Dứa – Wikipedia Tiếng Việt

Đừng nhầm lẫn với Dừa.
Dứa
Quả dứa trên cây
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Monocots
nhánh: Commelinids
Bộ: Poales
Họ: Bromeliaceae
Chi: Ananas
Loài: A. comosus
Danh pháp hai phần
Ananas comosus(L.) Merr.
Các đồng nghĩa[1]
Danh sách
    • Ananas acostae C. Commelijn
    • Ananas ananas (L.) H.Karst. ex Voss nom. inval.
    • Ananas argentata J.C.Wendl. ex Schult. & Schult.f.
    • Ananas aurata J.C.Wendl. ex Schult. & Schult.f.
    • Ananas bracteatus Baker
    • Ananas coccineus Descourt.
    • Ananas debilis Schult. & Schult.f.
    • Ananas lyman-smithii Camargo nom. inval.
    • Ananas maxima Schult. & Schult.f.
    • Ananas monstrosus (Carrière) L.B.Sm.
    • Ananas ovatus Mill.
    • Ananas pancheanus André
    • Ananas penangensis Baker
    • Ananas porteanus Veitch ex K.Koch
    • Ananas pyramidalis Mill.
    • Ananas sativa Lindl.
    • Ananas sativus Schult. & Schult.f.
    • Ananas serotinus Mill.
    • Ananas viridis Mill.
    • Ananassa ananas (L.) H.Karst.
    • Ananassa debilis Lindl.
    • Ananassa monstrosa Carrière
    • Ananassa porteana (Veitch ex K.Koch) Carrière
    • Ananassa sativa (Schult. & Schult.f.) Lindl. ex Beer
    • Bromelia ananas L.
    • Bromelia ananas Willd.
    • Bromelia communis Lam.
    • Bromelia comosa L.
    • Bromelia edulis Salisb. nom. illeg.
    • Bromelia mai-pouri Perrier
    • Bromelia pigna Perrier
    • Bromelia rubra Schult. & Schult.f.
    • Bromelia violacea Schult. & Schult.f.
    • Bromelia viridis (Mill.) Schult. & Schult.f.
    • Distiacanthus communis (Lam.) Rojas Acosta
Dứa (cắt lát)

Dứa có các tên gọi khác như là: khóm, thơm, ba la, huyền nương tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil[2].

Quả dứa thường gọi thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại, còn quả thật là các "mắt dứa".[3][4] Dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng, nước ép hoặc nước quả hỗn hợp. Có hai loại dứa, dứa có gai và không có gai: dứa có gai, miền Tây gọi là "khóm" còn không có gai gọi là "Thơm".

Tên gọi (Phân biệt sự khác nhau: trái thơm, trái khóm, quả/trái dứa và quả gai)

[sửa | sửa mã nguồn]
Loại quả Thơm Khóm Dứa Gai
Kích thước To (~ 3 Kg/trái) Nhỏ (< 1 Kg/trái) Cách gọi chung thơm và khóm Cách gọi chung thơm và khóm
Không có gai Có gai
Các mắt trên trái Thưa, giãn Dày
Vị Ngọt thanh Ngọt đậm
Cách gọi Miền Nam Miền Nam Miền Bắc Miền Trung

Dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn] Quả dứa
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng202 kJ (48 kcal)
Carbohydrat12.63 g
Đường9.26 g
Chất xơ1.4 g
Chất béo0.12 g
Protein0.54 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng %DV†
Thiamine (B1)7% 0.079 mg
Riboflavin (B2)2% 0.031 mg
Niacin (B3)3% 0.489 mg
Acid pantothenic (B5)4% 0.205 mg
Vitamin B66% 0.110 mg
Folate (B9)4% 15 μg
Vitamin C40% 36.2 mg
Chất khoángLượng %DV†
Calci1% 13 mg
Sắt2% 0.28 mg
Magiê3% 12 mg
Phốt pho1% 8 mg
Kali4% 115 mg
Kẽm1% 0.10 mg
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[5] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[6]

Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic và axit xitric).

Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao[7].

Một tài liệu khác cho biết: Trong 100 g phần ăn chứa 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C (dứa tây). Các chất khoáng: 16 mg Ca, 11 mg phosphor, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 0,2 g lipid, 13,7 g hydrat cacbon, 85,3 g nước, 0,4 g chất xơ.[8]

Video cắt vỏ lá dứa

Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như hải sản xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng. Ở Thái Lan người ta dùng dứa chua thay vì me hay chanh, cóc để tạo vị chua thanh cho món tom yum cũng như người Việt sử dụng chứa để nấu canh như canh dứa nấu cá.

Đặc tính của cây dứa

[sửa | sửa mã nguồn]

Dứa có các lá gai mọc thành cụm hình hoa thị. Các lá dài và có hình dạng giống mũi mác và có mép lá với răng cưa hay gai. Hoa mọc từ phần trung tâm của cụm lá hình hoa thị, mỗi hoa có các đài hoa riêng của nó. Chúng mọc thành cụm hình đầu rắn chắc trên thân cây ngắn và mập. Các đài hoa trở thành mập và chứa nhiều nước và phát triển thành một dạng phức hợp được biết đến như là quả dứa (quả giả), mọc ở phía trên cụm lá hình hoa thị[8].

Trồng dứa tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước. Năm 2007, sản lượng dứa của tỉnh Tiền Giang đạt 161.300 tấn. Tiếp theo là Kiên Giang (85.000 tấn), Ninh Bình (47.400 tấn), Nghệ An (30.600 tấn), Long An (27.000 tấn), Hà Nam (23.400 tấn), Thanh Hoá (20.500 tấn). Tổng sản lượng cả nước năm 2007 đạt 529.100 tấn[9]. Nhiều địa phương xây dựng thương hiệu đặc sản quả dứa như dứa Đồng Giao (Tam Điệp - Ninh Bình), hoặc ở Kiên Giang, Tiền Giang đều có những nhà máy chuyên sản xuất, chế biến các thực phẩm từ quả dứa.

Các giống dứa và vùng trồng tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Một loại dứa được trồng tại Việt Nam
  • Dứa Victoria (dứa tây, dứa hoa) có các giống:
  • Dứa hoa Phú Thọ: thuộc nhóm Queen, trồng được nơi đất chua xấu. Lá có nhiều gai và cứng, quả nhỏ, thịt quả vàng đậm, thơm, ít nước, giòn[8].
  • Dứa Na hoa: lá ngắn và to, quả to hơn dứa hoa Phú Thọ, phẩm chất ngon, năng suất cao[8].
  • Dứa Cayen: lá chỉ có ít gai ở đầu mút lá, lá dài cong lòng máng, quả to, khi chưa chín quả màu xanh đen, khi chín chuyển màu da đồng. Quả nhiều nước, thịt vàng ngà, mắt dứa to và nông, vỏ mỏng, thích hợp với đóng hộp[8].
  • Dứa ta thuộc nhóm Red Spanish: chịu bóng rợp, có thể trồng xen trong vườn quả, vườn cây lâm nghiệp[8]. Dứa Cayen trồng phổ biến ở Tam Điệp, Ninh Bình.
  • Dứa ta (Ananas comosus var spanish hay Ananas comosus sousvar - red spanish) là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác. Quả to nhưng vị ít ngọt[8].
  • Dứa mật (Ananas comosus sousvar - Singapor spanish) có quả to, thơm, ngon, trồng nhiều ở Nghệ An[8] và Thanh Hóa[cần dẫn nguồn].
  • Dứa tây hay dứa hoa (Ananas comosus queen) được du nhập từ 1931, trồng nhiều ở các đồi vùng Trung du. Quả bé nhưng thơm, ngọt[8].
  • Dứa không gai (Ananas comosus cayenne) được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Quả to hơn các giống trên[8].
Quả dứa bổ dọc

Trồng dứa

[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dứa thích ấm áp, nhiệt độ bình quân năm là 22-27 °C. Quá nóng và quá rét cây ngừng sinh trưởng. Rét 1-2 °C kéo dài cây dễ chết[8]. Cây dứa ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, lượng mưa hàng năm 1200-1500mm là thích hợp. Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất. Trồng dày, thiếu ánh sáng quả nhỏ, không ngọt[8].

Dứa xanh
Mắt dứa

Đất đai

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây dứa không kén đất, đất đồi dốc, tráng nắng, dễ thoát nước. Đất phèn nhẹ ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có thể trồng được. Độ chua thích hợp pH 4,5-5,5. Dứa là cây chịu hạn, chịu phèn[8].

Nhân giống

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân giống bằng chồi, chọn những chồi nách ở những khóm dứa xanh tốt, quả to cân đối. Khi trồng bóc vỏ là vàng khô ở gốc, nhúng gốc vào dung dịch Aliette nồng độ 0,3% để trừ nấm; diệt rệp sáp bằng các loại thuốc Lindafor, Sevidol 26 hoặc Mocap 20C đều hiệu quả tốt. Thời gian ngâm trong dung dịch từ 1-3 phút. Sau đó lấy ra để sấp cả bó xuống[8].

Thời vụ trồng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Miền Bắc: vụ xuân hè (tháng 3-5) và thu đông (tháng 9-10)[8].
  • Miền Nam: trồng vào tháng 4-5 (trước mùa mưa)[8].

Thu hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Dứa ra hoa tự nhiên vào tháng 2-3 và thu hoạch vào tháng 4, 5, 6[8].

Tác dụng chữa bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Vitamin C trong dứa mang đến lợi ích bất ngờ cho làn da vì đặc tính chống oxy hóa, đồng thời giúp bảo vệ cơ thể bạn nhờ tăng sự đề kháng từ các gốc tự do. Nghiên cứu được công bố gần đây trên website của Hội Da liễu New Zealand, DermNet NZ cho biết, các loại kem dưỡng da chứa thành phần vitamin C có thể bảo vệ da chống lại những tác động lão hóa từ ánh nắng mặt trời, có tác dụng làm giảm nếp nhăn. Dứa không chỉ dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn mà nước ép của trái dứa còn giúp giải nhiệt và giải khát rất tốt. Nước cốt trái dứa giúp giảm mệt mỏi vì nó có chứa vitamin A, C, calci, mangan… giúp cơ thể tránh khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Vì vậy, uống nước ép từ trái dứa sẽ giúp giảm stress và làm việc hiệu quả hơn. Những ly sinh tố mát lạnh bổ dưỡng từ trái dứa sẽ làm cho mùa hè của bạn không còn nóng nực mà trở nên ngọt ngào, thơm mát. Chính nhờ tác dụng chống lại tác hại của quá trình oxy hóa nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép đều đặn còn đem đến cho bạn sự thanh xuân. Toàn bộ trái Dứa chứa bromelin hay bromelain. Các nghiên cứu vào các năm 1960 - 1970, đã xác định bromelin của trái dứa có đặc tính kháng phù và kháng viêm. Từ đó, vài công ty dược đã đưa ra các thực phẩm bổ sung có chứa chất chiết từ Dứa để giải quyết viêm mô tế bào, để làm tan các cục mỡ nổi cộm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định Dứa có khả năng làm tan các khối mỡ không đẹp này[4].

Bromelin

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Đức, trẻ em bị viêm xoang thường được chữa trị bằng bromelin, chiết xuất từ Dứa (Huyền Nương). Bromelin cho kết quả tốt, nó làm giảm thời gian bị bệnh (từ 8 ngày, còn 6 ngày). Bromelin là một enzym giúp thủy phân protein (có trong thịt cá) thành các amino acid có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa và phân giải lượng calo thừa trong cơ thể (loại bỏ khỏi cơ thể gần 1/3 chất béo có trong khẩu phần ăn tương đương 510 calo/ ngày)... nên nó có tác dụng giảm cân tự nhiên, rất an toàn và vô cùng hiệu quả.[4]

Bromelin dùng làm thuốc tẩy giun

[sửa | sửa mã nguồn]

Một loại giun nhỏ, thường gặp ở trẻ em. Qua nghiên cứu của Hordegen P., bromelin cũng cho kết quả tốt như Pyratel[4].

Dứa làm liền sẹo

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số enzym của quả Dứa làm mau lành các vết thương ở da hay các vết phỏng[4]. Chuột bị phỏng, khi dùng chất chiết xuất từ Dứa giúp tiến trình làm sạch một vết thương sau 4 giờ, lấy đi các vật lạ và mô chết để không còn trở ngại nào cho vết thương lành lại. Bromelin còn làm giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức[4].

Bromelin giảm đau nhức do hư khớp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Đức, trên thị trường có một sản phẩm chứa 90 mg bromelin, 48 mg trypsin (enzym nguồn động vật) và 100 mg rutin (một flavonoid bảo vệ mao mạch). Thử nghiệm nhằm so sánh sản phẩm này trong 6 tuần trên 90 người bị hư khớp háng với diclofenac (100 mg/ ngày), là một kháng viêm không steroid. Kết quả điều trị tốt như diclofenac về đau nhức do hư khớp, không có tác dụng phụ. Kết quả tốt đối với đau nhức ở các khớp khác[4].

  • Cây và trái dứa non Cây và trái dứa non
  • Sinh tố từ trái dứa Sinh tố từ trái dứa
  • Biểu tượng trái dứa Biểu tượng trái dứa

Văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trái thơm còn được gọi là Huyền Nương vì tên của một cô gái lười biếng bị biến thành trái thơm do sự nói lẫy trong lúc tức giận của bà mẹ trong truyện cổ tích Việt Nam Sự tích trái thơm

Chú ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ “Pineapples Arrive in Hawaii”. Socialstudiesforkids.com. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2009.
  3. ^ “Pineapple Definition | Definition of Pineapple at Dictionary.com”. Dictionary.reference.com. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2009.
  4. ^ a b c d e f g Quả dứa[liên kết hỏng]
  5. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Nutrition Facts for pineapple
  8. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Cây dứa (Ananas comosus L.)
  9. ^ “Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  • x
  • t
  • s
Danh sách trái cây Việt Nam
Trái cây chung
  • Bình bát
  • Bòn bon
  • Bưởi
  • Cam
  • Chanh
  • Chanh dây
  • Chôm chôm
  • Chuối
  • Cóc
  • Chùm ruột
  • Dâu tây
  • Dưa gang
  • Dưa hấu
  • Dưa lưới
  • Dừa
  • Dứa (Thơm, Khóm)
  • Đào
  • Điều (Đào lộn hột)
  • Đu đủ
  • Roi hoa trắng (mận chuông, mận trắng, bòng bòng, mận hồng đào)
  • Roi hoa đỏ (mận đỏ, mận điều đỏ, mận Ấn Độ)
  • Hồng
  • Hồng xiêm (sapôchê)
  • Khế
  • Lêkima (quả trứng gà)
  • Lựu
  • Mãng cầu Xiêm
  • Măng cụt
  • Mận hậu
  • Me
  • Mít
  • Na
  • Nhãn
  • Nho
  • Ổi
  • Quất
  • Quýt
  • Sầu riêng
  • Sấu
  • Sa kê
  • Sơ ri
  • Sung
  • Táo ta
  • Táo tây
  • Thanh long
  • Thanh yên
  • Thị
  • Vải thiều
  • Vú sữa
  • Xoài
Trái cây
Trái cây
Giống trái câyđặc sản
  • Bưởi da xanh
  • Bưởi Diễn
  • Bưởi Đoan Hùng
  • Bưởi Lâm Động
  • Bưởi Luận Văn
  • Bưởi năm roi
  • Bưởi Phúc Trạch
  • Bưởi Thanh Hồng
  • Cam bù
  • Cam Đồng Dụ
  • Cam sành
  • Cam Vinh
  • Cam xã Đoài
  • Chuối ngự
  • Chuối tiêu hồng Khoái Châu
  • Dâu Hạ Châu
  • Dứa Đồng Giao
  • Dừa sáp
  • Dưa Tân Hưng
  • Hồng xiêm Thanh Hà
  • Khóm Cầu Đúc
  • Ổi Thanh Hà
  • Quýt hồng
  • Quýt Hương Cần
  • Quýt ngọt Gia Luận
  • Táo Bàng La
  • Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim
  • Xoài cát Hòa Lộc
Bản mẫu:Quả
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Dứa.

Từ khóa » Tính Chất Của Xơ Dứa