Đúng, đáp án Là Nhà Thơ Nguyễn Khoa Điềm - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Trở lại Giáo dục
  • Giáo dục
  • Trắc nghiệm
Thứ ba, 5/7/2022, 19:30 (GMT+7) Đúng, đáp án là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Những câu thơ trên nằm trong trích đoạn Đất Nước, thuộc chương 5 trường ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành khi nhà thơ đang ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp cùng với cuộc chiến đấu chống Mỹ.

Theo Giảng văn Văn học Việt Nam (NXB Giáo dục, 1998), cũng như nhiều nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kỳ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện suy ngẫm của mình về nhân dân thông qua những trải nghiệm của bản thân.

"Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại" là tư tưởng chủ đạo, chi phối cả nội dung và hình thức chương 5 của trường ca Mặt đường khát vọng.

Đoạn trích Đất Nước được giảng dạy trong chương trình Văn học 12 giai đoạn 1990-2006 và Ngữ văn 12 từ 2007 đến nay. Tác phẩm nhiều lần được dùng trong đề thi đại học, đề thi THPT quốc gia, tốt nghiệp THPT những năm gần đây.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó...

Theo GS Trần Đăng Xuyền, chương 5 bản trường ca Mặt đường khát vọng như được bao bọc bởi không khí của văn hóa dân gian. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rộng rãi và linh hoạt các chất liệu của văn hóa dân gian, từ ca dao, tục ngữ đến truyền thuyết, truyện cổ tích, từ phong tục tập quán đến những thói quen sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Những chất liệu ấy đã tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi, quen thuộc, vừa sâu xa, kỳ diệu, đủ sức gợi lên cái hồn thiêng liêng của non sông, đất nước.

Đúng, đáp án là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ảnh: Thượng Hiền

Theo tiểu dẫn sách Ngữ văn 12 tập một, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hóa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế trong một gia đình có truyền thống yêu nước.

Năm 1955, ông ra Bắc học ở trường trung học miền Nam. Tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố Huế, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ đến năm 1975.

Ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Sau Đại hội X của Đảng, ông nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.

Tác phẩm chính của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất ngoại ô (thơ, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1996); Cõi lặng (thơ, 2007).

Câu 3: Những địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu và một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 cùng xuất hiện trong một bài thơ nổi tiếng. Đây là tác phẩm là của nhà thơ nào?

a. Quang Dũng

b. Nguyễn Bính

c. Huy Cận

Trở lại Giáo dụcTrở lại Giáo dục Copy link thành công ×

Từ khóa » Nguyễn Khoa điềm Còn Sống Không