Dùng Chất Vải Cotton, Bạn Cần Phải Chú ý Những Chi Tiết Nào?

Unilever Việt Nam
  • Bảo quản quần áo
  • Gia đình
  • Giặt Là
  • Ngoài nhà
  • Sự bền vững
  • Trong nhà
  • Vệ sinh nhà bếp
  • Vệ sinh phòng tắm
  • Vệ sinh sàn nhà & bề mặt
Dùng chất vải cotton, bạn cần phải chú ý những chi tiết nào? Giặt Là

Vải cotton là gì?

Vải cotton là loại sợi tự nhiên được làm từ chính sợi bông và các chất hóa học, loại vải này là chất liệu chủ đạo trong các ngành may mặc như quần áo,chăn, gối,.. Chất liệu vải cotton có những ưu điểm nổi bật như thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng, chống mài mòn hiệu quả.

Nguồn gốc vải cotton

Những ngày xa xưa, khi trồng trọt phát triển thì cây bông đã được trồng nhiều và phổ biến hơn. Tới mùa thu hoạch, người dân sẽ thu hái rồi dùng bông để kéo, dệt thành những sợi vải may quần áo. Ngày nay,khoa học kỹ thuật tiên tiến ngành dệt may cũng được công nghiệp hóa rất nhiều. Từ đó sợi bông được xử lý qua hóa chất để có tính năng giảm mục và mốc cho vải, vì vậy vải cotton được hình thành và phổ biến trên thị trường như hiện nay. 

Nguồn gốc vải cotton

Quy trình sản xuất vải cotton

  • Thu hoạch và phân loại xơ bông: Thu hoạch xơ bông thường rơi vào tháng 11-12 hàng năm. Ở đợt 1, người dân sẽ thu hoạch những quả bông đã nở dưới gốc. Đợt 2, sau 1-15 ngày thu hoạch những quả bông phần thân giữa của cây. Đợt 3, thu hoạch hết những quả bông nở còn lại trên ngọn cây.

  • Sau khi thu hoạch xong người dân sẽ phân loại, nếu xơ bông không đạt chất lượng sẽ bị loại bỏ. Còn với những xơ bông đảm bảo chất lượng thì được phơi khô ở những nơi sạch sẽ và không lẫn tạp chất.

Quy trình sản xuất vải cotton
  • Tinh chế xơ bông: Là một bước tách, làm sạch và loại bỏ những tạp chất trong xơ bông. Sau khi xơ bông được phơi khô  sẽ vận chuyển về các nhà máy để tinh chế xơ bông. Bông được xé nhẹ nhàng giúp tách xơ nhưng vẫn không ảnh hưởng đến chất của các xơ đơn. Tiếp đến, xơ bông sẽ được đưa vào các lò hơi để nấu và lọc nhiều lần giúp loại bỏ các tạp chất, màu thiên nhiên hoặc các axit hữu cơ.

Quy trình sản xuất vải cotton
  • Hòa tan và kéo sợi: Sau khi xơ bông được tính chế sẽ thành dạng lỏng rồi được hòa tan với dung dịch đặc biệt tạo thành một hỗn hợp. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy kéo sợi và ép qua các lỗ nhỏ kéo dài dần thành sợi cotton.

Quy trình sản xuất vải cotton
  • Dệt vải cotton: Là một quá trình xử lý học, các sợi ngang và dọc sẽ được dệt  thành những tấm vải cotton. Trong quá trình dệt, những tấm vải sẽ được làm bóng để các sợi cotton trương nở, tăng sự bắt màu và khả năng thấm nước. Tiếp đến, sẽ là quá trình tẩy trắng để làm mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và đạt độ trắng như yêu cầu để đến quá trình nhuộm màu cho vải.

Quy trình sản xuất vải cotton
  • Nhuộm vải cotton: Là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện một tấm vải cotton. Trong quá trình nhuộm sẽ sử dụng thuốc nhuộm tổng hợp và dung dịch những chất phụ gia hữu cơ để vải dễ bắt màu. Vải sau khi nhuộm xong sẽ được mang đi giặt nhiều lần giúp loại bỏ các hợp chất, sợi vải vụn, bụi bẩn bám trên mặt vải.

Quy trình sản xuất vải cotton

Có mấy loại vải cotton?

Theo phân loại, vải cotton gồm có các loại sau:

  • Vải cotton USA: sợi vải có cấu trúc sợi dài vượt trội và dai

  • Vải cotton Poly: dạng sợi vải tổng hợp được kết hợp từ sợi cotton nguyên chất và các sợi tổng hợp  

  • Vải cotton Satin: loại vải cotton truyền thống được dệt và định hình theo kiểu Satin

  • Vải cotton lụa: là loại vải tổng hợp được tạo ra từ chất liệu cotton thiên nhiên và sợi tơ tằm thượng hạng

  • Vải cotton Borip: được dệt từ 100% cotton không pha chế thêm chất liệu khác

  • Vải cotton pha Spandex: loại vải được pha giữa sợi cotton và sợi spandex

  • Vải cotton nhung: sự kết hợp giữa sợi cotton và nhung

  • Vải cotton Ai Cập: loại vải có nguồn gốc từ Ai Cập  

  • Vải cotton 100%: được tạo nên từ 100% cotton

  • Vải cotton 65/35(CVC): sự kết hợp giữa loại sợi PE và sợi cotton với tỷ lệ 35% PE:65% cotton

  • Vải cotton 35/65(Tixi): sự kết hợp của cotton và PE với tỷ lệ 35%PE:65% cotton

Có mấy loại vải Cotton

Ưu nhược điểm khi sử dụng vải cotton

Ưu điểm

Vải cotton được dệt từ những nguyên liệu thiên nhiên, trong đó bông là thành phần chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Chính vì thế, nên chất vải cotton mang đến cảm giác dễ chịu, thoáng mát cho người mặc. Khả năng hút ẩm và thấm mồ hôi cao giúp mọi người ưa chuộng loại vải này hơn, đặc biệt là trong mùa hè. Đối với trẻ em, các mẹ luôn ưu tiên chọn vải cotton để giúp bé yêu cảm thấy mềm mại, thoải mái nhất.

Nhược điểm

Với vải cotton, các nhà sản xuất thường pha thêm sợi Spandex vào để chúng mềm mại hơn. Chính vì thế mà giá thành trang phục vải cotton cũng khá mắc. Điều này khiến nhiều người phải cân nhắc khi chọn mua trang phục cho mình và gia đình. 

Một số chi tiết cần lưu ý khi giặt vải cotton

Một số chi tiết cần lưu ý khi giặt vải cotton

Mỗi loại vải đều có những lưu ý riêng khi giặt. Tuân thủ theo những chỉ dẫn này sẽ giúp giữ vải bền, đẹp hơn. Chất vải cotton cũng không phải là ngoại lệ. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi giặt quần áo vải cotton mà không phải ai cũng biết:

Không ngâm quần áo trong xà phòng quá lâu

Vải cotton cũng rất dễ bị bay màu. Nếu bạn ngâm quần áo trong dung dịch nước giặt quá lâu sẽ làm màu bị phai. Ngoài ra, việc ngâm đồ trong xà phòng làm nới lỏng liên kết giữa các sợi vải, khiến chúng bị nhão, làm mất phom dáng trang phục.

Không giặt chung quần áo màu với quần áo trắng

Như đã nói ở trên, chất vải cotton rất dễ bị bay màu. Nếu bạn giặt chung đồ màu trắng với quần áo màu sẽ làm trang phục bị lem. Do đó, bạn nên phân loại đồ khi giặt để tránh nguy cơ này.

Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh

Khi mua các sản phẩm bột giặt thơm, nước giặt quần áo, bạn không nên chọn loại có độ tẩy quá cao. Chúng có thể giúp làm sạch vết bẩn, nhưng lại làm quần áo bị giảm độ bền, thậm chí là bị phai màu nhanh chóng. 

Thay vào đó, Cleanipedia khuyên bạn chọn dùng nước giặt Comfort. Dòng nước giặt cao cấp với tính năng chăm sóc quần áo ưu việt này lần đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam. Sản phẩm với công nghệ Carezyme độc quyền giúp bảo vệ và chăm sóc từ sâu sợi vải, cắt bỏ các lớp xơ thừa trên bề mặt vải và chống lại 5 dấu hiệu lão hóa thường gặp bao gồm: mất dáng, xù lông, ố vàng, thô ráp và phai màu, giúp quần áo vẫn trông như mới sau nhiều lần giặt. Đồng thời nước giặt Comfort còn kế thừa khả năng loại bỏ vết bẩn của OMO Matic và sở hữu hương thơm sang trọng, giúp áo quần luôn thơm ngát, bền màu. 

Lộn trái quần áo khi giặt và khi phơi

Lộn trái khi giặt sẽ giúp cho áo quần của bạn không chịu tác động trực tiếp từ hoạt động chà xát. Điều này sẽ giúp cho chất vải cotton bền đẹp hơn. Việc phơi quần áo cũng thế. Ánh nắng mặt trời sẽ làm vải quần áo bị phai màu và trở nên khô cứng. Do đó, bạn nên phơi ở chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào. 

Giảm nhăn nhúm cho chất vải Cotton với Nước xả vải Comfort Chống Nhăn

Để chất vải Cotton không bị nhăn hoặc nhàu nhĩ trong quá trình giặt giũ bằng máy giặt, Cleanipedia chia sẻ đến bạn sản phẩm Nước xả vải Comfort Chống Nhăn - Giải pháp cải thiện tình trạng nhăn nhúm trên áo quần khi giặt máy hiệu quả. Với công thức dưỡng vải chống nhăn ưu việt, nước xả vải "thần thánh" từ nhà Comfort bảo vệ sâu từng sợi vải dưới tác động xoắn của lồng giặt, giúp áo quần từ vải Cotton giảm nhăn rõ rệt.

Không chỉ vậy, sử dụng Nước xả vải Comfort Chống Nhăn ngay sau quy trình giặt sẽ giúp giảm và cải thiện các vấn đề về trang phục thường gặp như: Giữ phom dáng, giảm xù lông, bền màu. Đồng thời luôn giữ cho áo quần mềm mại và thơm lâu hơn.

Ngoài ra, sản phẩm còn sở hữu 2 mùi hương lôi cuốn để chị em thoải mái lựa chọn theo sở thích của mình:

  • Hương sức sông, nồng nàn với mùi thơm ngọt ngào và quyến rũ.

  • Hương dịu dàng mang đến mùi hương nhẹ nhàng, tinh tế.

Với Nước xả vải Comfort Chống Nhăn, bạn sẽ không còn lo lắng về việc quần áo chất vải Cotton sẽ bị nhăn, mất phom sau khi giặt máy. Hãy nhanh tay mua ngay TẠI ĐÂY để trải nghiệm tính năng tuyệt vời từ sản phẩm nhé!

Nước giặt comfort chống nhăn

^ Ưu việt so với nước xả vải khác của Unilever.

* Dựa trên kết quả đánh giá nội bộ trong điều kiện thí nghiệm khi so với nước xả vải khác của Unilever.

Trên đây là những thông tin hết sức tổng quát về chất vải cotton. Hy vọng là chúng hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc quần áo của cả gia đình, tự tin đi học, đi làm mỗi ngày.

>>> Xem thêm:

  • Cách giặt quần áo làm từ chất liệu sợi tổng hợp

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Chào mừng bạn đến với #CleanTok

Ngôi nhà của những mẹo vệ sinh trên TikTok. Mang đến bạn bởi Cleanipedia.

Khám Phá Cleanipedia

Tự hào hỗ trợ #CleanTok

tiktok-banner Xuất bản lần đầu 30 tháng 12, 2020

Bài viết này hữu ích không?

LikeDislike Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

Có, khả năng mua sản phẩm có mã QR cao hơn

0%

Không, tôi thích mua sản phẩm không có mã QR hơn

0%

Không quan tâm

0%

0 phiếu bầu

Đọc Tiếp

  • Cách Tẩy Quần Áo Màu Bị Lem, Dính Màu Khác Hiệu Quả Tại Nhà

    Cách tẩy quần áo bị lem màu đơn giản, dễ áp dụng

  • 13.0 Cách Tẩy Quần Áo Màu Bị Mốc Đen Cực Nhanh, Sạch

    Cách tẩy mốc quần áo đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

  • Cách Tẩy Các Vết Bẩn Trên Quần Jean Cực Đơn Giản Và Hiệu Quả

    Mẹo tẩy các vết bẩn trên quần jean cực đơn giản

  • Quần áo bị xù lông

    5 Mẹo nhỏ giúp bạn khắc phục tình trạng quần bị xù lông?

  • Mẹo giặt đồ thơm lâu khi giặt tay và giặt máy

    Tuyệt chiêu giặt quần áo thơm lâu giúp bạn tự tin 24/7

  • cách làm quần áo cũ như mới

    Học ngay cách tẩy vết nghệ trên quần áo siêu đơn giản

  • 4 Cách tẩy vết bẩn trên áo trắng "nhanh như chớp"

    Cách tẩy vết bẩn trên áo trắng nhanh chóng, hiệu quả

  • 5 Lưu ý các mẹ cần quan tâm khi bảo quản quần áo trẻ sơ sinh

    Khi nào mẹ có thể giặt chung quần áo bé sơ sinh với cả nhà?

Từ khóa » Chất Cotton