Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, Cầu Cho Chúng Con!
Có thể bạn quan tâm
Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu, cầu cho chúng con là kẻ có tội
Trong Thánh lễ hành hương ngày 23/05/2020 với chủ đề “Suy niệm về Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu”, cha Giuse Nguyễn Văn Hữu đã giúp cho cộng đoàn hiểu rõ hơn về tước hiệu này.
Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu, cầu cho chúng con!Giuse Nguyễn Văn Hữu chia sẻ cùng cộng đoàn
Tước hiệu “Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu” của Mẹ cũng giống như tước hiệu “Đức Mẹ hằng cứu giúp”, Đức Mẹ phù hộ hay Đức Mẹ hằng cứu giúp về bản chất là một. Mẹ Maria luôn cứu giúp, luôn phù hộ chúng ta khi chúng ta biết chạy đến với Mẹ, khi chúng ta biết phó thác và trao hiến cuộc đời của chúng ta cho Mẹ. Điều này đã được ghi ở trong Kinh Thánh:“Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19, 26-27). Chúa Giê-su trao phó chúng ta cho Mẹ Maria. Vì vậy, chúng ta là những người con mà những người con cầu xin cha mẹ của mình những điều gì một cách chính đáng thì cha mẹ sẽ sẵn sàng cho.
Cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh chủ sự cùng cha Giuse Trần Hữu Hoan và cha giảng Giuse Nguyễn Văn Hữu đồng tế
Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Mẹ Maria đã cứu giúp, đã phù hộ cho gia đình tổ chức tiệc cưới tại Cana. Tiệc cưới thì mọi người vui vẻ, hân hoan và cưới thì luôn luôn phải có rượu. Đó là theo văn hóa của người Do Thái. Thế mà trong lúc vui mừng như vậy lại xảy ra chuyện thiếu rượu. Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các môn đệ cũng được mời tham dự vào tiệc cưới đó. Mẹ đã quan sát thái độ của ông chủ tiệc khi xảy ra chuyện hết rượu. Lúc này thái độ của ông chủ tiệc làm sao có thể vui vẻ được, có lẽ ông rất là lo lắng và đang đi tìm mọi cách để có thể mua thêm rượu. Mẹ Maria thấy được chuyện đó, Mẹ liền nói với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi” và Mẹ còn nói với các gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Quả thật, các gia nhân đã làm theo lời của Chúa Giêsu dạy thì dấu lạ đã xảy ra: nước lã đã trở thành rượu ngon. Đây là dấu lạ đầu tiên Chúa Giêsu thực hiện tại tiệc cưới Cana dưới sự can thiệp trực tiếp của Mẹ Maria. Dấu lạ này có một tầm quan trọng đặc biệt để bày tỏ vinh quang của Người và để các môn đệ tin vào Người.
Ca đoàn Fatima, giáo xứ Thái Hà phụ trách phục vụ trong Thánh Lễ hành hương
Trong lịch sử Giáo Hội, có ít nhất ba sự kiện đã giúp cho Giáo Hội một cách công khai tuyên xưng tước hiệu Đức Maria là Đấng phù hộ các giáo hữu.
Sự kiện thứ nhất đó là trận hải chiến lừng danh ở Lêvantê, Rôma, xảy ra vào ngày 7 tháng 10 năm 1571, quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến sâu vào lãnh thổ nước Hungary và nước Ý và chuẩn bị vào thành Rôma. Chúng đe dọa cả các nước phương Tây. Lúc đó vua của nước Áo đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô V tiến ra chiến trường đánh quân Hồi giáo. Các binh sĩ đã xuất trận sau khi rước lễ và tấn công quân địch với tiếng hò la: “Vạn tuế Mẹ Maria”. Kết quả trận chiến là quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ đã bị thua cách thảm hại. Để ghi nhớ ơn trọng đại này của Đức Mẹ, Đức Giáo Hoàng Piô V đã truyền thêm câu: “Đức Mẹ phù hộ các Giáo hữu” vào Kinh cầu Đức Bà. Từ đó đến nay, chúng ta vẫn thường đọc: “Đức Mẹ phù hộ các Giáo hữu, cầu cho chúng con”.
Sự kiện thứ hai, đó là vào năm 1683, đúng sau một thế kỷ, quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ lại xâm chiếm châu Âu và chúng đã đóng đô ở thủ đô Viên của nước Áo. Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng lúc bấy giờ là Đức Innôcentê thứ XI đã đặt vận mệnh của Kitô giáo vào trong tay Đức Mẹ phù hộ các Giáo hữu. Đức Mẹ đã cứu Giáo Hội và quân Hồi giáo đã bị đánh lui.
Sự kiện thứ 3 để Giáo Hội tuyên phong và thiết lập Thánh Lễ mừng Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu đó là trong thời kỳ Giáo Hội bị bách hại, Đức Giáo Hoàng Piô thứ VII khi bị vua Napoleon bắt giữ và cầm tù nhiều năm, Đức giáo hoàng đã liên lỉ cầu nguyện với Đức Mẹ qua tước hiệu Đức Mẹ phù hộ các Giáo hữu và Đức Mẹ đã cho Ngài được tự do. Để đánh dấu ngày Đức Giáo Hoàng Piô thứ VII được trở về Rôma một cách bình an, Đức Giáo Hoàng Piô thứ VII đã thiết lập Thánh lễ Đức Maria phù hộ các giáo hữu vào ngày 24 tháng 5.
Với ba sự kiện chính đó chúng ta thấy Đức Mẹ luôn luôn cứu giúp, luôn luôn phù hộ chúng ta nếu chúng ta biết chạy đến với Mẹ, phó thác đời sống của chúng ta vào trong bàn tay yêu thương của Đức Mẹ.
Trải dài lịch sử cứu độ, Đức Mẹ Maria lúc nào cũng là Đấng phù hộ các giáo hữu. Tại Việt Nam, vào năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang khi mà các Kitô hữu bị bách hại dưới thời vua Cảnh Thịnh, các sắc dụ cấm đạo làm cho những người Kitô hữu phải chạy trốn, phải bỏ làng mà trốn vào rừng sâu ẩn núp để tránh sự càn quét của triều đình. Nơi rừng thiêng nước độc đã có rất nhiều người chết, nhiều người bệnh tật và không có lương thực để ăn. Một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, bỗng những người dân nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện. Sau đó Đức Mẹ còn hiện ra ở nhiều nơi nhiều lần khác nữa để rồi chúng ta thấy Giáo Hội Việt Nam có rất nhiều trung tâm thánh mẫu hành hương Đức Mẹ chẳng hạn: Đức Mẹ Trà Kiệu, Đức Mẹ Tà Pao, Đức Mẹ Măng Đen,… Đức Trinh Nữ Maria vừa là Mẹ Thiên Chúa vừa là Mẹ Chúa Giêsu vừa là Mẹ của chúng ta; Mẹ luôn luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc chúng ta. Còn chúng ta có chạy đến với Mẹ hay không? Chúng ta có đặt niềm tin tưởng, cậy trông và phó thác trong tay của Đức Mẹ hay không?
Thánh Giêrađô – tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, Ngài có lòng yêu mến Đức Mẹ một cách rất là đặc biệt. Khởi điểm từ một ý niệm đơn sơ, Ngài tin chắc lời Đức Mẹ nói với Chúa Giêsu mạnh thế hơn triều thần thánh trên trời. Bởi vì Đức Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu, chắc chắn Mẹ cầu xin điều gì thì Chúa Giêsu sẽ ban cho điều ấy – ơn cho những người nhờ Đức Mẹ chuyển cầu. Thánh nhân không có ngày nào là không cầu nguyện với Đức Mẹ, lời cầu nguyện mà Đức Mẹ thích nhất đó là lời kinh Kính Mừng. Nhiều lần thánh Giê ra đô đang đọc kinh Kính Mừng thì Ngài được ơn ngất trí, cả người của Ngài bay bổng lên tới sát tượng Đức Mẹ, tới sát ảnh của Đức Mẹ để chiêm ngắm khuôn mặt dịu hiền của Mẹ, chiêm ngắm ánh mắt nhân từ của Mẹ.
Kết thúc Thánh Lễ, các cha đồng tế cùng cộng đoàn hướng về Linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Trong ngày hành hương hôm nay, chúng ta cũng được mời gọi hãy chạy đến với Đức Mẹ: hãy tin tưởng, phó thác đời sống của chúng ta cho Đức Mẹ với tước hiệu Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu. Chúng ta tin tưởng Mẹ luôn luôn ở với chúng ta, Mẹ luôn luôn chuyển cầu lên Chúa những lời con cái Mẹ khấn nguyện cùng Mẹ. Xin cho chúng ta luôn vững tin vào Chúa, vững lòng trông cậy vào Đức Mẹ. Nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu, Chúa sẽ thực hiện Chúa sẽ ban ơn cho chúng ta khi chúng ta biết chạy đến với Chúa.
Têrêsa Nguyễn Ngọc Duyên
Truyền thông Hội Mẹ Hằng Cứu Giúp và St.Anfongso
Từ khóa » đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu
-
ĐỨC MARIA PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU: NGUỒN GỐC CỦA SỰ PHÙ ...
-
LƯỢC SỬ LỄ KÍNH ĐỨC MARIA PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU
-
Đôi Mắt Của Đức Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu
-
Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu: Ơn Lạ Mẹ Ban Cho Dân Malta Thời đại ...
-
Giáo Xứ Ba Thôn: Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu - TGP SÀI GÒN
-
ĐỨC MẸ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU - Truyền Thông Công Giáo Tin Vui
-
TUẦN 9 NGÀY KÍNH MẸ MARIA PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU Kinh ...
-
Hồn Thiêng - Ngày 24/5 ĐỨC MẸ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU Lòng ...
-
Tượng đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu Cao 70cm, Mẫu Mới
-
Cử Hành Tuần 9 Ngày Kính Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu (từ Ngày ...
-
Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu - Cộng đoàn Thánh Phêrô
-
Tượng Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu 1m4
-
Tượng Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu 1m4 | Shopee Việt Nam