỌ Đồng
-
Bất Ngờ đàn Bò Tót Lai ở Ninh Thuận Sau Khi được Về Với Tự Nhiên
-
PS ảnh: Đàn Bò “đại Náo” Quanh Sân Vận động Mỹ Đình | Xã Hội
-
NS. Trịnh Công Sơn Đàn Bò Vào Thành Phố Đêm Buồn ... - Facebook