Đưa Người Mang 'án Tử' đi Tìm Mùa Xuân - Báo Phụ Nữ
Có thể bạn quan tâm
Từ ôm nhau khóc họ nghĩ về tương lai
Cưới vợ không lâu, anh N.V.Q. (28 tuổi, ở Đà Nẵng) đột nhiên sốt cao rồi viêm phổi nặng, bệnh diễn biến quá nhanh, anh đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM thăm khám và phải nhập viện điều trị.
Sau hơn một tháng phát bệnh, anh Q. có dấu hiệu suy thận nặng. Qua nhiều xét nghiệm, bác sĩ phát hiện anh mắc bệnh viêm thận Lupus dẫn đến suy thận tiến triển nhanh. Đây là dạng bệnh dễ khiến thận mất chức năng nhanh chóng trong thời gian rất ngắn. Trong khi y văn thế giới từ trước đến nay chỉ chú ý đến hai nhóm bệnh là suy thận cấp và suy thận mạn, còn suy thận tiến triển nhanh hầu như bị bỏ quên.
Trong y văn thế giới từ trước tới nay chỉ chú ý đến 2 nhóm bệnh: suy thận và suy thận mạn, chứ ít để ý đến bệnh suy thận tiến triển nhanh. |
Ngay lập tức, các bác sĩ mời PGS.TS.BS Trần Thị Bích Hương – nguyên Phó khoa Thận, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM hội chẩn.
Dù cơ hội sống của bệnh nhân chỉ còn 1% nhưng nhìn kích thước quả thận trên siêu âm hoàn toàn bình thường, bác sĩ Hương tin rằng quả thận này "còn sống" nên cần phải chữa gấp.
“Ca này rất kinh khủng, tim và hai quả thận của bệnh nhân bị suy rất nặng, phù phổi liên tục, huyết áp quá cao, kèm theo chạy thận nhân tạo gần như mỗi ngày. Trong khi điều trị, bệnh nhân bị phù toàn thân, liên tục nhiễm trùng, đạm máu giảm mạnh, điều đau đầu nhất là không thể nào thay huyết tương vì chắc chắn anh ta sẽ tử vong ngay”, bác sĩ Hương nhận định.
Nghe bác sĩ Hương phân tích bệnh, vợ chồng anh Q. chỉ biết ôm nhau khóc trong tuyệt vọng. Mất mẹ không lâu, anh Q. hiểu được sự đau khổ khi mất đi người thân, anh quyết tâm không để vợ xa chồng. May mắn, chị T. vợ anh cũng đặt hết niềm tin vào các bác sĩ.
PGS.TS.BS. Trần Thị Bích Hương được xem là "bà tiên" của bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh |
Bác sĩ Hương buộc phải… ăn ngủ ở bệnh viện suốt thời gian điều trị của anh Q. để hỗ trợ tối đa nếu có biến chứng.
Khi sức khỏe anh tạm ổn, bác sĩ bắt đầu thay huyết tương tổng cộng 9 lần để điều trị. Sau 2 tháng, anh Q. có nước tiểu trở lại. 6 tháng sau, chức năng tim trở lại bình thường, hoàn toàn không phải chạy thận, không còn tiểu máu.
Nhiều bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh không còn phải ôm máy chạy thận. Rõ ràng, ngoài y học thì tình thân mới có thể mang đến điều kỳ diệu. |
Từ tuyệt vọng, hai vợ chồng anh Q. có quyền mơ ước về tương lai, về tiếng nói, nụ cười giòn giã của trẻ thơ trong ngôi nhà nhỏ vào mùa xuân năm sau.
“Chúng tôi trông từng giờ, mừng từng ngày cho anh T., nhưng thực ra anh ấy có một người vợ tuyệt vời. Dù mới cưới, nhưng vợ anh sát cánh từng bước hỗ trợ chăm sóc và tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ.
Tôi muốn nói rằng với nghiên cứu này, ngoài y học, thì tình thân có thể mang đến điều kỳ diệu”, bác sĩ Hương.
Đập tan "án tử" viết tiếp ước mơ
Để cứu được những bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh, ròng rã suốt 4 năm (từ 2014-2018), PGS Trần Thị Bích Hương cùng các cộng sự miệt mài nghiên cứu tìm cho nguyên nhân gây ra căn bệnh quái lạ này.
Nói về cơ duyên phát hiện và điều trị thành công cho đến 60% bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh không phải chạy thận nhân tạo. PGS.TS.BS Trần Thị Bích Hương hồi nhớ: "Năm 2010, tôi chứng kiến một bệnh nhân nam còn rất trẻ, đang chuẩn bị đi du học thì mắc bệnh viêm thận Lupus. Lúc đó, chúng tôi chỉ giữ được tính mạng cho bệnh nhân mà không cứu được quả thận vì không biết căn nguyên mắc bệnh".
Ám ảnh ánh mắt thất vọng, bất lực, có phần cầu xin của bệnh nhân nên năm 2012, bác sĩ Hương cùng với cộng sự của mình xin hội đồng y đức của Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành sinh thiết thận trên bệnh nhân đang chạy thận để nghiên cứu nguyên nhân và điều trị căn nguyên của bệnh giúp bệnh nhân ngưng chạy thận nhân tạo và hồi phục chức năng thận.
Nhờ nghiên cứu thành công của bác sĩ Hương và cộng sự mà nhiều bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh đã thoát án tử.
Điển hình là trường hợp của một nam học sinh lớp 11 - em T.H.P. (16 tuổi, ở Nha Trang) được người nhà đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng suy thận tiến triển nhanh buộc phải nghỉ học để lao vào điều trị giữ lại mạng sống.
Suy thận là nỗi ám ảnh khủng khiếp ở người trẻ |
Trước quyết tâm điều trị của bác sĩ, cùng sự động viên của mẹ trong suốt một năm đằng đẳng với 6 đợt truyền thuốc, cùng vô số chỉ định chính xác, P. bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, niềm tin được vun đắp theo từng đợt cai máy lọc thận.
P. ham sống, yêu đời trở lại và ngày càng muốn đến trường để tiếp tục được học. Một ngày, P. nhờ mẹ xin bác sĩ cho mình đi học lại để thực hiện ước mơ thi vào đại học công nghệ thông tin.
“Em P. bị suy thận tiến triển nhanh do viêm thận Lupus. Bệnh này lại rất kỵ nắng, tôi chỉ lo ngại em bị bùng phát bệnh trở lại nên khuyên em đi học lớp bổ túc ban đêm và tiếp tục đến kiểm tra định kỳ mỗi ba tháng”, bác sĩ Hương xúc động.
Hiện chức năng thận của P. hoàn toàn bình thường và em đang mơ được lấy bằng công nghệ thông tin.
4 năm ròng rã với nghiên cứu của mình, bác sĩ Hương chưa bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ |
Hay như trường hợp của chị H.T.T.X., còn 1 tháng nữa cưới chồng, chị hồi họp đếm ngược từng ngày để rạng rỡ trong màu áo cô dâu. Bỗng nhiên, chị mệt mỏi, ngất xỉu rồi tỉnh dậy trong bệnh viện với “bản án” mắc bệnh Lupus biến chứng tim, thận, báng bụng, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng…
Bác sĩ Hương phải lên chương trình chạy thận đặc biệt, lọc máu liên tục với tổng thời gian theo dõi ròng rã 2 năm rưỡi.
Nhớ lại giai đoạn khủng khiếp, chị X. vẫn còn run sợ: “Đang có việc làm tốt, tình yêu đẹp, sắp làm đám cưới, đùng một cái bác sĩ nói còn 1% sống. Trời ơi, sợ chứ, cơ thể đau đớn lại thấy mẹ già chăm mình cực khổ, tôi chỉ biết khóc. Khóc xong xin bác sĩ tiêm cho tôi mũi thuốc để… chết cho xong”.
Tuy nhiên, thêm lần nữa cùng ăn, cùng ngủ với bệnh nhân, bác sĩ Hương đã đưa chị X. trở về một cách ngoạn mục. Hiện tình trạng của chị đã ổn định, chức năng thận đã hồi phục, đang cai máy chạy thận.
“Bên nhà người yêu cũng đã ngỏ lời cưới xin. Tình yêu thương của mẹ, của các y bác sĩ đã nâng đỡ, dìu tôi từ địa ngục đến bến bờ hạnh phúc. Tôi sẽ được mặc áo cô dâu, rồi tiếp theo đó là làm mẹ”, đôi mắt chị X. rực sáng.
Với bác sĩ Hương, bệnh nhân có quyền ước mơ khỏi bệnh, nghĩ đến cuộc sống tốt hơn chứ không phải là tồn tại chờ chết |
Bác sĩ Hương tâm huyết: “Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu này là chúng tôi muốn giảm gánh nặng chạy thận cho bệnh nhân, nên khi bệnh nhân phục hồi chức năng thận gần như hoàn toàn thì rất mừng.
Nhưng chúng tôi còn được nhiều hơn thế nữa, trong nhóm điều trị có 2 bệnh nhân đã sinh con. Kết quả này động viên rất lớn cho bất kỳ ai mắc bệnh suy thận tiến triển nhanh. Họ có quyền ước mơ khỏi bệnh, nghĩ về tương lai, chất lượng sống tốt, đó mới thực sự là sống, phải nói là mừng, mừng lắm”.
Sau y học, tình thân là một liều thuốc kỳ diệu
Trong suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Hương rất chú trọng tình thân, bởi theo bác sĩ, sau y học, tình thân là một liệu thuốc kỳ diệu, đặc biệt là người mẹ.
Bác sĩ Hương chia sẻ: “Trước khi điều trị tôi nói chuyện với người nhà của bệnh nhân rất nhiều để hiểu được họ. Tôi cần người nhà đồng cảm với tôi, để họ cùng chia sẻ với tôi trong công cuộc cứu người. Ngoài động viên tinh thần người bệnh, người nhà phải rất tuân thủ chỉ định của bác sĩ để chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, tôi may mắn vì có những đồng nghiệp đầy nhiệt huyết về nghề, giỏi chuyên môn, luôn đồng hành cùng với tôi trong suốt hành trình. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó, thành công sẽ không bao giờ đến được”.
Sau y học, tình thân là một liều thuốc kỳ diệu, đặc biệt là người mẹ |
Tưởng chừng khi bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh suy thận tiến triển nhanh là suốt cuộc đời phải gắn liền với máy lọc thận, với án tử lơ lửng trên đầu, xếp lại ước mơ, sống mòn chờ chết.
Người bệnh bây giờ có quyền chiến đấu cùng hy vọng chiến thắng bệnh tật, ước mơ về một tình yêu, về gia đình vì nếu không, mọi sự dù cố gắng cách mấy cũng không trọn vẹn.
Công trình nghiên cứu: "Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hồi phục chức năng thận của bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh" của PGS.TS.BS Trần Thị Bích Hương và cộng sự vừa được trao giải kiến tạo của Ủy ban giải thưởng KOVA lần thứ 16-2018. Đây được xem là công trình quy mô đầu tiên tại Việt Nam chứng minh việc tích cực chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bệnh căn nguyên giúp bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh thoát khỏi án tử. Cụ thể, 68,8% bệnh nhân có thể ngưng chạy thận nhân tạo và hồi phục chức năng thận. Hiệu quả hồi phục tối ưu nếu bệnh nhân chưa chạy thận nhân tạo hoặc chạy thận nhân tạo dưới 3 tháng. Đặc biệt, trong số này có hơn 90% bệnh nhân có tuổi đời còn rất trẻ, chỉ từ 25 đến 35 tuổi, đã trở lại cuộc sống bình thường và tiết kiệm được hàng chục triệu đồng chạy thận mỗi tháng. |
Phạm An
Từ khóa » Bs Bích Hương
-
" Nhập Viện được Một Tuần, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bích Hương
-
Người Hồi Sinh Cuộc Sống Cho Bệnh Nhân Suy Thận
-
Muốn đặt Lịch Khám Nội Thận Với PGS.TS Trần Thị Bích Hương
-
Muốn đặt Lịch Khám Nội Thận Với PGS.TS Trần Thị Bích Hương
-
Phòng Khám Bác Sĩ Trần Thị Bích Hương ở đâu? Giá Khám Bao Nhiêu?
-
Tin Tức, Sự Kiện Liên Quan đến PGS.TS Trần Thị Bích Hương
-
[PDF] MỤC TIÊU - Hội Tiết Niệu - Thận Học TP. HCM
-
Khoa Nội Thận - Bệnh Viện Chợ Rẫy - PGS.TS.BS Trần ...
-
BÀI GIẢNG Y KHOA: Bệnh Thận Mạn - BS Bích Hương - YouTube
-
[PDF] CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN MẠN - UMP
-
Khoa Nội Thận - Bệnh Viện Chợ Rẫy - PGS.TS.BS Trần Thị ... - Finizz
-
Khoa Nội Thận - Bệnh Viện Chợ Rẫy - PGS.TS.BS ...
-
Ngành Y Tế “giành Trọn” 3 Giải Thưởng Kiến Tạo | Báo Dân Trí