Dung Dịch HCl Tác Dụng Với Cuoh2 Tạo Dung Dịch Có Màu Gì

Giải câu 2 bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối

Nội dung chính Show
  • Giải câu 2 bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối
  • Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit Quan sát hiện tượng và giải thích. Kết luận về tính chất hóa học của bazơ. Viết phương trình hóa học.
  • Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
  • Cu(OH)2 kết tủa có màu gì ?
  • 1. Định nghĩa
  • 2. Tính chất vật lí và nhận biết
  • 3. Tính chất hóa học
  • 4. Điều chế
  • 5. Ứng dụng
  • Video liên quan

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit Quan sát hiện tượng và giải thích. Kết luận về tính chất hóa học của bazơ. Viết phương trình hóa học.

Bài làm:

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ
  • Hóa chất: Cu(OH)2, dung dịch HCl.

Cách tiến hành:

  • Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm.

Hiện tượng - giải thích:

  • Ta thấy kết tủa màu xanh tan dần cho đến hết tạo thành dung dịch xanh lam.

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Kết luận:

  • Bazơ không tan tác dụng được với axit tạo thành muối.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Hóa Học Lớp 10
  • Sách giáo khoa hóa học lớp 10
  • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao

Giải Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 39: Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit clohidric

– Tiến hành TN:

+ Điều chế Cu(OH)2: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dd CuSO4, gạn lấy kết tủa thu được Cu(OH)2 ).

+ Bỏ vào 4 ống nghiệm các chất rắn:

ống 1: 1 ít Cu(OH)2 màu xanh; ống 2: 1 ít bột CuO màu đen ; ống 3: 1 ít bột CaCO3 màu trắng; ống 4: 1 viên kẽm

+ Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 ít dd HCl, lắc nhẹ.

– Hiện tượng, giải thích:

+ ống 1: lúc đầu Cu(OH)2 có màu xanh đậm, sau khi nhỏ HCl vào Cu(OH)2 tan tạo thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch CuCl2 màu xanh.

PTHH: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

+ ống 2: CuO màu đen chuyển thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với CuO tạo thành dung dịch CuCl2 màu xanh

PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

+ ống 3: chất bột tan, xuất hiện bọt khí

Do HCl đã hòa tan CaCO3 tạo khí CO2

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

+ ống 4: kẽm tan, xuất hiện bọt khí

HCl đã hòa tan Zn tạo khí H2

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2. Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của nước Gia-ven

– Tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml nước Gia-ven.

Bỏ tiếp vào ống nghiệm 1 miếng vải hoặc giấy màu

– Hiện tượng: Miếng giấy màu bị mất màu

– Giải thích: Nước Gia-ven có tính oxi hóa mạnh nên đã làm mất màu miếng giấy.

3. Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

– Tiến hành TN: Cho vào 4 bình nhỏ

Bình 1: dung dịch NaBr, bình 2: dung dịch HCl, bình 3: dung dịch NaI, bình 4: dung dịch NaCl.

+ Bước 1: Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử

+ Bước 2: Nhỏ vài giọt dd AgNO3 lần lượt vào các bình

– Hiện tượng:

+ Sau khi nhúng quỳ tím nhận thấy bình 2 quỳ tím chuyển thành màu đỏ, các bình còn lại quỳ tím không đổi màu

+ Sau khi nhỏ AgNO3 vào 3 bình còn lại thấy:

• Bình 1: Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt

• Bình 3: Xuất hiện kết tủa vàng nâu

• Bình 4: Xuất hiện kết tủa trắng

– Giải thích

+ HCl là axit nên làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ

+ AgNO3 đã phản ứng với các muối NaBr, NaI, NaCl cho các kết tủa có màu khác nhau:

AgCl kết tủa màu trắng, AgBr kết tủa màu vàng nhạt, AgI kết tủa màu vàng nâu

PTHH:

AgNO3 + NaCl → AgCl ↓trắng + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr ↓vàng nhạt + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI ↓vàng nâu + NaNO3

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

    Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O

Quảng cáo

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho dd Cu(OH)2 tác dụng với axit clohdric.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch Cu(OH)2 tan dần.

Bạn có biết

- Bazo tác dụng với axit tạo muối và nước.

Ví dụ 1: Cho các dung dịch sau: HCl, NaOH đặc, KCl, NH3. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là

A. 1     B. 2

C 3      D. 4

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Có 3 dung dịch tác dụng được với Cu(OH)2 là: HCl, NH3, NaOH đặc.

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O

Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Cu(OH)2 + NaOH đặc → Na2[Cu(OH)4].

Quảng cáo

Ví dụ 2: Cho 4g NaOH tác dụng với dung dịch axit clohidric thu được m (g) muối. Giá trị của m là

A. 5,85g     B. 11,7g

C. 2,925g      D. 8,775g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

nNaOH = 0,1 mol

NaOH (0,1) + HCl → NaCl (0,1) + H2O

mNaCl = 0,1. 58,5 = 5,85g

Ví dụ 3: Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu?

A. 0,5 lít.      B. 0,4 lít.

C. 0,3 lít.      D. 0,6 lít.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

nNaOH = 0,3 mol

NaOH (0,3) + HCl (0,3) → NaCl + H2O

VHCl = 0,3/0,5 = 0,6 (l)

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-dong-cu.jsp

Câu hỏi: Cu(OH)2 kết tủa màu gì, Đồng (II) hidroxit màu gì, Cu(OH)2 có tan không?

Lời giải:

Cu(OH)2 kết tủa có màu gì ?

Đồng(II) hiđrôxit là một hợp chất vô cơ thuộc phân loại bazơ.Đồng(II) hiđrôxit có công thức hóa học là Cu(OH)2không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch axit, dung dịch NH3 đậm đặc và chỉ tan được trong dung dịch Na(OH) trên 40% và đun nóng.

Đồng(II) hiđrôxitđược kết hợp bởi ion Cu2+ và hidroxit (OH-). Phương trình ion như sau:

Cu2++ OH-= Cu(OH)2

Kết luận: Cu(OH)2 có màu xanh lơ.

Cu(OH)2 có thể tan được trong dd NaOH đặc dư

Cu(OH)2 + NaOH →Na2CuO2 + H2O

Nếu kết tủa để lâu trong không khí sẽ chuyển sang màu đen

Cu(OH)2 →CuO + H2O

Nhận biết:

- Thuốc thử: Dung dịch HCl

- Hiện tượng: thấy chất rắn Cu(OH)2tan dần, cho dung dịch màu xanh lam.

- Phương trình hóa học:Cu(OH)2+ 2HCl→CuCl2+ 2H2O

- Phương trình ion rút gọn:Cu(OH)2+ 2H+→Cu2++ 2H2O

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về Đồng hidroxit nhé.

Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2

1. Định nghĩa

- Định nghĩa: Đồng(II) hiđrôxit là một hợp chất có công thức hóa học là Cu(OH)2. Nó là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit, amoniac đặc và chỉ tan trong dung dịch NaOH 40% khi đun nóng.

- Công thức phân tử: Cu(OH)2

- Công thức cấu tạo: HO – Cu- OH

2. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước.

- Nhận biết: Hòa tan vào dung dịch axit HCl, thấy chất rắn tan dần, cho dung dịch có màu xanh lam.

Cu(OH)2+ 2HCl→ CuCl2+ 2H2O

3. Tính chất hóa học

- Có đầy đủ tính chất hóa học của hidroxit không tan.

a. Tác dụng với axit:

Cu(OH)2+ H2SO4→ CuSO4+ 2H2O

b. Phản ứng nhiệt phân:

c. Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac:

Cu(OH)2+ NH3→ [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

d. Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề

Cu(OH)2+ 2C3H5(OH)3→ [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

e. Phản ứng với anđehit

g. Phản ứng màu biure

- Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.

4. Điều chế

- Điều chế Cu(OH)2bằng cách cho muối Cu (II) tác dụng với dung dịch bazo:

Cu2++ 2OH-→Cu(OH)2

CuCl2+ 2NaOH →Cu(ỌH)2+ 2NaCl

5. Ứng dụng

- Dung dịch đồng(II) hiđroxit trong amoniac, có khả năng hòa tan xenlulozo. Tính chất này khiến dung dịch này được dùng trong quá trình sản xuất rayon,.

- Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thủy sinh vì khả năng tiêu diệt các ký sinh bên ngoài trên cá, bao gồm sán, cá biển, mà không giết chết cá.

- Đồng(II) hiđroxit đã được sử dụng như là một sự thay thế cho hỗn hợp Bordeaux, một thuốc diệt nấm và nematicide.

- Các sản phẩm như Kocide 3000, sản xuất bởi Kocide L.L.C. Đồng (II) hydroxit cũng đôi khi được sử dụng như chất màu gốm.

Từ khóa » Cu(oh)2 + Hcl Có Hiện Tượng Gì