Dưa Gang Tây - Loài Cây Ăn Quả Có Tác Dụng Chữa Bệnh

Dưa gang tây

Dưa gang tây

Đặt lịch

Dưa gang tây có màu sắc rực rỡ cộng mùi thơm dịu mát thường được các hộ gia đình trồng với mục đích làm cảnh và cây ăn trái. Bên cạnh đó, loài thực vật tự nhiên này còn được biết đến với tác dụng làm mát gan, an thần, chữa giun sán và hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Tuy nhiên, trong các bộ phận của dưa gang tây có chứa độc tính. Do đó, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng.

Dưa gang tây
Dưa gang Tây hay còn gọi là lạc tiên bốn cạnh, là loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Trung Mỹ

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Dưa tây, lạc tiên bốn cạnh. chùm hoa dưa

Tên khoa học: Passiflora quadrangularis L.

Họ: Lạc tiên (Passifloraceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Lạc tiên bốn cạnh là loài thực vật dây leo thân thảo, có tua cuốn và có chiều dài thân khoảng 15 m. Ở một số địa phương có mỗi trường thuận lợi, cây phát triển với chiều dài thân khoảng 45 m. Cây có lá đơn mọc cách nhau với phiến lá hình trứng hoặc tim, đầu lá tù có mấu nhọn. Lá có màu xanh đậm hoặc màu tím. Cuống lá có từ 4 đến 6 tuyến nổi.

Hoa mọc đơn lẻ và chứa nhiều nhị, có màu sặc sỡ, bao gồm tím và trắng. Ngoài ra, hoa cây lạc tiên bốn cạnh còn có sự hiện diện của các chấm đỏ và có mùi thơm đặc trưng. Quả cây lạc tiên bốn cạnh có hình bầu dục, có chiều dài khoảng 20 – 25 cm. Quả có màu vàng xanh và bên trong chứa nhiều hạt nhỏ. Hạt có màu đen hoặc nâu tím, có chiều dài khoảng 1 – 1.5 cm.

Phân bố

Dưa gang tây là loại cây nhiệt đới có nguồn gốc tại Trung Mỹ. Vào năm 1750, loại cây này được trồng nhiều ở các đảo trong khu vực Bermuda. Tuy nhiên, vào những thập kỳ gần đây dưa gang tây được tìm thấy ở nhiều nước khác nhau trên thế giới như:

  • Châu Phi
  • Brazil
  • Peru
  • Mã Lai
  • Quần đảo Cook
  • Đông Bắc Ấn Độ
  • Ấn Độ
  • Tây Phi
  • Tây Ấn
  • Zimbabwe
  • Trung Mỹ
  • Campuchia
  • Trung Phi
  • Venezuela
  • Hawaii
  • Madagascar
  • Tại Australia cây được trồng nhiều ở Queensland
  • Thái Lan
  • Việt Nam
Hình ảnh dưa gang tây
Hình ảnh hoa dưa gang tây

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Quả, hạt và rễ

Thu hái: Thông thường, quả cây lạc tiên bốn cạnh thường có vào tháng 8 – 11. Tuy nhiên, chỉ thu hoạch quả khi đã chín. Rễ cây được thu hái quanh năm.

Chế biến: Rễ cây có thể được dùng dưới dạng tươi sau khi thu hoạch xong. Ngoài ra, cũng có thể hái về rửa sạch và phơi khô để dành dùng dần.

Bảo quản: Nhiệt độ phòng, tránh ẩm ướt và ánh sáng

4. Thành phần hóa học

Một số nghiên cứu cho biết, cây dưa gang tây chứa các thành phần hóa học sau đây:

  • Protein
  • Chất xơ
  • Canxi
  • Sắt
  • Phospho
  • Niacin
  • Acid ascorbic
  • Riboflavin
  • Tro
  • Chất béo
  • Thiamine

5. Tính vị và Qui kinh

Chưa xác định

6. Tác dụng

Dưa gang tây ngoài công dụng trồng làm cảnh, dùng trong chế biến ẩm thực, các thành phần của dược liệu này còn dùng làm thuốc với các công dụng sau:

  • Rễ cây: Có tác dụng lợi tiểu, an thần và gây nôn. Bên cạnh đó, chúng còn được sử dụng với mục đích làm thuốc trị giun hoặc đắp ngoài, cải thiện các vấn đề liên quan đến da.
  • Lá: Thường dùng đắp chữa bệnh ngoài da và giúp làm dịu các vấn đề về gan. Đồng thời giúp chữa bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao
  • Hạt: Dùng làm thuốc trị sán
  • Vỏ trái: Có tác dụng an thần và hỗ trợ điều trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, hen suyễn, đau đầu, kiết lỵ hoặc tiêu chảy
Tác dụng của dưa gang tây
Dưa gang tây có tác dụng giúp ngủ ngon

7. Liều dùng, cách dùng

Quả dưa gang tây có thể dùng ăn sống hoặc chín đều được. Thông thường, quả sống thường dùng nấu canh ăn giống như canh đu đủ, còn quả chín đem làm sinh tố hoặc thái lát ăn với sữa,… Bên cạnh đó, cũng có thể dùng quả dưa gang tây làm nước ép giải khát. Riêng đối với lá, chúng thường được dùng pha trà uống.

Liều dùng chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tùy thuộc vào mỗi bộ phận của dược liệu cũng như mức độ bệnh ở mỗi người mà liều dùng không giống nhau

8. Độc tính

Theo ghi chép của từ điển Y dược Việt Nam cho hay, trong vỏ quả, hạt non và lá của cây tiên lạc bốn cạnh có chứa nhiều hoạt chất glycoside cyanogenic và chất passiflorine. Hai hoạt chất này có tính độc, có thể gây nghiện, làm tăng khả năng buồn ngủ và tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, các chuyên gia khuyên không nên dùng quả lạc tiên bốn cạnh đã quá già.

9. Bài thuốc

Nước ép dưa gang tây giúp giải khát và hỗ trợ cải thiện sức khỏe

  • Chuẩn bị: 200 gram dưa gang tây, 3 thìa sữa đặc, 100 ml sữa tươi và đá bào
  • Cách làm: Dưa gang tây sau khi mua về đem gọt bỏ vỏ, bổ đôi và bỏ hạt. Sau đó rửa lại với nước cho sạch rồi thái khúc nhỏ vừa ăn. Cho dưa gang tây đã sơ chế vào máy xay sinh tố, thêm đá bào, sữa tươi và sữa đặc vào xay nhuyễn. Cuối cùng tót ra ly và uống.

Cách pha trà lá dưa gang tây chữa huyết cao huyết áp và bệnh tiểu đường

Sử dụng 1 nắm lá dưa gang tây đem rửa sạch và cho vào ấm trà. Đổ nước đun sôi vào và hãm trong vòng 10 phút. Dùng nước trà này uống đều đặn từ 5 – 7 ngày giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

Trà rễ dưa gang tây giúp ngủ ngon

Sử dụng một nhúm rễ cây dưa gang tây khô đem rửa sạch và cho vào cốc nước đun sôi hãm 10 phút. Uống nước thuốc cách thời gian đi ngủ khoảng 30 phút giúp sẽ giúp ngủ ngon và sâu.

Lưu ý: Không nên sử dụng lá và rễ dưa gang tây trong thời gian dài. Bởi chúng có chứa chất độc, nếu dùng lâu dài, chất độc tích tụ trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Mặc dù dưa gang tây có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh nhưng cho đến nay công dụng của chúng vẫn chưa được các nhà khoa học xác định. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng rễ, lá và hạt khi được sự đồng ý từ thầy thuốc chuyên môn. Còn riêng phần quả, các bạn nên dùng với lượng phù hợp trong chế biến món ăn. Tuyệt đối không nên quá lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Xem thêm:

  • Cây thông thiên chữa bệnh gì? Cách sử dụng đúng
  • Thục quỳ và những tác dụng chữa bệnh diệu kỳ 

Từ khóa » Trồng Dưa Gang Tây