Đứa Trẻ đặc Biệt “lẽo đẽo” Theo Mẹ đi Rửa Bát Thuê | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện của đứa trẻ “đặc biệt”
Căn nhà nhỏ trên phố Bạch Đằng ở Hà Nội là tổ ấm của gia đình chị Lại Thị Thơm, cũng là nơi lớn lên của một mầm non đặc biệt.
Chị Thơm quê ở Hà Nam, được người quen giới thiệu, chị kết hôn cùng anh Lợi - một người đàn ông hiền lành, chất phác tuy không được nhanh nhẹn. Chị rời vùng quê của mình ra đi, mong muốn thoát khỏi cái nghèo. Đến thành phố, cái nghèo, sự vất vả vẫn đeo bám hai vợ chồng chị. Hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, chị làm nghề bưng bê ở quán ăn, chồng bơm xe ở công viên gần nhà. Cả gia đình cùng sinh hoạt trong căn nhà vỏn vẹn có 10m2, được chính quyền hỗ trợ cơi nới tầng 2 để đủ chỗ “chui ra chui vào”.
Bé mắc bệnh "đặc biệt" nên phát triển chậm chạp hơn các bạn cùng trang lứa
Ngày con gái nhỏ chào đời, bác sĩ làm xét nghiệm máu và báo con mắc hội chứng Down. Trớ trêu thay, ở thời điểm đó, vợ chồng chị vẫn chưa biết bệnh Down là gì và cứ vậy nuôi con.
Niềm hạnh phúc của các bậc làm cha làm mẹ là khi được chứng kiến sự lớn lên và phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những thời khắc quan trọng của cuộc đời. Ông bà ta thường nói: “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng may mắn tuân theo quy luật phát triển đó.
Đến tháng thứ 3, chị Thơm thấy con mình không khóc nhiều, chỉ ngủ li bì, mà lúc đó vẫn chưa biết lẫy, chị mới cho đi khám lại. Bác sĩ khẳng định lại lần nữa là cháu bị Down. Lúc này vợ chồng chị mới tìm hiểu và biết con mình bị chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi.
Sốc, hụt hẫng, chán nản là những từ ngữ diễn tả cảm xúc lúc bấy giờ của chị. Và rồi, một bi kịch giằng xé tâm can trong quá trình nuôi dạy con mỗi ngày. Con mắc bệnh, chồng chậm chạp, cùng với áp lực cơm áo gạo tiền khiến cho gánh nặng ngày càng đè lên đôi vai của chị.
Những khó khăn, tủi hờn và những khi đối diện cùng lúc với nhiều áp lực, chị chẳng biết làm gì khác ngoài gào thét cùng con, trút cơn tức giận lên con, để rồi sau tất cả, nước mắt cứ thế tuôn trào cùng với bao nỗi lòng dồn nén.
Lựa chọn nào của mẹ, cuộc đời nào cho con
Cuộc sống không dung nạp hai chữ “giá như”...
Vượt lên trên nỗi đau, chị Thơm cố vực dậy để lo cho con. Mong ước duy nhất của người mẹ nghèo là con biết ngồi, biết đi, biết tự xúc ăn để có thể đi làm kiếm tiền.
Năm con 3 tuổi, chị Thơm cho đi gửi trẻ, may mắn là các cô vẫn nhận trông giúp. Đến tuổi đi học, chị cũng cố cho con được đến trường giống như các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, chỉ đến năm học lớp 3, chị đã phải xin cho con nghỉ ở nhà.
Kể từ đó đến nay, lịch trình quen thuộc của hai mẹ con bắt đầu từ 7h sáng. Mẹ đi làm, con cũng lẽo đẽo theo sau…
Bé lẽo đẽo theo mẹ đi làm
“Tôi làm ở quán bún chả gần nhà. Mẹ rửa bát còn con thì ngồi đó chơi một mình. Đến 10h bố nó đi bơm xe ở công viên gần đó qua đón về nhà cho ăn. Đến 3h chiều mẹ về thì bố lại đi bơm xe, nó lại ở nhà với mẹ. Cuộc sống của gia đình tôi xoay vòng chỉ có vậy”, chị Thơm kể lại.
Ở cái độ tuổi đáng ra phải được đến trường, được tiếp cận với tri thức, được vui chơi và hòa nhập trong vòng tay bè bạn, thầy cô thì chị Thơm phải đành lòng cho con ở nhà. Ngoài những lúc đi cùng mẹ, người ta đều thấy em thui thủi một mình. Cuộc sống của em quẩn quanh với bốn bức tường và quãng đường từ nhà tới chỗ làm của mẹ.
Nhìn tương lai của con quá chông chênh, không ít lần chị Thơm suy sụp, tuyệt vọng. Chị bày tỏ:
“Có ước ao hay mong đợi thì cũng không thay đổi được gì. Tôi chỉ nghĩ nếu nó là một đứa trẻ bình thường thì sẽ tốt hơn cho nó. Giờ cơm vẫn còn phải xúc từng thìa, nói câu hiểu câu không. Hoàn cảnh gia đình cũng không đủ điều kiện để lo cho con tốt hơn. Chỉ sợ sau này khi mình không lo nổi cho nó nữa thì nó có tự lo cho bản thân được không, rồi khi mình mất thì gửi nó đi đâu, không ai nhận thì làm thế nào”.
Thực tế nghiệt ngã không dung nạp hai chữ “giá như”. Nhìn con bị mắc kẹt giữa vòng xoáy cơm áo gạo tiền của người lớn, hơn ai hết chị Thơm chính là người khổ tâm nhất. Không thể làm gì khác, bởi mọi thứ đều quá sức và trở nên bất lực đối với người mẹ nghèo. Con gái vẫn ngồi đó, thi thoảng bật cười ngây ngô trong thế giới nhỏ của nó, không biết gì về những âu lo lúc nào cũng đau đáu thường trực của người mẹ.
Nếu thời gian có quay trở lại?
Nhiều khi đứng trước sự bế tắc, chúng ta thường hỏi nhau: Nếu thời gian có quay trở lại, chúng ta có thể khác đi không? Nếu có sự lựa chọn khác, mọi chuyện có tốt đẹp hơn không?
Cha mẹ luôn lựa chọn điều tốt đẹp nhất cho con, xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp mẹ an tâm sàng lọc dị tật ngay trong bụng mẹ
Câu trả lời là “có”, ít nhất đối với các trường hợp con bị dị tật bẩm sinh, mắc hội chứng Down đáng tiếc như gia đình chị Thơm, việc tiếp cận với các phương pháp sàng lọc dị tật bẩm sinh để có kết luận ngay từ tuần thai thứ 9, có lẽ mọi chuyện đã khác.
Thực hiện phương pháp sàng lọc dị tật trước sinh, giúp cha mẹ và gia đình kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt, nó mang ý nghĩa rất lớn và giảm thiểu đáng kể những nguy cơ xấu có thể xảy ra cho các con sau này. Hơn thế nữa, mẹ và gia đình cũng sẽ có sự chuẩn bị về tâm lý để đón con chào đời với tất cả sự yêu thương, dù con có “đặc biệt” hay bình thường, đồng thời có đủ vững vàng để đưa ra các quyết định phù hợp với hoàn cảnh.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh chất lượng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, ngoài các phương pháp truyền thống, MEDLATEC còn cung cấp gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT. Chi phí gói xét nghiệm hợp lý, chỉ từ 2,9 triệu đồng cùng những ưu điểm vượt trội giúp xác định sớm nguy cơ dị tật, đồng thời đảm bảo an toàn cho cả bà bầu và thai nhi. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm NIPT tại nhà, trả kết quả tận nơi và vẫn nhận được sự tư vấn, trợ giúp tận tình của đội ngũ chuyên gia hàng đầu. Đặc biệt, chi phí cho dịch vụ xét nghiệm tại nhà cũng giống với mức giá niêm yết tại viện, khách hàng chỉ phải chi trả thêm 10.000 VNĐ phí đi lại lấy mẫu và trả kết quả. Để biết thêm chi tiết, mẹ bầu vui lòng gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56. |
Từ khóa » Trong Một Gia đình Nọ Người Bố đi Làm
-
Trong Một Gia đình Nọ, Người Bố đi Làm ăn ở Ngoài, đem Tiền Về Nuôi ...
-
Em Cần Gấp ạ Mọi Người Giúp Với
-
Đọc đoạn Văn Sau Và Trả Lời Câu Hỏi: Trong Một Gia đình Nọ, Người ...
-
Trả Lời Câu Hỏi Trong Tình Huống: Một Gia đình Nọ Rất Giàu Có ...
-
Đọc đoạn Văn Sau Và Trả Lời Câu Hỏi - Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
-
Trong Một Gd Nọ Ng Bố Thường đi Làm ăn ở Nước Ngoài đem Tiền Về ...
-
Đọc Văn Bản Sau Và Trả Lời Câu Hỏi: Kì Diệu Tình Thương Của Bố Và Mẹ ...
-
Con Cháu Lễ Phép Hiếu Thảo, Kính Trọng Tận Tụy Với ông Bà Cha Mẹ
-
[PDF] Con ñöôøng - World Vision International
-
Câu 1.Trong Một Gia đình Nọ, Người Cha Sống Với 2 Cô Con Gái. Ngày ...
-
Gia đình Nọ Có 4 ông Bố , 4 Bà Mẹ , 4 Người Anh , 6 Người Chị Và 9 ...
-
4 Tiêu Chí Xây Dựng Gia đình Hạnh Phúc Bền Lâu - Manulife