Đừng Bỏ Qua Bài Viết Này Nếu Bạn Muốn Biết Cách Trồng ớt Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Cần chuẩn bị những gì trước khi trồng ớt trong chậu?
- Chọn giống trồng ớt
- Thời điểm “vàng” để thực hiện cách trồng ớt
- Kỹ thuật trồng ớt
- Chuẩn bị đất trồng ớt từ hạt
- Cách trồng cây ớt trong chậu đạt hiệu quả cao
- Cách ươm hạt ớt
- Cách gieo hạt ớt
- Kỹ thuật trồng cây ớt con
- Cách chăm sóc cho năng suất cao
- Thu hoạch và bảo quản ớt
- Cách thu hoạch ớt
- Cách bảo quản ớt
Trồng ớt tại nhà có khó hay không? Làm thế nào để cách trồng ớt tại nhà đem lại năng suất cao? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ tất tần tật các thắc mắc trên một cách chi tiết nhất. Cùng theo dõi nhé!
Cần chuẩn bị những gì trước khi trồng ớt trong chậu?
Chọn giống trồng ớt
Cũng giống như nhiều giống cây lấy quả khác, ớt cũng có nhiều chủng loại khác nhau như: ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên, ớt hiểm,.. Theo đó, bạn có thể lựa chọn giống ớt tùy theo sở thích hoặc mục đích của mình.
Sau khi đã chọn được giống ớt phù hợp, bạn nên mua chúng ở siêu thị nông sản hoặc cửa hàng bán giống để trồng. Bởi vì, những hạt giống này đều trải qua quá trình xử lý nghiêm ngặt nên hạn chế tối đa tỉ lệ sâu bệnh gây hại và cho tỉ lệ nảy mầm cao.
Thời điểm “vàng” để thực hiện cách trồng ớt
Đối với cách trồng ớt tại nhà, bạn có thể trồng quanh năm suốt tháng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm trồng ớt thì thời điểm “vàng” gieo hạt để cây phát triển tốt và ít bị sâu bệnh nhất là vào tháng 8, tháng 9.
Cách trồng ớt bằng hạt có thể thu hoạch khoảng từ 1 – 2 tháng sau đó. Đồng thời, vụ thu hoạch của cách trồng cây ớt này có thể kéo dài đến tận tháng 4 – tháng 5 năm sau.
Kỹ thuật trồng ớt
Chuẩn bị đất trồng ớt từ hạt
Bà con có thể chuẩn bị đất pha cát, đất thịt hay đất phù sa đều được. Bởi lẽ, ưu điểm nổi bật của cây ớt đó là dễ thích nghi với mọi điều kiện khác nhau. tuy nhiên, loại đất đó phải có độ tơi xốp, thông thoáng khí và màu mỡ.
Bên cạnh đó, trước khi tiến hành trồng cây thì bạn cần dọn sạch cỏ dại, tưới thêm nước để tạo độ ẩm cho đất. Hơn nữa, bạn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách bón thêm vôi và phân NPK.
Cách trồng cây ớt trong chậu đạt hiệu quả cao
Cách ươm hạt ớt
Để rút ngắn thời gian hạt ớt nảy mầm thì chúng ta nên ngâm chúng trong nước ấm từ 2 – 8 tiếng. Cách trồng ớt từ hạt vừa tiết kiệm công sức lẫn thời gian chăm sóc rất hiệu quả.
Cách gieo hạt ớt
Với cách trồng cây ớt từ hạt, bạn có thể tận dụng khay làm đá và khoét một vài lỗ nhỏ ở đáy rồi gieo hạt vào. Sau đó, đặt chúng ở những vị trí thông thoáng. Điều kiện tốt nhất là nơi có nhiệt độ ấm áp. Hoặc bạn có thể đặt khay ở dưới bóng đèn sợi đốt để thúc đẩy quá trình nảy mầm.
Khi quan sát hạt ớt có bắt đầu nảy mầm thì cần thực hiện cách chăm sóc cây ớt kỹ lưỡng đến khi phát triển thành cây con. Cây con đạt chiều cao từ 10 tới 15cm thì lựa chọn những cây khỏe mạnh và tiến hành cách trồng ớt trong chậu đã chuẩn bị sẵn.
Gieo hạt ớt bao lâu thì nảy mầm?
Sau khi gieo hạt, khoảng 3 – 5 ngày hạt ớt bắt đầu nảy mầm.
Kỹ thuật trồng cây ớt con
Ngoài cách trồng ớt bằng hạt, bạn có thể trồng bằng cây con để tiết kiệm thời gian chăm bón. Phương pháp này đều có thể áp dụng trên cách trồng ớt peru, cách trồng ớt chỉ thiên và cả cách trồng ớt hiểm. Theo đó, cứ vào mỗi sáng, bạn nên “tắm nắng” chậu cây con trong vài giờ đồng hồ.
Để cây thuận lợi phát triển, bạn có thể bổ sung thêm phân bón NPK cho cây sau khi trồng từ 20 – 25 ngày và đợt hai khi cây bắt đầu ra quả. Đừng quên công đoạn cắt tỉa cành, tỉa nhánh giúp cây được thông thoáng, tập trung dinh dưỡng phát triển.
Cách chăm sóc cho năng suất cao
- Tưới nước: Thường xuyên tưới nước cho cây một ngày/lần khi trời khô hạn. Còn với kỹ thuật trồng ớt mùa mưa thì bạn chỉ cần tưới 2 ngày/ lần. Tốt nhất là bạn nên theo dõi cây để gia giảm lượng nước tưới sao cho thích hợp.
- Giữ ẩm cho đất: Để duy trì độ ẩm cho đất, bà con nên chuẩn bị rơm rạ, hay cỏ khô đặt xung quanh gốc cây.
- Cắt tỉa cành: Khi cây ớt cao khoảng 20cm thì tiến hành tỉa cành. Lưu ý, chỉ nên tỉa những nhánh phân cành để phần gốc được thông thoáng và giữ “lực” cho cây phát triển.
Thu hoạch và bảo quản ớt
Cách thu hoạch ớt
Khi quan sát thấy trái ớt có dấu hiệu chuyển màu, nghĩa là chúng gần chín và có thể thu hoạch được rồi đấy! Theo kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên, việc thu hoạch những trái già sẽ kích thích cây ớt tiếp tục ra hoa. Hơn nữa, cách làm này có thể đảm bảo được năng suất cũng như chất lượng quả cho đợt sau.
Khi thu hoạch, bạn nên ngắt cả phần cuống. Cần hạn chế tối đa việc làm gãy nhánh cây. Thông thường, vụ mùa ớt sẽ thu hoạch từ 35 – 40 ngày tính từ thời điểm trổ hoa.
Cách bảo quản ớt
Mặc dù hạt ớt là “nhân vật chính” tăng vị cay của ớt. Thế nhưng, nó cũng chính là “kẻ thù không đội trời chung” vì khiến ớt nhanh hỏng. Do đó, sau khi thu hoạch, bạn nên tách riêng hạt ớt ra khỏi trái. Sau đó bảo quản túi nhựa và đặt trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc cách trồng và chăm sóc ớt tại nhà đơn giản nhất. Hi vọng với các phương pháp trên, bà con có thể thành công ngay từ vụ mùa đầu tiên!
Từ khóa » Cách Trồng Cây ớt Hiểm Trong Chậu
-
Kỹ Thuật Trồng ớt Trong Chậu Cho Quả "sai Chĩu Cành" - .vn
-
Cách Trồng ớt Hiểm Trong Chậu Tại Nhà - Grow Chili At Home - YouTube
-
Cách Trồng ớt Trong Chậu Tại Nhà đơn Giản Cho Trĩu Quả Quanh Năm
-
Cách Trồng ớt Hiểm Năng Suất “siêu Cao” Cho Bà Con
-
Bật Mí Kỹ Thuật Trồng ớt Xiêm, ớt Hiểm Cho Trái Quanh Năm
-
Trồng ớt Trong Chậu ''cực đơn Giản'' Và Tiết Kiệm Nhất
-
Cách Trồng ớt Trong Chậu Từ Hạt Cho Quả Xum Xuê Và Làm Cây Cảnh
-
Cách Trồng ớt Trong Chậu Tại Nhà - AZ Farming
-
Mẹo Trồng ớt Trong Chậu Ngay Tại Nhà Thêm Gia Vị Trong Bếp - Làm Thợ
-
Cách Trồng ớt Từ Hạt đơn Giản Tại Nhà, Thu Hoạch Cả Năm
-
9 Mẹo Trồng ớt Trong Chậu - Nhà Lưới Việt
-
Cách Trồng ớt Cay Tại Nhà - Cách Chăm Sóc ớt Cho Quả ăn Quanh Năm
-
Cách Trồng ớt Bằng Hạt Tại Nhà đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhất - Về Quê
-
Cách Trồng ớt Trong Chậu Tại Nhà Năng Suất Gấp đôi - Ivila