Dưa Lưới: Loại Quả Vừa Giải Khát Vừa Bổ Dưỡng
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Dưa lưới là gì?
- Thành phần hóa học của dưa lưới
- Tác dụng Y học hiện đại
- Tác dụng Y học cổ truyền
- Cách sử dụng dưa lưới
- Một số bài thuốc từ dưa lưới
Dưa lưới là loại quả khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà loài thực vật này vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có công dụng tốt đối với sức khỏe như thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu…. Sau đây, hãy cùng YouMed hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của loại cây gần gũi này.
Dưa lưới là gì?
- Tên khoa học: Cucumis melo.
- Họ khoa học: Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Tùy vào khu vực mà có các giống dưa khác nhau:
- Bắc Mỹ có Cucumis melo reticulatus hoặc đôi khi chỉ C. melo var. cantalupensis- quả tròn, vỏ dạng lưới, thịt ngọt.
- Châu Âu có loài lymphothelialisis.
Đặc điểm sinh trưởng và thu hoạch
Đặc điểm sinh trưởng
Theo các tài liệu dưa lưới có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ, trong khi người trồng giống cây này đầu tiên đến từ Ai Cập. Ban đầu, kích thước quả nhỏ và ít ngọt, dần theo thời gian, với sự phát triển của kỹ thuật canh tác cũng như chất lượng giống mà quả to và ngọt hơn. Trung bình trọng lượng trái khi thu hoạch là khoảng từ 1 kg đến 3.5 kg.
Phân nhánh nhiều, sinh trưởng mạnh mẽ, thích nghi tốt với điều kiệu khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm đặc biệt như Việt Nam. Ở nước ta, dưa lưới được trồng rải rác khắp các khu vực, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Cây sinh trưởng kém, chất lượng giảm sút trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ thích hợp trồng cây khoảng từ 20-35 độ C.
Thu hoạch
Tùy theo các giống dưa khác nhau mà thời gian và thời điểm thu hái có chút khác biệt. Tại khu vực miền bắc Việt Nam có 2 vụ trồng dưa lưới:
- Vụ thu đông bắt đầu từ khoảng tháng 9-10 đến tháng 11-12.
- Ngoài ra, còn có vụ xuân thường trồng từ tháng 2 và thu hoạch vào tháng 5, hằng năm.
Thời gian từ lúc trồng đến khu thu hoạch trung bình khoảng 70 ngày.
Mô tả toàn cây
Dưa lưới thuộc cây thảo hằng năm, có thân mọc bò, phủ lông ngắn, tua cuốn đơn.
Lá lớn hình tim ở gốc, gân hình tròn hoặc hình thận, có 3 góc hay 3-7 thùy thường nhỏ, tròn, tù, có răng. Hai mặt lá có lông mềm, gân lá nhỏ, trên gân mặt dưới cũng có lông. Cuống lá có lông ngắn cứng. Hoa màu vàng, hoa đực xếp thành bó, hoa cái mọc riêng lẻ. Đầu và vòi nhụy có 3 thùy.
Phần quả hình bầu dục hay tròn, vỏ xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, trơn nhẵn bóng hoặc ít lông mềm, có các đường gân trắng đan xen như lưới. Khi thật chín thì vỏ mỏng, bóc ra như lớp da, trong có thịt dày, màu vàng ngà hoặc xanh vàng, giòn, mùi thơm ngọt dịu, vị thanh mát. Ở phần lõi có các hạt màu kem hình bầu dục.
Đường gân trắng ở vỏ càng nhiều thì dưa càng ngọt.
>>> Xem thêm: Dưa bở: loại quả thơm ngon với công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Bảo quản dưa lưới
Thực phẩm sau khi thu hái, rửa sạch, loại bỏ chất bẩn, để trong bọc kín, giữ nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tốt nhất nên để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu hơn.
Thành phần hóa học của dưa lưới
Theo nhiều tài liệu, dưa lưới có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:
- Nhiều chất oxy hóa quan trọng trong quá trình phát triển của con người như các vitamin A, C, E, acid folic, lutein, choline, niacin…và hàng loạt các flavonoid như zeaxanthin, cryptoxanthin…
- Chứa hàm lượng cholesterol, natri, chất béo thấp.
- Trong khoảng 156g dưa lưới, chứa 53 Kcal, cụ thể:
- Nước 140. 63g, protein 1.31 g, chất béo 0.3 g, carbohydrate 12.73 g, glucose 2.4 g, maltose 0.06g, galactose 0.09 g…
- Canxi 14 mg, sắt 0.33 mg, Magie 19 mg, photpho 23 mg, kẽm 0.28 mg, fluoride 1.6 µg,
- Vitamin B1 0.064 mg, vitamin B3 1.145 mg, vitamin B6 0.112 mg,…
Tác dụng Y học hiện đại
Cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tạo tế bào máu
Nhờ chứa lượng vitamin nhóm B và folate dồi dào mà thực phẩm làm giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm, chậm phát triển của thai nhi. Đồng thời, lượng tế bào máu mới cũng sẽ được tạo ra nhiều hơn, nhanh phục hồi tổn thương trong cơ thể.
Giảm tốc độ lão hóa của cơ thể
Vitamin C có trong dưa lưới hỗ trợ duy trì sức khỏe làn da bằng cách hình thành collagen, tạo các mô liên kết, cung cấp độ ẩm, làm tăng độ đàn hồi cho da.
Lợi cho mắt và thị lực
Theo WHO 250 mg dưa lưới chứa tới 40% lượng vitamin A cơ thể cần mỗi ngày, chính vì vậy mà có lợi cho mắt. Bên cạnh đó, bởi hàm lượng beta caroten, lutein,…dồi dào này mà chúng còn giúp chậm quá trình thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, cũng như giảm thị lực cho người cao tuổi.
Phòng ngừa các nguy có mắc bệnh ung thư
Chứa nhiều flavonoid, chất chống oxy hóa tự nhiên như lutein, zeaxanthin, cryptoxanthin…là lý do mà dưa lưới có khả năng ngăn chặn các tế bào xấu hình thành các gốc tự do. Từ đó ức chế nguy cơ tạo thành các u, ung thư vú, ung thư tụy, tuyến tiền liệt…
Hỗ trợ hệ tim mạch
Cà tím là loại thực phẩm giàu kali, một ion có tác dụng ổn định nhịp tim. Bên cạnh đó, việc chứa nhiều flavonoid, kích thích chuyển hóa cholesterol xấu ở gan, cũng góp phần làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, thiếu máu tim…
Thân thiện với người bệnh đái tháo đường, ngừa táo bón, phụ nữ có thai
Dưa lưới thuộc loại trái cây có lượng calo thấp, giàu chất xơ, làm chậm quá trình hấp thu các chất đường và chất béo trong cơ thể, tăng tiết insulin. Từ đó, quá trình này sẽ giữ cho đường huyết ổn định hơn, phù hợp với người có các tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thừa cân…
Bên cạnh đó, những chất xơ không hòa tan, làm chúng ta có cảm giác nhanh no, no lâu hơn. Cũng nhờ vậy mà giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa…Hàm lượng nước trong quả cũng hỗ trợ sự mất nước cũng như chất điện giải từ cơ thể.
Giàu chất chống oxy hóa, tăng sức đề kháng
Bởi sự đa dạng các vitamin và khoáng chất, dưa lưới có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Bằng cách kích thích các bạch cầu trong cơ thể mà có thể chống lại các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài, làm mạnh hệ thống bảo vệ của cơ thể.
Giảm stress, an thần
Nghiên cứu tại Pháp ghi nhận rằng, chất enzym super oxyd dismutase SOD, có trong dưa lưới giúp làm giảm căng thẳng thần kinh. Từ đó, sẽ giúp hỗ trợ các trường hợp mất ngủ, stress, giúp tinh thần dễ chịu hơn.
Tác dụng hạt dưa lưới
Nghiền nhỏ hạt dưa lưới rồi uống sẽ giúp loại trừ các loại giun đường ruột cũng như lượng đạm dư thừa của cơ thể.
Tác dụng Y học cổ truyền
Tính vị:
- Quả: Vị ngọt, tính lạnh
- Cuống quả: Vị đắng, tính lạnh
Tác dụng:
- Quả: Lợi tiệu, thanh nhiệt, giải khát, thông khí, chữa cảm nắng, nóng bức trong người…
- Cuống quả: Giải độc, thông lợi đại tiểu tiện, gây nôn…
- Hạt: Nhuận tràng, chữa táo bón, sổ giun.
Cách sử dụng dưa lưới
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dưa lưới với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Dưa lưới có thể làm salad, kem, bánh ngọt, sinh tố, soup…trong các bữa ăn hằng ngày.
Một số nghiên cứu nhận định, những người bị hội chứng ruột kích thích, viêm ruột mãn tính, không nên sử dụng dưa lưới.
Người bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thực phẩm cũng không nên sử dụng. Không nên sử dụng quá nhiều dưa lưới trong một ngày, nên ăn trong khoảng 300-400g quả để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Các chọn trái dưa lưới ngon
- Bên ngoài vỏ: Đường vân lưới nổi rõ, còn màu xanh, vỏ nứt nẻ, màu xanh đen thì không nên mua.
- Khi mua dưa mà chưa sử dụng ngay thì nên chọn quả cầm hơi nặng tay. Còn khi dùng liền thì chọn những trái có cân nặng vừa phải.
- Hương thơm thanh mát, dịu nhẹ. Cầm trái lắc nhẹ, nếu có tiếng động là dưa đã chín, ăn được liền. Nếu ấn tay vào mà mềm nhũn thì có khả năng quả đã chín hoặc đã bị hỏng.
- Quả chín thì cuống sẽ rụng đi một cách tự nhiên.
Một số bài thuốc từ dưa lưới
Hỗ trợ giấc ngủ, an thần
Dưa lưới 200g, hoa nhài 20g, hạt sen 100g, đường trắng 200g, đem đun kỹ các dược liệu trên rồi uống.
Hỗ trợ táo bón
Hạt dưa 10g, ăn ngày 2 lần.
Dưa lưới là loại trái cây quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống của chúng ta. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của thực phẩm đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Từ khóa » Dưa Lưới Còn Gọi Là Gì
-
Dưa Lưới – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dưa Lưới Là Loại Quả Gì? Dưa Lưới Có Mấy Loại, Giá Bao Nhiêu?
-
Tổng Hợp Các Giống Dưa Lưới Phổ Biến Hiện Nay Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Dưa Lưới Có Mấy Loại? Cách Nhận Biết Dưa Lưới Việt Nam Và Trung ...
-
Công Dụng Của Dưa Lưới Và Các Món Làm Từ Dưa Lưới
-
Dưa Lưới Là Loại Quả Ngon Và Bổ Dưỡng Lại Rất Dễ Trồng
-
DƯA LƯỚI CÓ MẤY LOẠI? KINH NGHIỆM CHỌN MUA DƯA LƯỚI ...
-
Dưa Lưới
-
Dưa Lưới Có Bao Nhiêu Loại?Cách Chọn Dưa Lưới Ngon.
-
Cây Dưa Lưới Athena Là Gì? - BÁCH NÔNG
-
Tìm Hiểu Và Phân Biệt Về Các Loại Dưa Lưới Hiện Nay
-
Cách Phân Biệt Dưa Lưới Trung Quốc Và Việt Nam
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Dưa Lưới | - Unifarm
-
Dưa Lưới Có Mấy Loại ? Cách Nhận Biết Dưa Lưới Sạch Việt Nam