Đức Hạnh Nhẫn Nhịn Của Tôn Giả Xá Lợi Phất - .vn

Xá-lợi-phất (zh. 舍利弗, sa. śāriputra, pi. sāriputta), cũng được gọi là Xá-lợi tử, "con trai của bà Xá-lợi (śāri)", là một nhà lãnh đạo tâm linh ở Ấn Độ cổ đại. Ông và  Mục-kiền-liên là hai đệ tử tỳ-kheo gương mẫu nhất của Phật Thích-ca Mâu-ni và được xem là người có "đệ nhất trí tuệ" trong Tăng-già thời Phật sinh tiền. Năm sinh và năm mất của Xá-lợi-phất không được rõ, chỉ có tài liệu ghi ông mất vào tháng cuối của mùa mưa, năm 546 TCN.

Trưởng lão Xá-lợi-phất xuất thân từ một gia đình Bà-la-môn, là con trưởng của một gia đình thuộc thế cấp Bà la môn giàu nhất làng Upatissa, gần Nàlanda ngày nay. Upatissa cũng là tên được đặt cho ngài khi sơ sinh. Mẹ ngài tên là Sàrì. Trong bốn người con trai, ngài được mang tên của mẹ, trong khi một người em của ngài lại có tên của cha là Vagantaputra. Tôn giả có ba em trai và ba em gái, về sau đều theo ngài xuất gia đắc quả A La Hán. Những tiểu sử của các vị này đều được tìm thấy trong "Trưởng lão tăng kệ" và "Trưởng lão ni kệ".

Này các tỳ kheo! Trong giáo pháp ta không có giai cấp cao thấp, nhưng có bậc trưởng lão về pháp lạp và giới lạp, các ông phải cung kính, phụng sự. Các bậc trưởng lão ấy đáng được thọ sàng tòa đệ nhất, nước và thực phẩm đệ nhứt.

Này các tỳ kheo! Trong giáo pháp ta không có giai cấp cao thấp, nhưng có bậc trưởng lão về pháp lạp và giới lạp, các ông phải cung kính, phụng sự. Các bậc trưởng lão ấy đáng được thọ sàng tòa đệ nhất, nước và thực phẩm đệ nhứt.

Có một lần, khi đức Phật dẫn đại chúng đi bố giáo và trở về thành Xá Vệ.

Lúc đó nhóm đồ đệ của Lục Quần tỳ kheo, đã nhanh chân đến Kỳ Hoàn tịnh xá trước đức Phật và đại chúng, chiếm luôn những chỗ nghỉ ngơi tốt đẹp, ngay cả cư thất của Xá Lợi Phất cũng bị chiếm, họ lại nói:

“Chỗ này là chỗ của thầy chúng ta, chỗ này là chỗ của chúng ta.

Tôn Giả Xá Lợi Phất khi về đến tịnh xá thấy chỗ nghỉ của mình bị Lục Quần tỳ kheo đã ở trước, không còn cách nào khác, Tôn giả bèn ra gốc cây ngồi thiền qua đêm.

Bài liên quan Chùa Việt từ xưa toát lên cái sâu lắng, thanh tịnh khiêm nhường, chứ không phải là sự bề thế! Nước càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường

Sáng sớm đức Phật dậy, nghe dưới cây có tiếng ho hen, Ngài bèn hỏi:

– Ai ở đó? Sao không tịnh tọa trong phòng?

Xá Lợi Phất thưa:

– Bạch Thế Tôn! Con là Tôn giả Xá Lợi Phất, vì hôm qua có rất nhiều tỳ kheo theo đức Phật về tịnh xá, tất cả phòng đều có người, con tạm ngủ dưới gốc cây một đêm cũng không sao.

Đức Phật nghe xong, rất khen đức nhẫn nhượng của Tôn giả, nhưng Ngài cho họp các tỳ kheo lại và dạy:

– Các tỳ kheo! Ta hỏi các ông, trong giáo đoàn ta, người nào xứng đáng được thọ lãnh tòa thượng đẳng, nước thượng đẳng, ẩm thực thượng đẳng?

Các tỳ kheo ồn ào bày tỏ ý kiến:

– Đó là tỳ kheo xuất thân từ dòng vua chúa!

– Đó là tỳ kheo xuất thân từ dòng giáo sĩ!

– Tỳ kheo nào tu hành và có khả năng bố giáo mới xứng đáng được sang tòa hạng nhứt, nước và thực phẩm hạng nhứt.

Ngài Xá Lợi Phất là một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật

Ngài Xá Lợi Phất là một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật

Bài liên quan Tôn giả Xá Lợi Phất là ai mà được coi là Đệ Nhất Trí Tuệ

Sau khi nghe các câu trả lời lung tung, đức Phật nghiêm nghị bảo:

– Các tỳ kheo! Thuở xưa tại núi Tuyết có chim chá cô, con khỉ, con voi đồng ở chung. Tuy chúng là bằng hữu, nhưng vì thân thể, sức lực và trí khôn của mỗi con không đồng đều, nên mạnh ai nấy tự cao tự đại, không tôn kính lẫn nhau. Sau khi biết như vậy là sai trái, mới cung kính đối với loài lớn tuổi, và nghe lời răn dạy của hạng ấy, đến khi thân hoại mạng chung, chúng đều sinh vào đường lành.

– Các tỳ kheo! Các ông phải tôn kính bậc niên lão về pháp hạnh, hiện tại được người khen ngợi, về sau mới được sinh chỗ lành. Này các tỳ kheo! Trong giáo pháp ta không có giai cấp cao thấp, nhưng có bậc trưởng lão về pháp lạp và giới lạp, các ông phải cung kính, phụng sự. Các bậc trưởng lão ấy đáng được thọ sàng tòa đệ nhất, nước và thực phẩm đệ nhứt.

Đức Phật nói như thế, đại chúng đều hiểu ý, Xá Lợi Phất rất cảm kích, đại chúng cũng rất cảm kích.

Trong sự đời chúng ta luôn đua ganh, không ai nhường nhịn ai, ai làm trái ý đã nóng mắt, sẵn sàng sinh sự gây chiến. Có quá nhiều cuộc ẩu đả diễn ra chỉ vì một sự va chạm nhỏ, xích mích nhỏ, hoặc gây lỗi nhỏ... Nếu trong sự đời, ta cũng luôn có đức hạnh nhường nhịn, kính trên nhường dưới, sẵn sàng chịu thiệt và lấy đó làm phước báu, thì việc chuyển quá cơn sân hận hoặc xích mích sẽ dễ dàng hơn.

Quý vị xin nhớ bài học này như một bài về hạnh nhịn và nhường, và lời dạy của đức Phật rất rõ ràng để những trường hợp ứng xử không đúng không nên diễn ra tiếp.

Từ khóa » Hạnh Nhẫn Nhịn Của Tôn Giả Xá Lợi Phất