Đức Tính Trung Thực Là Gì? Vai Trò Của Nó Trong đời Sống Học Tập Và ...
Có thể bạn quan tâm
Con người cần hoàn thiện chính nhân cách bản thân của mình với nhiều đức tính tốt đẹp. Trong đó đứng tính trung thực là một đức tính đáng quý nhất. Vai trò của nó trong đời sống học tập và làm việc rất quan trọng. Được tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật trong từng lời nói và hành động của con người. Và nó là một trong những phẩm chất ưu tú nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính.
Trung thực là gì? Đã có rất nhiều nghị luận về tính trung thực. Trong đó cũng đã bày tỏ rất rõ quan niệm về đức tính trung thực. Nó được xem là là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có. Tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có lòng trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà. Đặc biệt những họ được mọi người tin tưởng.
Trước khi bàn luận thêm về tính trung thực là gì, thì như chúng ta đã nói tính trung thực nằm trong những phẩm chất con người. Vậy những yếu tố nào tạo nên phẩm chất đó? Nhân cách con người là gì? Xin trả lời ngay, nhân cách con người tức là tư cách, phẩm chất của một con người giữa những mối quan hệ trong xã hội, giữa người với người, người với môi trường… Nhân cách là cả một quá trình dài được hình thành sơ khai, phát triển mạnh mẽ theo tiến trình sống của con người. Trong đó nó được bao hàm các yếu tố như khoan dung, yêu thương, độ lượng, vị tha, quan tâm, thông cảm và lòng trung thực.
Chính vì vậy, nếu ai đó hỏi bạn về đức tính trung thực là gì, thì bạn có thể nói rằng nó là một trong những chuẩn mực đáng quý của nhân cách con người. Để tiếp tục nghị luận về trung thực và bàn về trung thực là gì, thì chúng ta cần hiểu rằng trong phẩm chất con người, đức tính trung thực bao gồm sự chính trực trong đó.
Hiểu một cách đơn giản tính chính trực là gì, thì có thể giải thích rằng nó là nó là sự trung thực gắn liền với đạo đức. Chính trực là đức tính của sự trung thực và sự tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức một cách mạnh mẽ. Có thể định nghĩa lòng chính trực như sự trung thực và hiểu hiện tốt trong phẩm chất của con người.
Đức tính trung thực biểu hiện rõ trong xã hội chúng ta, xung quanh cuộc sống mà dường như chúng ta có thể nhận thấy rõ được điều này. Con người thể hiện tính trung thực trong công việc, học tập… Chẳng hạn như trong một kỳ thi, đức tính trung thực được biểu hiện bằng các việc như không chép bài của bạn, không quay cóp, không xem tài liệu, không gian lận.
Hoặc trong cuộc sống hằng ngày thì nó lại biểu hiện ở chỗ như không nói dối, không lừa đảo, không nói sai sự thật, không tham lam… Hoặc dễ dàng nhận thấy trong môi trường công việc kinh doanh thì phẩm chất đó được biểu hiện bằng việc không làm ăn phi pháp, không lừa gạt mọi người, không buôn bán hàng bất hợp pháp…
Tất cả những biểu hiện trên đã cho bạn hiểu thế nào là trung thực. Tuy nhiên sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ, nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân mình. Người trung thực trước tiên là trung thực với chính bản thân mình. Phải thành thật nhìn nhận những nhược điểm và sai lầm của mình thì họ mới có thể nhìn nhận được những vấn đề xung quanh là đúng hay sai. Đặc biệt là đức tính trung thực không thể đánh giá ở bên ngoài con người, mà nó được đánh giá thông qua hành vi, biểu hiện, cách hành xử của con người.
Một ví dụ điển hình như việc ta bắt gặp một người vô gia cư, một kẻ xin ăn ở ngoài đường không thể nói họ là người không trung thực. Hay là một người mặc bộ quần áo sang trọng, lịch lãm thì lại là người trung thực được.
Ta không thể nhìn bề ngoài mà có thể đánh giá được việc họ có trung thực hay không. Vì trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững chứ không phải là hình thức bên ngoài của con người để nói về sự trung thực.
Ranh giới giữa trung thực và dối trá rất mong manh, chính vì thế nên nếu như xuất hiện sự gian dối ở đây thì sẽ biến con người trở thành không trung thực. Lúc này 1 lần bất tín vạn lần bất tin, như câu truyện “Cậu bé chăn cừu”. Kể về một cậu bé chăn cừu, trong lúc nhàn rỗi cậu bé đã nghĩ ra việc mình sẽ nói dối rằng có sói đến ăn thịt cừu, khiến mọi người hốt hoảng chạy đến giúp đỡ.
Điều này cậu lại cho đó là điều buồn cười rồi liên tục làm điều đó để khiến mọi người hốt hoảng, còn cậu lại cười hả hê trên lòng tin của mọi người đối với cậu. Cứ thế, chỉ vì lời nói dối của cậu bé nhiều lần đã khiến không một ai có thể tin tưởng cậu bé chăn cừu đó nữa.
Hậu quả là đến khi sói đến ăn thịt bầy cừu thật thì lúc này cậu kêu cứu cũng chẳng ai đến giúp cậu nữa. Vì họ nghĩ đó là một trò đùa của cậu. Đấy chính là một bài học cho tính trung thực, và phẩm chất này đã được đưa vào rất nhiều câu chuyện, bài học. Điều này giúp trẻ nhỏ thành thật, giữ chữ tín, tạo lập tính trung thực ngay từ khi còn nhỏ.
Lúc làm sai thì người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Nên điều này sẽ giúp đẩy lùi được sự gian dối, giả tạo, sự tha hoá đạo đức. Lòng trung thực sẽ không đưa đến cho ta sự giàu có ngay lập tức mà lại tạo cho ta niềm tin, sự tin tưởng giữa người với người. Con người không phải ai cũng hoàn hảo, không phải lúc nào cũng luôn luôn đúng. Trong những trường hợp mình làm sai nhưng đã tự đứng ra nhận trách nhiệm của bản thân mình. Thì đó cũng là tính trung thực.
Trong xã hội ngày nay có rất nhiều chuyện khó có thể lường trước. Ngay cả con người cũng vậy, thật giả lẫn lộn, lừa dối, gian trá,…và còn rất nhiều. Chính vì thế người có đức tính trung thực càng được nhiều người trân trọng và đáng quý. Là bậc cha mẹ nên tích cực rèn luyện cho con mình đức tính đáng quý này để nâng cao phẩm chất con người từ nhỏ.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến những gì chúng tôi chia sẻ như trên. Có thể bạn sẽ tìm được rất nhiều bài nghị luận xã hội về tính trung thực và sẽ đúc rút ra cho mình bài học về lòng trung thực. Khi bạn hiểu về trung thực là gì thì sẽ biết thực sự nó rất quan trọng trong mỗi con người chúng ta phải không nào?
Hãy tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này cho chính mình, hay là cho những con em của chúng ta. Để cùng hoàn thiện bản thân hơn và trở thành người tốt thúc đẩy đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn các bạn!
Chia sẻTừ khóa » Trình Bày Trung Thực Là Gì
-
Ví Dụ Về Trung Thực - Luật Hoàng Phi
-
Trung Thực
-
Trung Thực Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Trung Thực Là Gì? Luôn Sống Trung Thực Có Thật Sự Tốt Cho Bạn?
-
Nghị Luận Về Tính Trung Thực Hay Nhất (22 Mẫu) - Văn 9
-
Trung Thực Là Gì? Có Phải Lúc Nào Trung Thực Cũng Tốt Cho Công Việc ...
-
Khái Niệm Trung Thực? - Anh Nguyễn - HOC247
-
Trình Bày Suy Nghĩ Của Anh Chị Về đức Tính Trung Thực Trong Cuộc Sống
-
Đức Tính Trung Thực Là Gì
-
Sống Trung Thực, được Gì? - Tuổi Trẻ Online
-
[PDF] CÁC CÁCH ĐO LƯỜNG SỰ TRUNG THỰC CỦA CHỈ TIÊU LỢI ...
-
Nguyên Tắc Trung Thực Tuyệt đối Trong Bảo Hiểm Là Gì? Bản Chất Và ...
-
Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Kế Toán Trong Doanh Nghiệp
-
Mục Tiêu, Vai Trò Và Quy Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Là Gì?