Đức - Wikivoyage

Tổng quan

[sửa]

Lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km vuông và có khí hậu ôn đới. Với gần 82 triệu người, Đức là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới. Danh xưng "Đức" trong tiếng Việt là giản xưng của Đức Ý Chí (Trung văn: 德意志), dịch danh Trung văn của quốc hiệu nước Đức.

Nước Đức nằm trong Trung Âu, giữa 47°16′15″ và 55°03′33″ vĩ độ bắc và 5°52′01″ và 15°02′37″ kinh độ đông. Về phía bắc Đức có ranh giới với Đan Mạch (có chiều dài 67 km), về phía đông-bắc là Ba Lan (442 km), về phía đông là Séc 811 km), về phía đông nam là Áo (815 km không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía nam là Thụy Sĩ (316 km, với biên giới của lãnh thổ bên ngoài (tiếng Anh: exclave) Büsingen nhưng không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía tây nam là Pháp (448 km), về phía tây là Luxembourg (135 km) và Bỉ (156 km) và về phía tây bắc là Hà Lan (567 km). Chiều dài ranh giới tổng cộng là 3.757 km. Trong khi ở phía Tây-Bắc bờ biển của biển Bắc và ở phía Đông-Bắc là biển Baltic tạo thành biên giới quốc gia tự nhiên thì về phía Nam nước Đức là một phần của dãy núi Anpơ.

Lãnh thổ bên ngoài duy nhất của Đức là Büsingen nằm trong vùng thượng lưu sông Rhein thuộc về huyện Konstanz của bang Baden-Württemberg. Büsingen có diện tích là 7,62 km² và được bao bọc hoàn toàn bởi 3 bang là Schaffhausen, Thurgau và Zürich. Ngoài ra còn có Kleinwalsertal thuộc Áo và nếu bằng đường bộ hay bằng đường thủy thì chỉ xuyên qua lãnh thổ quốc gia Đức mới có thể đến được.

Lịch sử

[sửa]

Vùng đất Germania nơi nhiều man tộc German sinh sống đã được biết đến và có trong các tài liệu cổ từ trước năm 100. Họ được tôn vinh vì khát vọng độc lập dân tộc cao cả, dù gần sát Đế quốc La Mã hùng cường. Bắt đầu từ thế kỷ 10, lãnh thổ của Đức là phần giữa của Đế quốc La Mã Thần thánh cho đến năm 1806. Thế kỷ 16, miền Bắc Đức trở thành trung tâm của cuộc cải cách Kháng Cách, với cuộc cải cách tôn giáo của Thánh Martin Luther.

Vào thế kỷ 18, một Vương quốc Kháng Cách là Phổ, dưới triều đại của vị anh quân, đánh thắng được người Áo đứng đầu Đế quốc, để rồi vươn lên thành một trong những liệt cường Âu châu, mang lại niềm vinh quang cho dân tộc Đức. Vị Thủ tướng kiệt xuất Otto von Bismarck đã tiến thành công cuộc thống nhất nước Đức với chiến thắng trong các cuộc chiến tranh chống Đan Mạch và Áo, để rồi nước Đức lần đầu tiên được thống nhất vào giữa cuộc chiến tranh Pháp-Phổ vào năm 1871 trở thành một quốc gia dân tộc lớn mạnh vào thời kỳ cận - hiện đại. Sau Chiến tranh thế giới lần hai, năm 1949, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia, Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) và Cộng hòa Liên bang Đức cũ (Tây Đức). Vào năm 1990, với sự sụp đổ của bức tường Berlin, nước Đức thống nhất. Tây Đức là thành viên sáng lập của Các cộng đồng Châu Âu (EC) vào năm 1957, trở thành Liên minh Châu Âu năm 1993. Đức thuộc khu vực Schengen và dùng đồng Euro năm 1999.

Địa lý

[sửa]

Khí hậu

[sửa]

Nước Đức thuộc về vùng khí hậu ôn hòa Trung Âu, trong khu vực của vùng gió Tây và nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu biển trong Tây Âu và khí hậu lục địa trong Đông Âu. Ngoài những yếu tố khác, khí hậu chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu Golfstream tạo nên những trị khí hậu ấm áp khác thường so với vị trí vĩ độ này.

Điều kiện thời tiết khắt nghiệt như hạn hán kéo dài, gió xoáy (Tornado), băng giá lạnh với nhiệt độ cực thấp hay nóng cao độ tương đối hiếm. Thế nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện giông bão mà đã gây ra nhiều thiệt hại nặng như trong năm 2000 và 2002. Tại Đức cũng thường hay xảy ra nước lũ sau thời gian mưa nhiều trong mùa hè (lũ lụt Oder năm 1997, lũ lụt Elbe năm 2002) hay sau khi tan tuyết trong mùa đông mà có thể dẫn đến lụt và gây tàn phá nặng. Việc hay có nước lũ tại sông Rhein có thể là do việc đắp đập và đào thẳng sông Rhein trong thế kỷ 19 dưới sự lãnh đạo của Tulla đã xóa bỏ các vùng ngập nước tự nhiên trước kia của con sông này. Hạn hán chủ yếu chỉ xảy ra ở vùng đông bắc nước Đức nhưng đôi lúc cũng ảnh hưởng đến trên toàn nước Đức như lần cuối cùng là trong đợt nóng năm 2003.

Chính trị

[sửa]

Nước Đức là một liên bang, điều đó có nghĩa là hệ thống chính trị của Đức được chia ra làm hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang của từng bang một. Mỗi cấp đều có cơ quan nhà nước riêng của hành pháp, lập pháp và tư pháp. Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang cùng quyết định về luật lệ của liên bang và có quyền sửa đổi Hiến pháp với đa số 2/3 trong cả hai cơ quan. Quốc hội tiểu bang quyết định về luật lệ cho từng tiểu bang. Mặc dầu các nghị sĩ không phải tuân theo chỉ thị nhưng những quyết định trước đó trong các đảng phái chiếm ưu thế trong việc ban hành luật lệ. Hành pháp ở cấp liên bang được hình thành bởi chính phủ liên bang do thủ tướng liên bang lãnh đạo. Thủ hiến tiểu bang (Ministerpräsident) lãnh đạo hành pháp ở cấp tiểu bang. Các cơ quan hành chính ở cấp liên bang và tiểu bang được điều hành bởi các bộ trưởng đứng đầu các cơ quan nhà nước.

Văn hóa

[sửa]

Con người

[sửa]

Từ khóa » Germany Là Nước Nào