Đừng Coi Thường Khi Dằm đâm Vào Tay, Hãy Tìm Cách Lấy Ra Ngay Nếu ...
Có thể bạn quan tâm
Bị thủy tinh hay dằm gỗ đâm vào tay quả thực không phải là 1 cảm giác dễ chịu gì, phải không?
Những tưởng chiếc dằm gỗ mềm, tự nhiên kia sẽ không gây hại cho bạn nhưng chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy 1 cảm giác buốt, đau nhói, nhức nhối lan tỏa ở vị trí bị dằm đâm đó.
Tuy vậy có 1 sự thật là, dù chiếc dằm có bé tí ti thế kia thì bạn cũng không nên coi thường chúng mà hãy tìm cách lấy chúng ra sớm nhất có thể. Vì sao ư? Vì dù bé tẹo teo nhưng có thể khiến bạn nguy hiểm đó.
Cần phải nói rằng, dằm là những mảnh gỗ tự nhiên, nhỏ... khi "cắm" vào da, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ phản ứng với sự xâm nhập này.
Các tế bào miễn dịch sẽ dồn đến vị trí đó khiến vùng vết thương đỏ tấy lên. Do các tế bào không thể đẩy được chiếc dằm ra khỏi cơ thể nên tế bào bạch cầu sẽ có nhiệm vụ tạo 1 rào cản quanh để giữ cố định vật thể lạ.
Tuy nhiên, các mảnh gỗ đều chứa lớp dầu tự nhiên. Lớp dầu này làm tổn thương hệ miễn dịch, khiến viêm tấy vùng da xung quanh vết thương.
Trong khi đó, các mảnh dằm, gỗ đều chứa nhiều vi khuẩn, nấm. Thế nên khi xâm nhập vào cơ thể, chúng thường sẽ gây nhiễm khuẩn tụ cầu (Staphylococcus), gây ra những vết phồng rộp, mụn mủ trên da, nặng hơn có thể gây sốt, cảm lạnh.
Trường hợp "số đen" thì bạn có thể bị uốn ván do nhiễm khuẩn clostridium tetani. Khi nhiễm khuẩn này, cơ thể sẽ phải đối mặt với những cơn sốt cao, tê cứng lưỡi, co giật hay căng cứng cơ bắp.
Vì thế theo các chuyên gia, dù nhỏ nhưng bạn cũng cần phải loại bỏ dằm gỗ ra khỏi tay sớm, 1 cách an toàn.
Trong trường hợp chiếc dằm khá lớn, bạn có thể dùng nhíp để gắp bỏ thay vì dùng tay kẻo gây nhiễm trùng vết thương và làm gãy chúng khi nhổ.
Hoặc với những trường hợp bị dằm gỗ đâm vào tay mà không quá sâu, bạn có thể bỏ túi bí kíp trăm năm không lỗi thời này.
Hãy dùng một chiếc bình miệng rộng đổ nước nóng tới gần miệng bình, sau đó ấn mạnh vùng tay bị thương vào miệng bình. Hơi nước nóng sẽ từ từ kéo mảnh dằm gỗ ra mà không hề đau đớn.
Sau khi lôi được dằm ra khỏi tay, bạn hãy nhớ làm sạch và khử trùng vết thương với thuốc sát trùng và tăm bông y tế. Và đừng quên dùng băng gạc để băng vết thương tránh nhiễm trùng nhé!
Nguồn: Businessinsider
Từ khóa » Dăm Gỗ đâm Vào Tay
-
Chớ Coi Thường Khi Bị Dằm đâm Vào Tay, Tham Khảo Cách Lấy Dằm Ra ...
-
8 Cách Lấy Dằm Đâm Vào Tay Dễ Dàng Và Hiệu Quả Nhất - Cooky
-
8 Mẹo Lấy Dằm Ra Khỏi Tay Dễ Dàng, Hiệu Quả Và Không đau
-
Cách Lấy Dằm Ra Khỏi Tay Và Những điều Cần Lưu ý - Hello Bacsi
-
Top 10 Mẹo Giúp Bạn Lấy Dằm Ra Khỏi Tay An Toàn
-
7 Mẹo Dân Gian Cực Hay Lấy Dằm Khỏi Tay Mà Không đau
-
Làm Thế Nào để Loại Bỏ Mảnh Dằm đâm Vào Tay Trẻ? - Vinmec
-
Cách Lấy Dằm Khỏi Tay An Toàn Và đơn Giản Nhất - Yêu Trẻ
-
Xử Lý Khi Bị Dằm đâm | Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng đồng
-
Cách để Loại Bỏ Dằm đâm Sâu Trong Da - WikiHow
-
Gai Đâm Sưng Tấy Xử Trí Thế Nào Để Không Bị Nhiễm Trùng
-
MẸO LẤY GAI , DẰM ĐÂM VÀO TAY , CHÂN - Facebook
-
6 Cách Lấy Dằm đâm Vào Tay, Chân Bằng Những đồ Vật Trong Nhà - VOH