Đưa Tiền Cho Cảnh Sát Giao Thông để Bỏ Qua Vi Phạm Bị Xử Phạt Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng người dân đưa tiền cho cảnh sát giao thông để xin qua lỗi vi phạm; thay vì bị xử phạt theo đúng quy trình vẫn thường xuyên và liên tục diễn ra. Vấn đề này phổ biến bởi đáp ứng được cả nhu cầu của người vi phạm; với cảnh sát giao thông. Vậy, trên khía cạnh người tham gia giao thông; Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm bị xử phạt thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này
Căn cứ pháp lý
Có thể bạn quan tâm
Kích thước chở hàng xe máy là bao nhiêu?
Bãi nại có đi tù không?
Lỗi hết hạn bảo hiểm xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Luật giao thông đường bộ 2008
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm sẽ bị xử phạt
Hiện nay, một số người vi phạm không muốn bị phạt nhiều tiền; nên chủ ý đưa hối lộ cho Cảnh sát giao thông (CSGT) theo hướng “cưa đôi”; đưa 150 nghìn đồng hoặc 200 nghìn đồng để CSGT bỏ qua; không phải lập quyết định phạt, không tốn thời gian đi đóng phạt
Chủ ý đưa hối lộ cho CSGT để được bỏ qua lỗi nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật, và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao hơn rất nhiều. Cụ thể, tại Điểm c Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính”.
Như vậy, người vi phạm giao thông có chủ ý đưa tiền hối lộ cho CSGT; dù chỉ 150 nghìn đồng hay 200 nghìn đồng cũng bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng; (thông thường nếu không có tình tiết tăng năng, giảm nhẹ sẽ bị xử phạt 4 triệu đồng). Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm có thể bị xử phạt theo pháp luật hình sự?
Trong khi đó, khoản 1 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015; quy định về Tội đưa hối lộ như sau:
“1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất…”
Như vậy, trường hợp mức tiền người dân hối lộ cho cảnh sát giao thông; từ 02 triệu đồng trở lên thì cấu thành Tội đưa hối lộ và bị xử phạt; theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, để cấu thành tội phạm của tội Đưa hối lộ tại Điều luật nêu trên; không đặt ra vấn đề ý chí chủ quan của người vi phạm đưa tiền hoặc tài sản là tự nguyện hay do bị ép buộc. Có thể thấy rằng; ý chí chủ quan của người vi phạm thường là tự nguyện đưa tiền và tài sản nhằm mục đích để người có chức vụ; quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Cụ thể trong trường hợp vi phạm giao thông là để CSGT bỏ qua, không xử lý hành vi vi phạm hoặc xử phạt nhẹ hơn.
Cảnh sát giao thông nhận đưa tiền để bỏ qua cho vi phạm bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự 2015 “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;”.
Trong trường hợp của người vi phạm đưa tiền dưới 2 triệu đồng, thì cảnh sát nhận tiền chưa cấu thành tội nhận hối lộ và chưa thể xử lý Hình sự. Trường hợp này chỉ có thể xử lý viên cảnh sát với hình thức kỷ luật và hành chính. Đồng thời, bản thân người vi phạm cũng chưa đủ cấu thành tội đưa hối lộ (điều 364 Bộ luật hình sự).
Tuy nhiên, hành vi trên vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm c, Khoản 3, Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm bị xử phạt thế nào?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Cảnh sát giao thông được dừng xe kiểm tra trong trường hợp nào?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Người dân có được quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT?Theo Thông tư 67/2019/TT-BCA về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có hiệu lực từ 15/01/2020. Theo quy định này, chuyên đề về giao thông của CSGT là nội dung người dân được biết.Tuy nhiên, cũng theo Điều 6 Thông tư này người dân hoàn toàn có quyền xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát, chuyên đề của CSGT thông qua 05 hình thức trên chứ không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề hay kế hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT.
Cảnh sát giao thông có bắt buộc phải chào người vi phạm theo quy định?Theo Khoản 2 Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã)
Điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn bị tước bằng bao nhiêu tháng?Căn cứ Điểm a Khoản 7 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng . Ngoài ra bạn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Hối Lộ Cảnh Sát Giao Thông Phạt Bao Nhiêu Tiền
-
Đưa Tiền Cho Cảnh Sát Giao Thông Khi Bị Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính ...
-
Đưa Tiền Cho Cảnh Sát Khi Mắc Lỗi Giao Thông, Có Bị Phạt? - VnExpress
-
Đưa Tiền Cho Cảnh Sát Giao Thông Có Phạm Tội Hối Lộ? - LuatVietnam
-
Mức Phạt Tội Lăng Mạ, Hối Lộ, Tông CSGT, đốt Xe Trước Mặt CSGT
-
Cảnh Sát Giao Thông Nhận Tiền Của Người Vi Phạm Xử Lý Như Thế Nào?
-
Hối Lộ Cảnh Sát Giao Thông Sẽ Bị Phạt 3-5 Triệu đồng - Báo Khánh Hòa
-
Hối Lộ CSGT "rẻ Hơn, đỡ Mất Công đi đóng Phạt"?
-
Đưa Tiền Xin Công An 'bỏ Qua Lỗi', Việc Không Xong Còn Bị Phạt Thêm ...
-
Người đưa Tiền Cho Cảnh Sát Giao Thông Có Bị Phạm Tội Hối Lộ ?
-
Tội Nhận Hối Lộ Bị Phạt Bao Nhiêu Năm Tù Theo Bộ Luật Hình Sự ?
-
Mức Tiền Phạt Tối đa Cảnh Sát Giao Thông được Thu Tại Chỗ
-
Cựu Cảnh Sát Giao Thông Môi Giới Hối Lộ Bị Tuyên Phạt 7 Năm Tù
-
Liên Quan Việc Thi Hành Công Vụ Của Cảnh Sát Giao Thông
-
Nhóm Thanh Tra Giao Thông Nhận Hối Lộ Hơn 300 Triệu đồng "bảo Kê ...