Đức Quan Thế Âm Bồ Tát Là Nam Hay Nữ? - .vn

Hỏi - Đáp Thứ ba, 16/07/2013, 09:49 AM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Phương Bối gg follow

Chúng ta nên biết mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Trong kinh Pháp-Hoa phẩm Phổ-Môn có câu : "Cần thích hợp một Phật thân để tế độ, Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện Phật thân để nói Pháp và tế độ"". Thế thì, đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Ngài làm sao có thể hiện được Phật thân?

  • Hành trạng của Bồ Tát Quan Thế Âm qua các kinh điển

  • Tên gọi và hình tượng Phật, Bồ tát thường gặp

Thực ra trong kinh ĐẠI NHẬT và kinh BI HOA đức Bổn Sư Thích ca đã từng dạy rằng, đức Quan Thế Âm Bồ Tát đời quá khứ đã thành Phật hiệu là chánh pháp Như Lai vào thuở lâu xa vô lượng kiếp về trước. Vì bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ tát. Cũng trong kinh BI HOA, đức Phật luôn luôn gọi đức Quan Thế Âm Bồ Tát là "Thiện-nam-tử" tốt ! Vậy đức Quan Thế Âm Bồ Tát không thể nào là nữ nhân được.
Căn cứ theo lịch sử về tôn giáo, nhân gian dật sử, Linh ứng truyện ký và các lịch sử (tính chất sự tích) của Trung Hoa từ sau nhà Châu vua Chiêu Vương đến cận đại và Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ ba đến cận kim thì đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã từng hóa hiện vào các thế gia và cả bần gia để ứng cơ hóa độ chúng sanh. Mượn sự tướng của thế đạo để dẫn dắt nhân gian hướng thượng quay về chánh đạo. Như Quan Âm Diệu Thiện về đời vua Trang vương. Quán âm xách giỏ cá đời vua Huyền Tôn nhà Đường, Quán âm Thị kính đời nhà Minh, Quán Âm linh ứng đời nhà Nguyễn v.v... Tham khảo điều này cho ta thấy qua các đời phong kiến mọi quyền hành sanh sát và làm tao loạn nhân gian hay thịnh suy cho đất nước, đều nằm trong tay nam giới. Tuy vậy những nữ lưu tuyệt đẹp và xuất sắc vẫn là cao điểm để đam mê và dễ bị nữ sắc lung lạc và điều khiển. Vậy sự hiện người nữ nhằm để chuyển hóa tâm xấu ác và cải thiện những xa hoa trụy lạc, đó là mục tiêu tùy duyên hóa độ của Quan Thế Âm Bồ Tát, và cũng từ đó mà tượng, ảnh của Ngài trở nên nữ mạo trong một số quốc gia châu Á. Nhưng điều căn bản là chúng ta phải biết rằng, đó là hình ảnh thị hiện, không nên chấp là Phật Thân của Ngài. Danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát trong nhân loại ai cũng đều biết đến, cũng đều niệm khi có tai nạn hiểm nguy và ách nạn khủng khiếp. Ngoại trừ hạng người sanh ra nơi biên địa, hoặc căn trí quá tối tăm, hoặc tín ngưỡng tà đạo, mê muội với thần quyền hữu danh mà vô thực.
Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát Đức Phật Bổn sư Thích ca Mâu ni khi nói kinh Bi Hoa đã dạy rằng : - Về thời qúa khứ lâu xa về trước, đức Quán Thế Âm làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Thời bấy giờ có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai hiểu được đạo lý vô thượng, Vua và Thái tử phát tâm Bồ-đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sanh. Khởi đầu đức Vua và Thái tử làm người thí chủ chân thành cúng dường các thứ y phục, thuốc men, vật thực, mùng mền và tất cả các món cần dùng lên đức Bảo Tạng Như Lai và chúng tăng trong suốt 3 tháng. Nhờ nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô Tránh Niệm chứng thành quả Phật và phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sanh, Ngài liền thành Phật hiệu là A-di-Đa,ࠧ郡o chủ cõi Tây Phương Cực lạc. Thái tử công hạnh cũng tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là QUÁN-THẾ-ÂM cùng với Phật A-DI-ĐÀ tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực lạc. Ý nghĩa tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát - Quán là quán xét, thấy nghe, biết đối tượng thật rõ ràng - Thế là cõi đời, cỏi hữu tình thế gian. - Âm là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ mọi nơi đau khổ phát ra. - Bồ Tát là độ thoát cho loài hữu tình, cứu thoát, giác ngộ cho tất cả các loài chúng sinh có tình cảm được vượt thoát ra khỏi khổ đau ách nạn. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đạt được diệu quả Nhĩ căn viên thông nên quán xét và nghe, thấy, biết cùng tột tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian, hiện ngay nơi đó để cứu độ chúng sanh được vượt thoát tất cả những hiểm nguy. Vì vậy gọi là Quan Thế Âm. Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm mầu đó, nên trong kinh điển còn gọi là Quán tự tại Bồ tát. Quan Thế Âm Bồ Tát theo tiếng Phạn Avalokitesvara nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt dến với mọi loài, nói cách khác là tình yêu thương trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con cưng, nên gọi là Từ mẫu Quán Thế Âm. Trong năm, có ba lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát Hằng năm phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tátthật trang nghiêm vào các ngày : 19/2, 19/6 và 19/9 đều theo Âm lịch. - Ngày 19/2 là vía QUÁN THẾ ÂM ĐẢN SANH - Ngày 19/6 là vía QUÁN THẾ ÂM THÀNH ĐẠO - Ngày 19/9 là vía QUÁN THẾ ÂM XUẤT GIA
Phương Bối (tổng hợp) TIN, BÀI LIÊN QUAN
  • Hành trạng của Bồ Tát Quan Thế Âm qua các kinh điển

  • Tên gọi và hình tượng Phật, Bồ tát thường gặp

  • Giới Bồ tát của người tại gia

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
  • Tags:
  • Bồ Tát
  • ngày vía
  • Quan Thế Âm
  • thành đạo
  • xuất gia
  • đản sinh
  • kỷ niệm
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Kinh Nghiệp báo sai biệt

    Kinh Nghiệp báo sai biệt

  • Kinh thực tập ái ngữ

    Kinh thực tập ái ngữ

  • So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí

    So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí

  • Kinh Pháp hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

    Kinh Pháp hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

  • Kinh Bách Dụ: Đạp miệng ông trưởng giả

    Kinh Bách Dụ: Đạp miệng ông trưởng giả

  • Giá trị và sức hút thiêng liêng của bộ kinh Pháp Hoa

    Giá trị và sức hút thiêng liêng của bộ kinh Pháp Hoa

  • Kinh hải đảo tự thân

    Kinh hải đảo tự thân

  • Kinh Bách Dụ: Người nghèo muốn có tiền của bằng người giàu

    Kinh Bách Dụ: Người nghèo muốn có tiền của bằng người giàu

  • Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

    Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

  • Hậu quả phía sau của lời thề độc

    Hậu quả phía sau của lời thề độc

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng

2

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

3

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

4

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

5

Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ

6

Một chút lửa sân

7

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Tin chọn lọc

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Là Phật tử nhưng tôi có thù với muỗi, như vậy phạm tội gì không?

Điều kiện để vãng sanh về Cực lạc của Đức Phật A Di Đà?

Phước báo cúng dường y Kathina

Tam thời hệ niệm và lục thời cát tường

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Bồ Tát Quán Thế âm Là Nam Hay Nữ