Đừng Bấm Vào Tin Nhắn Facebook Nếu Thấy Những Chữ Này, Lừa đảo ...
Có thể bạn quan tâm
Hơn 900 triệu người trên thế giới đang sử dụng Facebook Messenger để liên lạc với nhau. Sự phổ biến của mạng xã hội này cũng dẫn đến nhiều rủi ro lừa đảo. Trang Ictnews dẫn nguồn từ Komando, đã có một bài cảnh báo về hiểm hoạ từ các tin nhắn Facebook, thấy hay nên mình muốn chia sẻ đến bạn đọc.
Không phải tin nhắn nào gửi đến bạn qua Facebook Messenger cũng mang theo thiện chí. Tương tự tin nhắn rác và lừa đảo, Messenger thường được bọn tội phạm sử dụng để tìm kiếm con mồi mới. Dù là đánh cắp tiền hay danh tính cá nhân, càng nhiều nạn nhân sập bẫy, chúng càng kiếm được nhiều tiền hơn.
Nó hấp dẫn tới mức tội phạm thường “tái sử dụng” các chiêu thức cũ. Một trò lừa đảo cũ qua Messenger vừa tái xuất. Khoảng 1 năm trước, hàng triệu người dùng Facebook nhận được tin nhắn lạ từ những tài khoản giả làm người quen của họ. Nó chỉ chứa một câu hỏi đơn giản nhưng ẩn chứa bí mật đen tối. Tin nhắn viết: “Is this you” (bạn đây phải không) và đính kèm liên kết dẫn đến một video.
Tin nhắn lừa đảo với nội dung gây tò mòDù vậy, được liên kết đã được xử lý thông qua dịch vụ rút gọn URL để giống như một video. Khi bấm vào, không có video nào được phát. Thay vào đó, nó mở ra một trang web khác với màn hình đăng nhập Facebook giả. Nếu nhập thông tin đăng nhập vào đây, tội phạm sẽ biết được dữ liệu và tấn công tài khoản của bạn.
Chỉ vài tuần sau đó, trò lừa đã “chết yểu”, song tuần này xuất hiện trở lại và có chút thay đổi. Không còn hỏi “Is this you” nữa, kẻ lừa đảo chuyển sang dùng câu “Look what I found” (xem tôi tìm được gì này) để lôi kéo sự tò mò của người nhận. Nó cũng đi cùng với một liên kết. Theo Metro, liên kết tiếp tục dẫn người dùng đến trang web đăng nhập Facebook giả. Ngoài email và mật khẩu Facebook, thủ phạm có thể cài mã độc lên thiết bị của bạn.
Ảnh minh hoạĐể giữ an toàn, tốt nhất nên cảnh giác trước mọi thủ đoạn của kẻ lừa đảo. Ngay cả khi tin nhắn đến từ một người bạn đáng tin cậy, tài khoản của họ rất có khả năng đã bị hack. Có hai cách để bạn tự bảo vệ bản thân. Đầu tiên, không bao giờ bấm vào liên kết hay tải tập tin từ email, tin nhắn “không mời” trên Facebook Messenger.
Nếu bạn của bạn gửi thứ gì đó, hãy gọi cho họ để bảo đảm họ thực sự là người gửi. Thứ hai, cài đặt xác thực hai lớp trên mọi tài khoản, bao gồm mạng xã hội và tài khoản ngân hàng. Điều này sẽ giảm đáng kể nguy cơ bạn bị tấn công vì bạn phải tự mình xác minh bất kỳ nỗ lực đăng nhập nào.
Việc bảo mật tài khoản luôn là điều cần thiết đối với chúng ta, ngoài ra có một thiết bị sở hữu tính năng bảo mật vòng ngoài vẫn không thừa đúng không nào? Hiện tại Thế Giới Di Động đang kinh doanh nhiều mẫu smartphone có xác thực khuôn mặt, bạn quan tâm có thể click vào nút cam bên dưới để tham khảo nhé!
ĐẶT MUA ĐIỆN THOẠI CÓ XÁC THỰC KHUÔN MẶT
Xem thêm:
- Mất gần 2 tỷ đồng sau khi sửa smartphone, bạn nên thận trọng hơn
- Cảnh báo lợi dụng tính năng chuyển hướng cuộc gọi nhằm đánh cắp mã OTP
Từ khóa » Các Chiêu Lừa đảo Trên Facebook
-
Điểm Danh 8 Chiêu Trò Lừa đảo Phổ Biến Qua Mạng Cần Cảnh Giác
-
22 Hình Thức Lừa đảo Phổ Biến Trên Mạng Xã Hội Mới Nhất
-
Những Chiêu Lừa Tiền Qua Facebook, điện Thoại, Online Thời Covid
-
Dấu Hiệu Bạn Sắp Bị Lừa đảo Trên Facebook-dau Hieu Ban Sap Bi Lua ...
-
Cảnh Báo: Chiêu Trò Lừa Gạt Mới Trên Facebook, Cẩn Thận Nếu Thấy ...
-
Vạch Mặt Chiêu Trò, Thủ đoạn Mạo Danh Lừa đảo Qua Facebook, Zalo
-
Cảnh Báo Những Chiêu Lừa Trên Facebook
-
Mất Sạch Gần 70 Triệu đồng Vì "dịch Vụ Hỗ Trợ Facebook", Cảnh Giác ...
-
Lừa đảo Qua Facebook Bị Hack - "bẫy" Cũ, Nhiều Người Vẫn Mắc!
-
Báo động “chiêu Bẩn” Trong Lừa đảo, Chiếm đoạt Tài Khoản Facebook
-
Cảnh Báo Các Thủ đoạn Lừa đảo Qua Mạng Và Biện Pháp Phòng Ngừa
-
Lừa đảo Qua Mạng Xã Hội - Thủ đoạn Không Mới Nhưng Vẫn Mắc Bẫy
-
Cẩn Thận Với Những Chiêu Trò Vay Tiền Trên Facebook
-
Các Thủ đoạn Nhắn Tin Lừa đảo Trên Facebook Ngày Càng Tinh Vi