Đừng để Mất Chữ "tín" Khi đi Vay Tiêu Dùng Tín Chấp - FE CREDIT

Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, khoản thanh toán chia nhỏ phù hợp với khả năng tài chính của người tiêu dùng khi đi vay tín chấp, mua hàng hóa dịch vụ trả góp, mở thẻ tín dụng, … là những lợi thế của vay tiêu dùng tại các tổ chưc tài chính hợp pháp. Mặc dù vậy, đây là hình thức vay đòi hỏi người đi vay thực hiện nghĩa vụ của mình trên cơ sở thỏa thuận đã cam kết. Anh T.V. Tùng buồn bã chia sẻ “gia đình tôi đang cần vay gấp một khoản tiền mặt để lo chữa bệnh nhưng khi đi vay lại không được duyệt, nhân viên tín dụng thông báo tôi có lịch sử tín dụng xấu. Ngẫm lại năm ngoái cũng do tôi chủ quan khi vay mua xe trả góp và thường xuyên trễ hạn thanh toán. Bây giờ đi vay ở đâu cũng khó khăn, biết làm cách nào để xoay tiền lo cho gia đình lúc này đây?” Việc không tuân thủ hợp đồng khi đi vay tín chấp như chậm trễ thanh toán hoặc trốn tránh trách nhiệm khi mất khả năng thanh toán có thể gây ra những hậu quả mà bản thân người đi vay chưa lường trước được.

su-dung-tin-dung-mot-cach-hieu-qua-1

Vay tín chấp với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với khả năng tài chính của người tiêu dùng

1. Lãi suất và phí phạt ngày càng tăng

Khi vay tại các tổ chức tài chính hợp pháp, bạn sẽ nhận được lịch báo trả nợ hàng tháng có ghi rõ thông tin về số tiền cần thanh toán và ngày đến hạn thanh toán. Bạn sẽ phải chịu mức phí phạt và tiền lãi dựa trên số tiền chưa thanh toán và số ngày quá hạn thanh toán nếu thanh toán không đầy đủ hoặc thanh toán sau thời hạn quy định. Như vậy, thanh toán càng trễ, số tiền phải trả sẽ ngày càng tăng.

2. Bị vết đen trong lịch sử tín dụng

Nếu không thực hiện trách nhiệm trả nợ như thỏa thuận, lịch sử tín dụng cá nhân của bạn sẽ bị ghi nhận nợ xấu trên tất cả các hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính cũng như tại CIC – Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Do đó, sau này nếu có nhu cầu đi vay, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn hoặc bị từ chối cấp khoản vay mới ở bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Cho dù đã thanh toán toàn bộ dư nợ thì phải chờ đến 5 năm sau bạn mới được vay lại.

3. Mất đi nhiều cơ hội

Hiện có nhiều công ty áp dụng chính sách kiểm tra lịch sử tín dụng của nhân viên trước khi tuyển dụng, đặc biệt là các công việc đặc thù trong ngành tài chính, ngân hàng. Do đó, chỉ cần một lần bị liệt vào danh sách nợ xấu cũng có thể khiến bạn mất đi nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn một cách đáng tiếc.

4. Các mối quan hệ của bạn sẽ bị ảnh hưởng

Bạn sẽ liên tục phải nhận các cuộc gọi và thư nhắc nợ cho đến khi trả dứt nợ. Nếu không thể liên lạc được với bạn, các cán bộ thu hồi nợ sẽ phải dùng đến quyền gây áp lực để yêu cầu bạn phải thanh toán nợ như tìm đến nơi làm việc hoặc nhà riêng của bạn; thông báo với cơ quan công an, ủy ban nhân dân nơi bạn đăng ký cư trú. Trong một số trường hợp, họ sẽ liên hệ người thân, bạn bè và hàng xóm của bạn để tìm bạn và thu hồi nợ.

5. Áp dụng chế tài của pháp luật

Khi quyết định đặt bút ký hợp đồng, bạn phải thực hiện trách nhiệm của mình theo cam kết giữa hai bên. Nhiều người vì cho rằng việc hủy ngang hợp đồng giá trị thấp sẽ khó bị khởi kiện nên thường lờ đi các khoản nợ tiêu dùng. Nhưng thực tế, luật được ban hành để áp dụng chung cho tất cả công dân. Do đó, người đi vay có thể bị kết án tội chiếm đoạt tài sản của người khác nếu không thanh toán các khoản nợ.

su-dung-tin-dung-mot-cach-hieu-qua-2

Chỉ nên ký hợp đồng vay một khi bạn đã nắm rõ các điều khoản hợp đồng

Kết

Để các khoản vay không trở thành gánh nặng, bạn nên tìm đến văn phòng giao dịch của các công ty tài chính uy tín để được tư vấn rõ ràng các quyền lợi và nghĩa vụ khi đi vay. Chỉ nên ký hợp đồng vay một khi bạn đã nắm rõ các điều khoản và các thông tin quan trọng trong hợp đồng như lãi suất, khoản trả góp hàng tháng, thời hạn vay cùng các quy định về phí phạt khi thanh toán trễ hoặc tất toán khoản vay trước hạn, các phương thức thanh toán… Mỗi khoản vay dù giá trị nhỏ hay lớn cũng là một cam kết giữ uy tín giữa người đi vay và tổ chức cho vay. Người tiêu dùng cần cân nhắc khả năng thanh toán cũng như sự cần thiết của khoản vay trước khi quyết định đi vay.

Từ khóa » Bùng Nợ Fe Credit Có Sao Không