Đừng để Bản Thân Luôn Sống Trong Sự Sợ Hãi - Tạp Chí Đẹp
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta có hàng trăm ngàn thứ để sợ, nhưng thực ra không nên gộp tất cả thành một vì không phải nỗi sợ nào cũng không tốt. Nhìn chung, ta có thể phần nào phân loại nỗi sợ theo hai dạng: nỗi sợ bản năng và nỗi sợ tâm lý. Hằng ngày, báo chí và truyền thông đăng tải rất nhiều tin tức tiêu cực dễ khiến ta lo âu, sự sợ hãi đó thuộc về bản năng. Còn những nỗi sợ khác như: sợ thất bại, sợ đứng trước đám đông, sợ mất danh dự, v.v… lại là nỗi sợ xuất phát từ tâm lý. Thay vì tránh né, bạn nên “nhìn sâu” vào chính nỗi sợ của bản thân và học cách xử trí nó. Sau đây là những “mẹo” đơn giản sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ tâm lý ấy.
Rộng lượng hơn với chính mìnhĐừng chỉ trích bản thân nếu bạn luôn trong trạng thái sợ hãi vì ai cũng có yếu điểm của mình và trên hết, các nỗi sợ xuất hiện đều có lý do. Trước hết, chấp nhận sự tồn tại của chúng như một phần tất yếu của cuộc sống sẽ giúp bạn lấy lại thế chủ động. Tiếp đến, hãy thông cảm và thấu hiểu bản thân mình hơn để tìm ra nguyên do nỗi sợ đến từ đâu. Hai bước này sẽ giúp bạn tìm cách xử trí khó khăn của mình một cách triệt để và hiệu quả hơn.
“Nhìn sâu” vào nỗi sợ và xác định bạn đang lo lắng những gìThông thường, nỗi sợ được biết đến như một khái niệm rất chung chung. Nếu xem xét nỗi sợ đó, chúng ta có thể khám phá ra rằng có những nỗi sợ khác ẩn đằng sau, đây chính xác là những điều bạn lo ngại. Lấy ví dụ, chúng ta có thể sợ bị thất bại, nhưng thất bại thường gắn liền với các khái niệm khác như lòng tự trọng chẳng hạn. Hãy tập đối thoại với chính mình, thô lỗ hoặc nhẹ nhàng đều được, miễn là bạn thấy thoải mái nhất. Sự thật là bạn càng nói nhiều với chúng (nỗi sợ), bạn càng thấy chúng thật sáo rỗng và rồi chẳng có lý do gì để bị kiểm soát cả.
Thách thức những tiếng nói tiêu cực từ nội tâmKhi tâm trí bị sự sợ hãi ngự trị, chúng ta thường hướng đến những suy nghĩ tiêu cực. Bạn nên đặt tình huống giả định cho bản thân để hiểu hơn về sự lo lắng như: Điều xấu nhất sẽ xảy ra là gì? Hoặc nếu tình huống không xấu như mình nghĩ thì sao? Những giá trị và ý nghĩa thu lại được là gì? Nếu giá trị thu lại cho bản thân đủ lớn, tại sao không lao ra phía trước để thử?, v.v… Có như vậy, bạn mới không bị cuốn theo những suy nghĩ tiêu cực.
Tránh trầm trọng hóa vấn đềKhi trầm trọng hóa vấn đề, bạn rơi vào cái bẫy mặc nhiên cho rằng điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Từ đó, bạn cho phép sự sợ hãi dẫn dắt suy nghĩ vượt khỏi tầm kiểm soát và biến chúng trở nên tiêu cực hơn. Lời khuyên là nhắm mắt lại, hít thật sâu và bình tĩnh. Lúc này đây, khi nhìn lại bạn sẽ thấy, ồ hóa ra nó không nghiêm trọng như mình nghĩ và hoàn toàn có cách giải quyết, phải không nào?
Tập luyện thể dục thể thao điều độNhững khi không kiểm soát được nỗi sợ, nó sẽ khiến bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Đây là một vấn đề tâm lý bình thường nhưng nếu kéo dài thì sẽ biến thành căn bệnh. Ngoài ra, chịu quá nhiều sức ép sẽ khiến bạn lâm vào trầm cảm hoặc tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer. Để khắc phục, bạn nên chăm chỉ tập thể thao vì sự vận động không chỉ giúp ích cho não bộ rất nhiều mà còn khiến đầu óc bận rộn nhưng lại dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ tìm được nguồn năng lượng để cân bằng cuộc sống.
Hình thành thói quen của lòng dũng cảmMark Twain đã nói “Lòng dũng cảm được định nghĩa là đối mặt và làm chủ sự sợ hãi – không phải là né tránh chúng”. Sự sợ hãi có thể ngăn cản chúng ta khỏi ước mơ và hoài bão. Chính vì vậy, việc để bản thân chấp nhận càng nhiều thử thách, vượt qua càng nhiều nỗi sợ là cách xây dựng thói quen này. Dũng cảm đi kèm với sự sợ hãi, nếu không nó đã không được gọi là dũng cảm. Suy cho cùng, nếu ta không cung cấp năng lượng cho sự sợ hãi, nó sẽ không thể tồn tại.
Đối mặt với nỗi sợ và bắt tay vào hành độngHãy nhìn thẳng vào nỗi sợ, sự thiếu xót, bất hoàn hảo và sai lầm của bản thân. Có như vậy bạn mới có cách để xử trí các nỗi sợ “vô thưởng vô phạt” đó. Thông thường, bạn e ngại làm điều gì đó vì bạn cho rằng nó khó thực hiện, nhưng kết quả luôn xảy ra theo hướng ngược lạ chỉ khi bạn bắt tay vào làm và cố hết sức để hoàn thành nó. Hãy thử tiến lên một bước, bạn sẽ nhận ra rằng “chinh phục” nỗi sợ không khó như đã nghĩ.
Từ khóa » Nỗi Sợ Hãi Là Gi
-
Sự Sợ Hãi Là Gì? | Vinmec
-
Tại Sao Chúng Ta Lại Sợ Hãi? | Vinmec
-
Nỗi Sợ Hãi Là Gì? Nguồn Gốc Và Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi
-
Sợ Hãi Là Gì? Nguồn Gốc Và Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Của Bản Thân
-
Nỗi Sợ Hãi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi
-
Nỗi Sợ Hãi Là Gì - Phải Làm Sao để Thoát Khỏi Sợ Hãi Của Bản Thân ...
-
Sợ Hãi Là Gì? Bản Chất Của Nỗi Sợ Hãi Và 3 Giải Pháp Thoát Khỏi Sự Sợ ...
-
Hiểu Và Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Vô Hình | VIAM
-
Cơn Hoảng Sợ Và Rối Loạn Hoảng Sợ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ám ảnh Sợ Xã Hội - Rối Loạn Tâm Thần - Cẩm Nang MSD
-
Nỗi Sợ Hãi Là Gì? Làm Sao để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi? - Vũ Trụ Sách
-
10 Nỗi Sợ Hãi Phổ Biến Có Thể Bạn đang Mắc Phải - Hello Bacsi
-
Sợ – Wikipedia Tiếng Việt
-
MS205 – Nghị Luận Về Nỗi Sợ Hãi Và Cách Làm Thế Nào để Vượt Qua ...