Đúc Là Gì? Ưu - Nhược điểm Của Phương Pháp Này Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Đúc được biết đến là một trong những phương pháp gia công được lưu truyền từ ngàn đời nay. Mặc dù, nền công nghiệp cải tiến và phát triển hơn rất nhiều nhưng loại hình này vẫn nhận sự quan tâm đặc biệt từ khách hàng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn phương pháp đúc là gì, Nắp hố ga Tân Phú xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích dưới đây.
Tân Phú hiện đang cung cấp các sản phẩm NẮP HỐ GA được đúc với tay nghề cao. Quý khách hàng và chủ đầu tư cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0972 263 289. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
>> Xem thêm bài viết:
- Hợp kim là gì? Những thông tin mà bạn cần biết về hợp kim
- Kim loại là gì? Những thông tin mà bạn cần biết về kim loại
Nội dung chính
- Tìm hiểu phương pháp đúc là gì?
- Ưu – nhược điểm Phương pháp đúc là gì?
- Ưu điểm
- Nhược điểm:
- Công dụng của phương pháp đúc
- Phân loại phương pháp đúc
- Đúc bằng khuôn kim loại:
- Đúc kim loại bằng khuôn khô
- Đúc kim loại bằng khuôn mẫu
- Đúc bằng khuôn cát
- Công nghệ đúc furan
- Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến quá trình kết tinh vật đúc?
- Ảnh hưởng từ mẻ liệu và các chất trợ dung
- Ảnh hưởng từ nhiệt độ
- Ảnh hưởng từ khuôn đúc
- Ảnh hưởng từ cơ học
- Ảnh hưởng của các chất biến tính
Tìm hiểu phương pháp đúc là gì?
Phương pháp đúc chính là chế tạo phôi bằng cách nấu chảy kim loại. Tiếp theo, rót kim loại lỏng vừa nấu vào khuôn có sẵn. Kiểu dáng và kích thước của khuôn sẽ theo một tiêu chuẩn nhất định. Sau một khoảng thời gian, khi kim loại đã đông đặc, ta thu được sản phẩm có hình dáng và kích cỡ y hệt như lòng khuôn đúc.
Vật sau khi đúc xong có thể sử dụng ngay thì có tên gọi là chi tiết đúc. Mặt khác, vật đúc cần phải trải qua các công đoạn gia công cơ khí để gia tăng độ chính xác về kích thước và độ bóng thì được gọi là phôi đúc.
Ưu – nhược điểm Phương pháp đúc là gì?
Ưu điểm
- Phương pháp đúc được đánh giá về tính linh hoạt trong việc chế tạo sản phẩm từ nhiều loại vật liệu như: kim loại đen (bao gồm: gang, thép,..); kim loại màu (bao gồm: nhôm, đồng,…) và phi kim loại (thạch cao, xi măng,…).
- Có thể gia công vật đúc có tải trọng từ vài gam đến vài tấn như: bệ máy hay thân máy búa.
- Chế tạo ra vật đúc có kiểu dáng, kết cấu phức tạp mà các phương pháp gia công khác không thể làm được như vỏ động cơ, thân máy,…
- Có thể kết hợp đúc nhiều lớp kim loại trong cùng một vật đúc
- Giá thành phải chăng vì chi phí ít tốn kém, sản xuất linh hoạt và mang đến năng suất cao. Thêm vào đó, phương pháp đúc có khả năng cơ khí hóa và tự động hóa vô cùng tiện lợi.
- Đúc cũng được ứng dụng trong việc chế tạo sản phẩm phục vụ nghệ thuật, trang trí như: chuông nhà thờ, tượng đài, chân trụ điện,…
Nhược điểm:
- Phương pháp này không được đánh giá cao về tính chính xác của kích thước và độ bóng.
- Hao tốn nhiều kim loại cho hệ thống rót độ dày của vật đúc. Bởi vì, kích cỡ của nó lớn hơn so với phương pháp rèn hoặc hàn.
- Dễ mắc các lỗi như rỗ khí, thiên tích, cháy cát,…
- Mất nhiều công sức nên năng suất đúc trong khuôn cát thường không cao.
Công dụng của phương pháp đúc
- Phương pháp đúc được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp nước ta. Thông thường, khối lượng của vật đúc chỉ chiếm từ khoảng 40 – 80% tổng khối lượng máy móc.
- Chế tạo phôi cho công nghiệp sản xuất cơ khí.
- Có thể gia công những chi tiết phức tạp.
- Phương pháp này được ứng dụng để: Sản xuất vật dụng bếp núc ( xoong, chảo,…); Chế tạo chi tiết máy (Xilanh, bánh răng, nắp hố ga gang, nắp hố ga Composite…); Chế tạo các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,…
Phân loại phương pháp đúc
Đúc bằng khuôn kim loại:
Đây là phương pháp đúc phổ biến nhất hiện nay. Với phương pháp này, kim loại lỏng sẽ được đúc trong khuôn bằng kim loại. Vật đúc sẽ đông đặc dưới tác động của trọng trường. Đúc bằng khuôn kim loại còn có các đặc điểm sau:
- Khuôn đúc được tái sử dụng nhiều lần
- Độ chính xác cao và giảm khối lượng gia công
- Nâng cao chất lượng và độ bền của vật đúc
- Tối ưu năng suất làm việc của người lao động
- Tiết kiệm tối đa chi phí trang bị máy móc phục vụ cho quá trình làm khuôn
- Giá thành phải chăng
Đúc kim loại bằng khuôn khô
Công nghệ này được hiểu nôm na là khuôn tươi được sấy khoảng 5 giờ đồng hồ trong lò trước khi rót kim loại lỏng vào.
Đúc kim loại bằng khuôn mẫu
Thợ đúc sử dụng polyester để chế tạo sản phẩm. Tiếp đến là đặt vào khuôn mẫu, kết hợp hút chân không và đổ thêm cát khô vào bên trong. Bước này sẽ giúp khuôn được chắc chắn và vững vàng hơn khi rót kim loại vào. Theo đó, Polyester sẽ tan chảy và điền đầy khuôn.
Đúc bằng khuôn cát
Đúc khuôn cát là một trong những phương pháp truyền thống được nhân dân ta lưu truyền từ xưa đến nay. Vật liệu được sử dụng chủ yếu là cát và các chất phụ gia khác.
Công nghệ đúc furan
Đây là công nghệ đúc được nhiều đơn vị sử dụng, ngay cả những công ty từ quốc gia “Mặt trời mọc” – Nhật Bản. Với phương pháp này, cát được hoà trộn với vật liệu nhựa Furan và axit. Nhờ đó, phần khuôn không chỉ chắc chắn mà sản phẩm hoàn thiện sẽ có độ nhẵn bóng, đẹp mắt.
Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến quá trình kết tinh vật đúc?
Ảnh hưởng từ mẻ liệu và các chất trợ dung
Trong thành phần vật liệu nấu, những nguyên tố tạo thành vật đúc. Đồng thời, quá trình gia công này còn có sự “góp mặt” của các tạp chất phi kim dạng xỉ. Những nguyên tố này ở trạng thái dễ phân tán trong kim loại lỏng nhưng không làm thay đổi các thành phần hoá học của nó. Vì vậy, khi rót kim loại lỏng vào khuôn, phi kim có thể trộn lẫn trong vật đúc và sẽ làm thay đổi đặc tính cơ, lý, hoá của vật đúc. Do đó, khi đúc thì bạn cần phải tuân thủ đúng tiêu chí kỹ thuật để khử sạch tạp chất và khí có hại.
Ảnh hưởng từ nhiệt độ
Nếu nhiệt độ càng cao thì độ tan chảy và khí càng tăng. Do vậy, trước khi tăng nhiệt độ rót thì thợ đúng cần phải khử khí trước khi đun nấu và đúc chân không.
Ảnh hưởng từ khuôn đúc
- Đối với khuôn cát: tốc độ nguội diễn ra chậm, dẫn đến quá trình kết tinh mất nhiều thời gian.
- Khuôn kim loại: Vật đúc nguội nhanh, cơ tính cao nhưng không thể đúc được hợp kim có đặc tính chảy loãng kém.
Ảnh hưởng từ cơ học
Tác dụng từ cơ học sẽ góp phần làm tăng mầm ký sinh, hạt nhỏ và cơ tính cao nhưng không thích hợp trong việc đúc các hợp kim khó tan chảy.
Ảnh hưởng của các chất biến tính
Chất biến tính là chất được đưa vào khuôn để làm thúc đẩy quá trình kết tinh. Mục đích của bước này là làm nhỏ hạt kim loại trong quá trình kết tinh. Nhờ đó, hợp kim trở nên đều và đồng nhất hơn.
Hy vọng rằng, bài viết này đã giải đáp thắc mắc đúc là gì của bạn. Hãy liên hệ đến số hotline của Nắp hố ga Tân Phú nếu bạn cần được tư vấn thêm nhé!
Từ khóa » Bóng đúc Là Gì
-
Tiêu Chí Lựa Chọn Quả Bóng đá Phù Hợp
-
Quả Banh Bóng Đá C1 Đúc Nguyên Khối Cao Cấp Mới Nhất 2020 #5
-
Từ A - Z Về Các Size Bóng đá Và Cách Chọn Bóng Theo Từng Mặt Sân
-
Mua Bóng đá Loại Nào Tốt? Cách Chọn Quả Bóng đá Xịn
-
Quả Banh Bóng Đá C1 Đúc Nguyên Khối Cao Cấp Mới Nhất 2020 ...
-
Bóng đá Số 4 Prostar - Banh đúc Nhựa - Tặng Kim Bơm Và Lưới đựng ...
-
Top 10 Quả Bóng Đá Tốt Nhất Hiện Nay (Molten, Adidas, AKPro ...
-
BANH ĐÚC Cao Su - Bóng đá Số 4 Kèm Kim Bơm Và Lưới đựng Bóng
-
[Review] Top 5 Quả Bóng Đá Tốt Nhất 2020 - SPORTORE
-
Quả Bóng đá Tiêu Chuẩn Dành Cho Sân 5 Người, 7 ... - DELTA SPORT
-
Mua Trái Bóng Chính Hãng, Chất Lượng, Giá Tốt Tháng 8/2022
-
Nơi Bán Bóng Đúc Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất
-
Đúc Là Gì ? Khái Niệm Về Sản Xuất đúc