DỤ NGÔN CỎ LÙNG HẠI CẢI VÀ MEN BỘT - SỐNG GIỮA ĐỜI

Trang chủ »SUY NIỆM LỜI CHÚA
  • GIỚI THIỆU
  • SỨ MẠNG
  • SUY NIỆM LỜI CHÚA
  • CHUYỆN GÓP NHẶT
  • MINI TRUYỆN
  • MULTIMEDIA
  • GIỜ LỄ NHÀ THỜ HẠT CỦ CHI
  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
  • VĂN KIỆN
  • LẼ SỐNG

HẠNH CÁC THÁNH

  • Ngày Con Chúa giáng trần làm người, đất trời được giao hòa, nhân phẩm nhân loại được phục hồi

    ...xem chi tiết

  • Không có sự xung đột giữa đời sống cầu nguyện cá nhân và phụng vụ.

    ...xem chi tiết

  • khôn ngoan mà thực tế; thông minh mà hài hòa kinh nghiệm; thần bí mà cải cách tích cực và thánh thiện

    ...xem chi tiết

  • Lạy Chúa, con phó thác linh hồn con trong tay Chúa

    ...xem chi tiết

  • Chúa Giêsu cảnh báo họ rằng vinh quang và đau khổ của Ngài sẽ được liên kết chặt chẽ

    ...xem chi tiết

  • Sự thánh thiện của ngài đã lay động nhiều người canh tân đời sống, nhưng cũng có nhiều người chống đối ngài.

    ...xem chi tiết

  • Giáo hội luôn tin rằng cá thánh tông đồ, và các vị tử đạo của Chúa Kitô đã làm chứng về đức tin và bác ái bằng chính máu mình

    ...xem chi tiết

  • Con người giống Thiên Chúa không chỉ về suy nghĩ và yêu thương mà còn về cách sáng tạo.

    ...xem chi tiết

  • Ngài khôi phục nhà thờ chính tòa, cải thiện đô thị và và bị đi đày một thời gian ngắn.

    ...xem chi tiết

  • Lòng can đảm của ngài ở trong tù và sự tử đạo của ngài được lan truyền khắp Scotland.

    ...xem chi tiết

  • Ngài được chọn là thánh bổn mạng của người nghèo và bệnh nhân, noi gương Chúa Giêsu rửa chân cho họ và phục vụ họ ở bàn ăn.

    ...xem chi tiết

  • Thánh Bernardine dùng lòng sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu là cách vượt qua những cuộc chiến gian lao và thường đổ máu

    ...xem chi tiết

Thống kê

NHẬT KÝ TÂM HỒN CỦA ĐỨC GIOAN XXIII

  • TĨNH TÂM TẠI VATICAN

    Là giáo hoàng, tôi đeo đuổi đường lối dễ hiểu, là hoàn toàn hy sinh lo lắng những gì thuộc phận vụ đức tin, mục vụ

    ...xem chi tiết

  • TĨNH TÂM TẠI CHỦNG VIỆN

    Vào thiên đàng có hai cửa: trắng trong và sám hối. Là phàm nhân yếu đuối, ai bảo đảm là mình vào cửa số một ?

    ...xem chi tiết

ĐƯỜNG HY VỌNG

  • CON CÓ MỘT TỔ QUÓC

    Là người Công Giáo Việt Nam, con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.

    ...xem chi tiết

  • SỐNG HY VỌNG

    Con ôm ấp một ý nguyện:'‘Dưới đất cũng như trên trời”

    ...xem chi tiết

DỤ NGÔN CỎ LÙNG HẠI CẢI VÀ MEN BỘT[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọnĐã xem: 775 | Cật nhập lần cuối: 7/26/2017 8:57:59 PM | RSS

CHÚA NHẬT XVI QUANH NĂM A

DỤ NGÔN CỎ LÙNG HẠI CẢI VÀ MEN BỘT

(Mt 13,24-43)

1/ Cấu trúc của bài này có giống cấu trúc của bài Tin Mừng lần trước không?

Cấu trúc của đoạn văn này cũng giống cấu trúc của đoạn Tin Mừng trước. Quả vậy, cả hai cùng có:

- Lời trình bày dụ ngôn cho dân chúng (3b-9/24-30)

- Lý do giảng dạy dùng dụ ngôn (10-17/34-35)

- Lời giải thích dụ ngôn cho môn đồ (18-23/36-43)

Ý hướng thần học của cả hai là làm nổi bật đặc ân được thấu hiểu các mầu nhiệm Nước Trời của các môn đồ, đối nghịch với thảm cảnh của những kẻ có tai mà không nghe và khinh thị thời gian được thăm viếng. Ở đây người ta thấy tư tưởng đã tiến thêm một bước (34-35), với việc đề cập đến lý do hiện hữu của các dụ ngôn, đã xác quyết và bổ túc 10-17. Hơn nữa, trong viễn ảnh cuộc phán xét và phân loại người lành, kẻ dữ do việc phán xét kéo theo, tỏ hiện số phận dành riêng cho những người “hiểu” và cho những kẻ “nhìn mà không thấy”, vì chẳng phải chỉ có các năng lực của Nước Trời bắt đầu hoạt động từ hôm nay dưới các dạng thức khiêm tốn, và mâu thuẫn nữa mà lại chính sự thụ cảm trước các năng lực đó.

Sẽ định đoạt số phận các thính giả nghe lời rao giảng về Nước Trời, khi Nước ấy xuất hiện trong vinh quang.

2/ Dụ ngôn cỏ lùng muốn nói với ta điều gì?

Xét về mặt cốt yếu, xem ra dễ dàng rút tỉa ý nghĩa dụ ngôn cỏ lùng. Qua trung gian sứ vụ của Đức Giêsu, Thiên Chúa bắt đầu kêu gọi những kẻ được dành cho vào Nước Trời. Nhờ lời Đức Giêsu và nhờ việc tiếp đón mà lời đó mời gọi khuyến dụ, Nước Trời được dần dần thiết lập một cách bí nhiệm. Vậy tại sao tội lỗi còn có thể tồn tại? Tại sao tội nhân không bị kết án, loại trừ mà còn chung sống với con cái nước ấy? Cớ vấp phạm là ở chỗ đó, nơi mà Nước Trời bắt đầu hiện diện. Tại sao cuộc chung thẩm nhằm phân chia người lành kẻ dữ lại phỉa trì hoãn. Dụ ngôn trả lời: không thể phán xét trước kỳ hạn: việc nóng lòng mong đợi cuộc phán xét phải nhường chỗ cho sự kiên nhẫn trông chờ ngày Thiên Chúa lựa lọc kẻ lành người dữ để thiết lập Nước Ngài cách dứt khoát trong vinh quang.

Trong lời mời gọi kiên nhẫn ấy, ta có thể hiểu ngầm một lời kêu gọi hãy kính sợ, hãy khiêm tốn chờ trong cuộc phán xét. Sở dĩ nên trì hoãn việc nhổ cỏ lùng là vì ta không thể tự ý chiếm lấy cho mình đặc quyền của Thiên Chúa, quyền giải quyết vấn đề biết ai là hạt lúa tốt, ai là cỏ lùng xấu xa… phải sống trung thành với lời của Nước Trời, chứ đừng xem lời đó như một bảo đảm an toàn giả tạo và đáng tự cao.

Từ dụ ngôn đến lời giải thích dụ ngôn (36-43), trọng tâm đã xê dịch một cách đáng kể: nơi mà tác giả dụ ngôn gợi lên việc phải chờ đợi cuộc phán xét cách kiên nhẫn và khiêm tốn, thì người giải thích lại chú tâm đến số phận dành riêng cho những phường tác quái, dụ ngôn đã làm dịu bớt màu đen tối của cảnh đó bằng thị kiến vinh quang sau cùng của những người công chính.

3. Dụ ngôn hạt cải muốn nói với chúng ta điều gì?

Ý nghĩa dụ ngôn hạt cải được sáng tỏ tự hai cực: bắt đầu nhỏ bé của hạt cải đối nghịch với giai đoạn tăng triển sau cùng của nó, với giai đoạn biến nó thành cây lớn nhất trong mọi thứ rau cỏ. Điều đó cho ta tóm kết ý nghĩa như sau: Dù có những dáng vẻ khá khiêm tốn, Nước Trời mà từ đây đang hiện diện trong lời của Đức Giêsu, trong biến cố mà lời đó trình bày cho thính giả, một ngày kia sẽ tỏ ra vô cùng vĩ đại vinh quang.

4 . Chúng ta hiểu gì về dụ ngôn men bột?

Dụ ngôn men bột, trong hình thức hiện thời, hơi khác dụ ngôn trước một chút: nó không nhấn mạnh đến sự tương phản giữa lượng men ít ỏi với khối bột khổng lồ dậy lên, cho bằng đến đặc tính riêng của men là làm dậy số lượng bột to lớn. Từ đầu câu châm ngôn mà Phaolô ghi lại cho phép ta giả thiết điều đó (1Cr 5,6; Gl 5,9), có lẽ dụ ngôn chỉ muốn nói đến sự tương phản của lượng men ít ỏi và toàn thể khối bột đã được men làm cho dậy. Nên cao điểm nguyên thuỷ của nó giống với cao điểm của dụ ngôn hạt cải, nhưng rồi đối nghịch đã biến mất để nhừơng chỗ cho một lối giải thích thiên về Giáo Hội học, bởi lẽ bấy giờ Mt được chứng kiến sức mạnh xâm nhập phi thường của sứ điệp Tin Mừng vào trong thế giới. Vì dụ ngôn hạt cải được đặt gần dụ ngôn men bột nên ta xem hợp lý khi kết luận rằng nó có thể được giải thích theo chiều hướng Giáo Hội học cây che chở chim trời không phải là nước cánh chung tương lai cho bằng Giáo Hội hiện tại đang bành trướng khắp thế giới. Chính các thính giả Đức Giêsu đã hiểu các dụ ngôn xây dựng theo lối tương phản như thế. Từ những bước đầu khốn khổ, từ những cái không đáng gì trước mặt người đời, (dân chài, quê mùa…) Thiên Chúa sẽ thiết lập vương quốc hùng mạnh của Ngài, là vương quốc bao gồm mọi nước trong vũ trụ.

Nếu phân tích như vậy là đúng, thì từ đây ta có thể suy ra cơ hội đưa đến hai dụ ngôn: đó là có một ít người nghi ngờ sứ mệnh của Đức Giêsu. Họ tự hỏi: phải chăng có sự khác biệt giữa thời cứu độ mà Đức Giêsu bảo là đang bắt đầu với thời mà người ta trông đợi…? Phải chăng cái lũ khốn cùng, gồm đủ hạng người xấu xa kia sẽ là đoàn kiệu trong hôn lễ Thiên Sai? Đức Giêsu trả lời: đúng là đoàn người đó! Các ngươi biết rằng từ một hạt cải nhỏ bé nhất định sẽ trồi ra một cây cao lớn, hay với một nhúm men, sẽ dậy lên toàn thể khối bột, thì cũng vậy, hãy tin chắc rằng hành động thần linh kỳ diệu sẽ biến nhóm nhỏ của ta thành một dân Thiên Chúa, quy tụ mọi quốc gia trên địa cầu.

Cây to lớn là biểu tượng cho quyền bính trần gian trong Kinh Thánh Cựu ước (Ez 31 ;Dn 4). Các thính giả của Chúa Giêsu cũng thừa hiểu rằng: một nắm men bột làm dậy cả khối bột là biểu tượng chỉ sự gian ác và dữ tợn (1Cr 5,6). Như thế chúng ta mới hiểu rằng Chúa Giêsu đã mạnh dạn đưa ra hai hình ảnh ấy qua một áp dụng hoàn toàn ngược lại: cũng thế về quyền năng tối thượng của Thiên Chúa.

Sứ điệp Tin Mừng:

- Giáo Hội hiện tại nhỏ bé đối với toàn thể nhân loại, nhưng chúng ta đừng thất vọng.

- Hạt giống tốt được gieo xuống đất trước tiên và khắp mọi nơi và hạt giống tốt cũng sẽ được gặt hái sau cùng ở khắp mọi nơi. Cỏ lùng, cỏ dại không phải là cái đầu tiên cũng chẳng phải là cái cuối cùng.

- Hãy nhìn thế giới với cái nhìn lạc quan, vì cái nhìn của ta là cái nhìn đức tin. Chúng ta tin rằng hạt giống tốt không bao giờ mất đi, nhưng sẽ thành cây tươi tốt. Thiên Chúa là đấng nhẫn nại chờ đợi. Ngài gớm ghét tội, nhưng Ngài yêu thương tội nhân trở lại cùng Ngài. Nếu Ngài không kiên nhẫn đối với tội lỗi của ta, thì giờ đây chúng ta sẽ ra sao.

Lời Chúa là hạt giống, lòng ta là mảnh đất, đời ta là cánh đồng…

Suy thêm

1. Có thể dùng những điểm nào trong bài trên để suy niệm?

2. Sứ điệp của các dụ ngôn trên giúp tôi sống như thế nào trong những việc làm kín đáo âm thầm nhỏ bé của tôi, của nhóm tôi trong việc rao giảng Lời Chúa?

Ví dụ thì so sánh toàn bộ. Còn ẩn dụ thì so sánh từng chi tiết. Ví dụ cỏ lùng: nghĩa nguyên thuỷ là ví dụ, về sau Giáo Hội sơ khai cắt nghĩa từng chi tiết nên trở thành ẩn dụ

Lm. Phêrô Phạm Hữu Lai

Từ khóa » Giải Thích Dụ Ngôn Cỏ Lùng