Dụng Cụ Nhà Nông Một Thời để Nhớ - Báo Nghệ An

Dụng cụ nhà nông một thời để nhớ 13/11/2016 15:33

(Baonghean.vn) - Ai đã qua thời bao cấp khó khăn, vất vả không khỏi đong đầy những kỷ niệm của nhà nông. Những nông cụ nhà nông dưới đây gợi lại cho ta về một thời gian khổ đã qua của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi sống con người.

1- Cái trục lúa (tuốt lúa)

Ngày trước, khi chưa xuất hiện nhiều loại máy tuốt lúa hiện đại như bây giờ, hầu hết những gia đình làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước ở xứ Nghệ  đều phải sử dụng chiếc trục đá làm công cụ tuốt lúa. Khi không sử dụng, chiếc trục đá tuốt lúa được người dân bảo quản, cất giữ cận thận ở trong nhà. Đến khi lúa chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, người dân lại đem chiếc trục đá ấy ra lắp ráp, chỉnh sửa, lau chùi sạch sẽ để chuẩn bị làm phương tiện trục lúa.Ngày trước, khi chưa xuất hiện nhiều loại máy tuốt lúa hiện đại như bây giờ, hầu hết những gia đình làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước ở xứ Nghệ  đều phải sử dụng chiếc trục đá làm công cụ tuốt lúa. Khi không sử dụng, chiếc trục đá tuốt lúa được người dân bảo quản, cất giữ cận thận ở trong nhà. Đến khi lúa chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, người dân lại đem chiếc trục đá ấy ra lắp ráp, chỉnh sửa, lau chùi sạch sẽ để chuẩn bị làm phương tiện trục lúa.
Ngày trước, khi chưa xuất hiện nhiều loại máy tuốt lúa hiện đại như bây giờ, hầu hết những gia đình làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước ở xứ Nghệ đều phải sử dụng chiếc trục đá làm công cụ tuốt lúa. Khi không sử dụng, chiếc trục đá tuốt lúa được người dân bảo quản, cất giữ cận thận ở trong nhà. Đến khi lúa chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, người dân lại đem chiếc trục đá ấy ra lắp ráp, chỉnh sửa, lau chùi sạch sẽ để chuẩn bị làm phương tiện trục lúa.

2 - Cối xay lúa

Cối xay thóc là dụng cụ của nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo. Cối xay thóc được đặt trên một cái giá có bốn chân gọi là chân cối. Chàng xay được làm bằng một đoạn tre hoặc gỗ dài khoảng hơn một mét, hình chữ T. Phần cuối chữ T có mấu xỏ vào tai cối ở thớt trên. Còn phần đầu chữ T được buộc dây treo lên xà nhà hoặc kéo nhà.Cối xay thóc là dụng cụ của nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo. Cối xay thóc được đặt trên một cái giá có bốn chân gọi là chân cối. Chàng xay được làm bằng một đoạn tre hoặc gỗ dài khoảng hơn một mét, hình chữ T. Phần cuối chữ T có mấu xỏ vào tai cối ở thớt trên. Còn phần đầu chữ T được buộc dây treo lên xà nhà hoặc kéo nhà.
Cối xay lúa là dụng cụ của nhà nông dùng để bóc vỏ hạt lúa, tách trấu ra khỏi hạt gạo. Cối xay lúa được đặt trên một cái giá có bốn chân gọi là chân cối. Chàng xay được làm bằng một đoạn tre hoặc gỗ dài khoảng hơn một mét, hình chữ T. Phần cuối chữ T có mấu xỏ vào tai cối ở thớt trên. Còn phần đầu chữ T được buộc dây treo lên xà nhà hoặc kéo nhà.

3- Cối giã gạo

Cái Cối xay lúa, nó chỉ mới bóc vỏ trấu để ra hạt gạo lật, đang còn vỏ cám bám ngoài. Muốn gạo trắng, ngon phải cho vào cối giã gạo, tách vỏ cám ra khỏi gạo. Công đoạn ấy gọi là giã gạo. Từ những năm 90 trở về trước, khi mà chưa có máy xay xát thì cối giã gạo rất thịnh hành trong mỗi gia đình.Cái Cối xay lúa, nó chỉ mới bóc vỏ trấu để ra hạt gạo lật, đang còn vỏ cám bám ngoài. Muốn gạo trắng, ngon phải cho vào cối giã gạo, tách vỏ cám ra khỏi gạo. Công đoạn ấy gọi là giã gạo. Từ những năm 90 trở về trước, khi mà chưa có máy xay xát thì cối giã gạo rất thịnh hành trong mỗi gia đình.
Cối xay lúa chỉ mới bóc vỏ trấu để ra hạt gạo lật, đang còn vỏ cám bám ngoài. Muốn gạo trắng, ngon phải cho vào cối giã gạo, tách vỏ cám ra khỏi gạo. Công đoạn ấy gọi là giã gạo. Từ những năm 90 trở về trước, khi mà chưa có máy xay xát thì cối giã gạo rất thịnh hành trong mỗi gia đình.

4 - Cái sàng gạo

Lúa xay xong phải đưa vào cái giần sàng này mà tách ra từng loại : Trấu, gạo..... Công việc này chỉ có các mẹ, các chị khéo tay mới làm được.Lúa xay xong phải đưa vào cái giần sàng này mà tách ra từng loại : Trấu, gạo..... Công việc này chỉ có các mẹ, các chị khéo tay mới làm được.
Lúa xay xong phải đưa vào cái giần sàng này mà tách ra từng loại: Trấu, gạo..... Công việc này chỉ có các mẹ, các chị khéo tay mới làm được.

5- Chiếc áo tơi

“Áo tơi là áo khoác thường dùng che mưa ghép từ nhiều lớp lá (lá gồi hay cọ...), dùng chỉ móc khâu lại, dài đến bắp chân, không có tay áo, trên cổ có dây buộc. Áo tơi mặc gọn, không vướng víu khi lao động (cày, bừa, cấy ...) được dùng phổ biến ở nông thôn Việt Nam thời gian trước. Một số nơi, áo tơi còn có công dụng che nắng, gió”.“Áo tơi là áo khoác thường dùng che mưa ghép từ nhiều lớp lá (lá gồi hay cọ...), dùng chỉ móc khâu lại, dài đến bắp chân, không có tay áo, trên cổ có dây buộc. Áo tơi mặc gọn, không vướng víu khi lao động (cày, bừa, cấy ...) được dùng phổ biến ở nông thôn Việt Nam thời gian trước. Một số nơi, áo tơi còn có công dụng che nắng, gió”.
“Áo tơi là áo khoác thường dùng che mưa ghép từ nhiều lớp lá (lá gồi hay cọ...), dùng chỉ móc khâu lại, dài đến bắp chân, không có tay áo, trên cổ có dây buộc. Áo tơi mặc gọn, không vướng víu khi lao động (cày, bừa, cấy ...) được dùng phổ biến ở nông thôn Việt Nam thời gian trước. Một số nơi, áo tơi còn có công dụng che nắng, gió”.

6 - Gàu tát nước

Gàu dai là công cụ chống hạn hiệu quả vào bậc nhất trong số các công cụ thủ công ngày trước. Không tát nước kiểu gì nhanh bằng tát gàu dai. trai gái quê xưa Gàu dai là công cụ chống hạn hiệu quả vào bậc nhất trong số các công cụ thủ công ngày trước. Không tát nước kiểu gì nhanh bằng tát gàu dai. trai gái quê xưa
Gàu dai là công cụ chống hạn hiệu quả vào bậc nhất trong số các công cụ thủ công ngày trước. Không tát nước kiểu gì nhanh bằng tát gàu dai.

7 - Cái đèn dầu

Là người Việt Nam hẳn ai cũng biết đến hình ảnh chiếc đèn dầu chong cóc thắp sáng cho nhiều thế hệ học trò thuở cắp sách tới trường.Là người Việt Nam hẳn ai cũng biết đến hình ảnh chiếc đèn dầu chong cóc thắp sáng cho nhiều thế hệ học trò thuở cắp sách tới trường.
Là người Việt Nam hẳn ai cũng biết đến hình ảnh chiếc đèn dầu chong cóc thắp sáng cho nhiều thế hệ học trò thuở cắp sách tới trường.

8 - Dụng cụ nhà bếp

Kiềng, nồi đất và những chiếc cụi để đựng cất giữ các đồ dùng nhà bếp, thức ăn cùng mâm gỗ và bát đĩa sứ ngày xưa.Kiềng, nồi đất và những chiếc cụi để đựng cất giữ các đồ dùng nhà bếp, thức ăn cùng mâm gỗ và bát đĩa sứ ngày xưa.
Kiềng, nồi đất và những chiếc cụi để đựng cất giữ các đồ dùng nhà bếp, thức ăn cùng mâm gỗ và bát đĩa sứ ngày xưa.

9 - Chiếc gáo múc nước (gáo dừa)

Gáo dừa dùng làm đồ múc nước rất thông dụng. Ngày trước người ta không sử dụng đồ nhựa nhiều như bây giờ. Muốn mua đồ dùng kim loại bằng nhôm thì lại tốn kém nên người dân địa phương luôn tận dụng những gì sẵn có xung quanh mình để làm đồ dùng sinh hoạtGáo dừa dùng làm đồ múc nước rất thông dụng. Ngày trước người ta không sử dụng đồ nhựa nhiều như bây giờ. Muốn mua đồ dùng kim loại bằng nhôm thì lại tốn kém nên người dân địa phương luôn tận dụng những gì sẵn có xung quanh mình để làm đồ dùng sinh hoạt
Gáo dừa dùng làm đồ múc nước rất thông dụng. Ngày trước người ta không sử dụng đồ nhựa nhiều như bây giờ. Muốn mua đồ dùng kim loại bằng nhôm thì lại tốn kém nên người dân địa phương luôn tận dụng những gì sẵn có xung quanh mình để làm đồ dùng sinh hoạt

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN
  • Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với thị trường
  • Tạo điều kiện cho người Nghệ An được xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
  • Cần thay đổi hỗ trợ nông cụ sản xuất nông nghiệp miền Tây
  • Nhập về 2.000 đao kiếm, khai là...hàng nông cụ
  • Những hình ảnh khó quên thời bao cấp
  • Độc đáo bộ ảnh cưới tái hiện thời bao cấp
  • Trải nghiệm xếp hàng thời bao cấp

Từ khóa » Trục đá Tuốt Lúa