Dụng Cụ Cần Thiết Khi Bắt đầu Học Làm Bánh | Tin Tức
Có thể bạn quan tâm
Học làm bánh rất cầu kỳ và tốn kém, nếu đã lỡ yêu những chiếc bánh nhỏ xinh và chuẩn bị sắm sửa những dụng cụ, thiết bị thì nên tham khảo bài viết để lựa chọn các dụng cụ cần thiết khi bắt đầu học làm bánh.
Nếu ban đầu sắm sửa dụng cụ làm bánh, có thể bạn sẽ choáng với số tiền phải bỏ ra ban đầu khi mua sắm các vật dụng bởi giá của chúng không hề rẻ tí nào. Tuy nhiên nếu đam mê với bánh ngọt, bạn nên chuẩn bị một khoản tiền để mua sắm những dụng cụ không thể thiếu khi học làm bánh.
Dụng cụ làm bánh chuyên dụng sẽ giúp bạn học làm bánh dễ dàng hơn và ít sai sót trong quá trình làm bánh. Trong quá trình bắt đầu học làm bánh, nhiều bạn học viên chưa biết lựa chọn các vật dụng cần thiết dẫn đến tốn một số khoản tiền không nhỏ sắm sanh các vật dụng… không có cũng không sao. Trong nhiều website và sách hướng dẫn dạy làm bánh, có nhiều danh mục các thiết bị, dụng cụ được mô tả rất chi tiết và đầy đủ, tuy nhiên với điều kiện kinh tế có hạn EZcooking sẽ gợi ý cho các bạn học viên mua sắm các dụng cụ cần thiết và cốt lõi để có thể tự học làm bánh ngay tại nhà.
1. Lò nướng Khi bắt đầu học làm bánh, lò nướng được xem là người bạn thân thiết nhất bởi làm bánh không có lò không khác gì đem con bỏ chợ. Phần lớn 90% các loại bánh ngọt đều phải trải qua công đoạn nướng mới trở thành chiếc bánh ngọt hoàn chỉnh được.
Việc lựa chọn lò nướng tùy thuộc vào diện tích căn bếp và nhu cầu học của bạn, để lựa chọn được chiếc lò nướng thích hợp cần cân nhắc các yếu tố:
* Dung tích lò nướng tối thiểu khoảng 30 – 35 lit, tuy nhiên nếu bạn có niềm đam mê với các loại bánh có kích thước lớn như bánh mì Baguette.. hoặc các loại bánh khuôn cỡ đại thì nên lựa chọn lò nướng có dung tích từ 40 lit trở lên.
* Kiểm tra chế độ lửa trên và lửa dưới, kiểm tra thanh nhiệt để đảm bảo cung cấp lửa đồng đều cho mặt bánh trên và mặt bánh phía dưới.
* Có thể tự điều chỉnh nhiệt độ và thời gian bánh được nướng trong lò, nếu lò nướng có chế độ làm mát thì càng tốt.
Lưu ý: Lò nướng và lò vi sóng được xem là những vật dụng cơ bản trong nhà bếp, tuy nhiên không nên nhầm lẫn chức năng của hai loại lò này trong quá trình học làm bánh. Lò vi sóng thường không được sử dụng trong việc làm bánh vì lò vi sóng thường chỉ có lửa trên dẫn tới phần đế bánh không được làm chin đều.
2. Máy đánh trứng Trong bếp gia đình thường sử dụng hai loại máy đánh trứng cơ bản là máy đánh trứng cầm tay và máy đánh trứng để bàn. Nếu có điều kiện, tốt nhất nên sử dụng máy đánh trứng để bàn bởi tốc độ, độ ổn định và thời gian sử dụng lâu dài hơn so với máy đánh trứng cầm tay.
Máy đánh trứng cầm tay
Ưu điểm của máy đánh trứng để bàn là có thể sử dụng để trộn bột làm bánh mỳ tuy nhiên nếu không gian bếp nhỏ hẹp khá tốn diện tích.
Máy đánh trứng để bàn
3. Dụng cụ cân đo
*** Cân Công thức làm bánh đòi hỏi gần như phải chính xác tuyệt đối về định lượng của các nguyên liệu sử dụng, do đó cân là vật dụng không thể thiếu.
Có hai loại cân thường được sử dụng phổ biến là cân đồng hồ (tốt nhất là loại cân chia càng nhỏ định lượng càng tốt từ 1 – 3 kg) hoặc sử dụng cân điện tử (có thể chia nhỏ đến 1 – 10g).
Mỗi một công thức làm bánh thường đòi hỏi định lượng các loại nguyên liệu khác nhau, một số loại bột thường sử dụng trong công thức làm bánh như bột nở, bột vani.. thường chia định lượng 3 – 5 g, nếu sử dụng cân đồng hồ có thể không đo đếm được chính xác dẫn tới sản phẩm làm ra nó không được theo ý muốn.
*** Bộ thìa đong ( teaspoon hoặc tablespoon) Bộ thìa đong ( teaspoon hoặc tablespoon) là đơn vị tính tiêu chuẩn trong làm bánh, dịch chính xác theo tiếng Việt thường được hiểu là “thìa cà phê hoặc thìa canh”, tuy nhiên sử dụng thìa cà phê thông thường hoặc thìa canh đều không chính xác.
Nếu có điều kiện trong nấu ăn gia đình, sử dụng đơn vị đong là chính xác khi học hỏi các công thức nấu ăn của nước ngoài.
Nếu học làm bánh lâu năm, bạn hoàn toàn có thể tự định lượng các nguyên liệu dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân, tuy nhiên bộ dụng cụ thìa đong teaspoon hoặc tablespoon thực sự rất cần thiết cho những bạn học viên bắt đầu học làm bánh.
*** Cốc đong (đơn vị cup hoặc OZ)
Các đơn vị đong dung dịch thông thường trong chương trình học làm bánh của nước ngoài thường sử dụng đơn vị cup hoặc OZ, tuy nhiên tại Việt Nam phổ biến với đơn vị ml hoặc lit, đo đó nếu bạn tự học làm bánh theo công thức chuẩn của nước ngoài thì nên ghi nhớ công thức sau:
1 cup = 236.588237 ml 1 OZ = 29.5735296 ml
Cốc đong dung dịch bạn có thể sử dụng dạng cốc chia vạch theo ml, lit hoặc chia theo cup hoặc OZ đều được.
4. Âu trộn bột
Việc lựa chọn âu trộn bột nên chú trọng hai yếu tố là chất liệu và kích thước.
Âu trộn bột có rất nhiều chất liệu: nhựa, thủy tinh, inox… tuy nhiên về khả năng tiện dụng và tính kinh tế EZcooking khuyên bạn nên sử dụng âu inox để đảm bảo an toàn, vệ sinh và tính tiện dụng.
Lựa chọn kích thước âu trộn bột cũng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, tối thiểu bạn nên có 2 cái âu trộn bột trong căn bếp: một âu trộn bột lớn, thành cao sử dụng khi đánh chất lỏng như kem tươi, trứng… để hạn chế bị bắn lung tung và một âu trộn bột miệng rộng, thấp để sử dụng khi nhào, trộn bột.
5. Rây bột
Một nguyên tắc cốt lõi khi học làm bánh đó chính là độ thoáng của bột, các nguyên liệu dạng bột như bột mì, bột ngô, đường… dễ bị vón cục khi trộn chung với dung dịch hoặc nước. Do đó, trước khi làm bánh cần lọc các loại bột qua rây để bột được mịn và không bị vón cục. Trong bếp bánh của bạn, ít nhất nên có 2 cái rây bột: rây bột lớn để làm thoáng bột và rây bột nhỏ để rắc bột khi trang trí các loại bánh.
6. Các loại thìa, phới trộn bột
*** Phới trộn bột:
Phới trộn bột có bề ngoài giống chiếc xẻng, đầu phới có thể làm bằng nhựa hoặc silicon, tuy nhiên nếu có điều kiện nên sử dụng phới bằng silicon để đảm bảo không bị biến nhiệt trong quá trình sử dụng. Phới trộn bột không chỉ có tác dụng trộn bột được đều, không vón cục mà còn có tác dụng vệ sinh âu đánh bột.
*** Thìa gỗ:
Thìa gỗ không thực sự bắt buộc phải có trong căn bếp, tuy nhiên sử dụng các loai thìa gỗ rất tiện dụng không chỉ làm bánh mà còn có nhiều tác dụng trong việc nấu các món ăn phải đảo, quấy…trong thời gian dài.
*** Phới lồng cầm tay :
Phới lồng cầm tay thông thường được làm bằng inox, đây là dụng cụ không thể thiếu khi làm bánh và trộn nguyên liệu.
7. Tấm nướng chống dính và giấy nến
Tấm nướng chống dính thường được làm từ silicone giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi làm các loại bánh quy. Giấy nến sử dụng để lót chống dính khay, lót đáy khay và thành khuôn khi nướng bánh.
Ngoài các dụng cụ cần thiết ở trên, EZcooking giới thiệu thêm với các bạn học viên các loại khuôn bánh thường được sử dụng trong quá trình tự học làm bánh tại nhà.
Từ khóa » Bộ Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản
-
8 Dụng Cụ Làm Bánh Cần Thiết, Không Thể Thiếu Cho Người Mới Bắt đầu
-
10 Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản Nhất Mà Bạn Nên Có - Cooky
-
Tự Học Làm Bánh Căn Bản - Các Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản (phần 1)
-
Các Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản Dành Cho Người Mới Bắt đầu
-
Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản Giá Rẻ Nhất - Abby
-
15 Dụng Cụ Làm Bánh Không Thể Thiếu Trong Công Việc Của đầu Bếp ...
-
(HÀNG SẴN)Combo Trọn Bộ Dụng Cụ Làm Bánh Cho Người Mới Bắt đầu
-
Bộ Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu | Cleanipedia
-
Dụng Cụ Làm Bánh Cho Người Mới Bắt đầu Học
-
Top 10 Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản Cần Thiết Cho Người Mới Bắt đầu
-
8 Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu - Blog Beemart
-
Mua Bộ Dụng Cụ Làm Bánh Bền Đẹp, Giá Tốt
-
8 Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản Người Mới Nên Biết | Kitchen Koncept
-
Bộ Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản - Thichlambanh
-
Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản, Những Vật Dụng Không Thể Thiếu
-
Dụng Cụ Làm Bánh - Siêu Thị Bakers' Mart Nhất Hương