Dùng Font Retro Và Font Vintage Thiết Kế Vẻ đẹp Hoài Cổ Xưa
Có thể bạn quan tâm
Đăng nhập
- BQT thông báo: Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều, rất nhiều thời gian khi bạn tuân thủ ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG của diễn đàn. "Bạn dành 1 tiếng, 2 tiếng... để đăng bài, BQT chỉ cần 1 phút để xóa tất cả các bài đăng của bạn." Dismiss Notice
Thảo luận trong 'Startup Việt Nam' bắt đầu bởi Social, Thg 12 8, 2020.
Lượt xem: 2,260
Tags:- font retro
- font vintage
-
Social Administrator
Phong cách Retro – Vẻ đẹp hoài cổ của những thập niên trước Nhắc đến phong cách Retro người ta sẽ nghĩ ngay đến những điều xa xưa, cổ điển. Phải chăng chỉ có nét cổ điển trong phong cách này hay còn điều gì ẩn dấu mà bạn chưa biết? Nó có điểm nổi bật gì so với những phong cách cổ điển khác mà lại được yêu thích đến vậy? Phong cách Retro được ứng dụng trong thiết kế nội thất như thế nào? Tất cả đều được Congthuc.vn tổng hợp tại bài viết dưới đây! Khái niệm của phong cách Retro Retro là thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1960 của thế kỷ XX để mô tả xu hướng hoài niệm quá khứ. Nó là từ rút gọn của “retrospective/retrospection” (hồi tưởng quá khứ) hay có nguồn gốc từ tiếng Latin “retrospectus”, có nghĩa là “ngược trở lại”. Lịch sử của phong cách Retro Phong cách Retro thịnh hành vào những năm 1950 – 1970, nó mang những giá trị hoài cổ, cổ điển xinh đẹp và dịu dàng. Với sức hút cùng sự đa dạng, phong phú trong hình thức, phong cách này đem đến một làn sóng mới vô cùng mạnh mẽ, làm thay đổi rất nhiều lĩnh vực. Gồm:
Social, Thg 12 8, 2020 #1- Các font chữ độc đáo và cách trình bày trên các biển quảng cáo
- Nhạc pop và nghệ thuật pop trên thế giới
- Phong trào flower power (họa tiết hoa lá) trong thời trang và nghệ thuật
-
Social Administrator
Phong cách Vintage và Retro có giống nhau? Vintage và Retro là 2 từ luôn đi song hành với nhau và xuất hiện nhiều tại các đám cưới, trong thời trang, trên website, ở các mẫu poster trong lĩnh vực thiết kế đồ họa,…. Chúng đều chỉ những phong cách thiết kế thuộc về quá khứ mà gọi là “cổ điển”. Vậy chúng giống hay khác nhau, liệu chúng ta đã hiểu hết ý nghĩa của chúng chưa? Cùng Designs.vn tìm hiểu nhé! Có thể nói, phong cách Vintage là phong cách của kỉ niệm, của dấu ấn thời gian còn Retro là phong cách “ăn theo” quá khứ nhưng vẫn mang trong mình nét dịu dàng, độc đáo của hiện tại. Vintage được dùng lần đầu vào thế kỷ 15, nó có lẽ được bắt nguồn từ từ “vendage” hoặc “vendenge” của người Anh- Pháp, và “vindemia” theo tiếng Latin. Ban đầu, Vintage có nghĩa nguyên thủy để dùng cho rượu hoặc dầu (oil), sau đó người ta sử dụng nó để chỉ một chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm – vintage car, và cuối cùng, những người buôn quần áo 2ndhand đã dùng từ Vintage để chỉ những bộ quần áo cũ thuộc về thời đại trước thường rất đẹp và công phu. Một số người sử dụng định nghĩa "Vintage" cho đồ cổ và đồ dùng đã được sử dụng dù chúng mới 5 năm tuổi hay đã 500 năm tuổi, nhưng thực ra Vintage là thuật ngữ dùng để chỉ những đồ dùng có thời gian cách đây 20 - 100 năm (hơn 100 năm gọi là antique). Retro là thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1960 của thế kỷ 20 để mô tả những xu hướng, những phong cách xuất hiện trong quá khứ. Phong cách Retro chủ yếu là mượn, sao chép hoặc thiết kế bắt chước. Nó là từ rút gọn của "retrospective" (hồi tưởng quá khứ) hoặc "retrospection" hay có nguồn gốc từ tiếng Latin "retrospectus" có nghĩa là "ngược trở lại". Không hẳn dập khuôn toàn bộ hơi thở quá khứ, phong cách retro hòa trộn giữa những điều mới mẻ của hiện tại và hoài cổ của quá khứ. Phong cách retro biểu hiện cho sự chân thành, đơn giản, nhưng hiện đại và quyến rũ trong cuộc sống hiện đại. Có thể nói rằng, retro là một phong cách mang tính chất hoài cổ nhưng cũng không kém phần hiện đại. Thấy Vintage và Retro cũng na ná giống nhau, song hành cùng nhau nhưng có nên coi chúng là một không? Câu trả lời tất nhiên là không, chúng cùng mang một tầng ý nghĩa nhưng trạng thái của chúng trên thực tế có những điểm độc đáo và riêng biệt khác nhau tùy vào từng lĩnh vực. Dưới đây là một vài lĩnh vực bắt gặp những yếu tố Vintage và Retro để giúp ta hiểu thêm về chúng. Thời trang Điển hình cho hai trào lưu này là những chiếc chân váy cạp cao xòe rộng, kiểu thắt lưng tết, túi da và họa tiết hoa... Tuy nhiên, nếu như Vintage là những trang phục cũ còn lưu giữ lại từ quá khứ, thì Retro là những thiết kế mới được "tái hiện" giống kiểu dáng váy áo thời kỳ cổ xưa kết hợp với phong cách mới mẻ hiện thời vì thế phong cách Retro tạo cảm giác hiện đại, thanh lịch và tao nhã hơn. Thông thường quần áo Vintage được sản xuất từ thập niên 20 cho đến 60, có thể dao dộng đến những năm 80. Các thiết kế điển hình là chân váy có phần chiết eo nhỏ, phần dưới xòe bồng rộng, áo sơ mi ngắn tay hoặc không tay suông rộng, đi kèm găng tay và những sợi dây chuyền hay kiểu kính râm dáng tròn. Đây là những trang phục của các quý cô giai đoạn những năm 1960- 1980 với váy xòe rộng in họa tiết hoa li ti và thắt lưng to bản Phong cách Vintage của một cô nàng hiện đại Retro là trào lưu lấy cảm hứng từ thời trang thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước tức là trong thời kỳ của Vintage. Đây là trào lưu hoài cổ, mặc lại những trang phục thiết kế và sản xuất mới nhưng có kiểu dáng và hơi hướng của váy áo các thời kỳ trước đây. Trào lưu này là nguồn cảm hứng vô tận cho những nhà thiết kế nổi tiếng thỏa sức sáng tạo. Đặc trưng của phong cách retro là những bộ đồ cá tính, nổi loạn như quần jeans baggy, váy xòe bohemian sắc màu, túi tua rua, váy hoạ tiết hoa, áo sơ-mi carô, kính gọng nhựa bản to, túi đeo da, quần xắn gấu hay giày Oxford... Nói đến Retro thập niên 60, ta có thể nhận ra bởi chiếc kính gọng nhựa dành cho nam, ấn tượng với những cô gái váy hoa xoè theo phong cách bohemian, hay phong cách hippie nổi bật. Trong khi đó, sự trở lại của thời trang thập niên 70 là sự xuất hiện của họa tiết hoa, bao gồm cả họa tiết hoa li ti nhã nhặn, nhẹ nhàng cho tới họa tiết hoa to, màu sắc nổi bật. Những bộ trang phục thời kỳ trước hay cũng bao gồm cả Vintage là cảm hứng của Retro ngày nay Váy xòe chít eo theo phong cách Vintage phá cách với kính gọng nhựa bản to hiện đại Áo crop-top hai dây, kính gọng nhựa, khuyên tai bản lớn, đi giày cao gót với tất giống phụ nữ phương Tây xưa kết hợp với túi hộp thời thượng Chúng ta vẫn hay dùng 2 từ Vintage và Retro thay thế cho nhau, tuy nhiên nên lưu ý là chúng có những điểm khác biệt. Theo lối nói đang thịnh hành, nhiều người dùng thuật ngữ Retro và Vintage đầy ẩn ý cho sự sành điệu – chịu chơi theo phong cách cổ điển – vì thế, một loạt các cụm từ, biển hiệu ở các nước châu Âu, Mỹ, các nước châu Á như Hongkong, Singapore, Malaysia…bạn có thể sẽ bắt gặp rất nhiều cửa hàng đề biển Retro/Vintage shop. Đồ Vintage và Retro ngoài 2 sự lạ, đẹp, thì thường khá rẻ so với đồ mới, đường kim mũi chỉ sắc sảo, lâu lâu lại có thể kiếm được những món đồ hiệu với giá phải chăng, mẫu mã cực độc vì đồ Vintage hiện tại đã ngưng sản xuất, có những món chỉ còn 1-2 chiếc, nên rất được ưa chuộng trên thế giới. Nội thất Vintage trong nội thất không giống với Vintage trong thời trang. Vintage trong nội thất là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển thập niên cũ với phong cách hiện đại hay second-hand (những đồ đã qua sử dụng)... Với phong cách này chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng kiểu thiết kế nội thất của mình trở nên lạc hậu hay lỗi mốt. Đối với Retro, phong cách thiết kế nội thất này bắt nguồn từ Bắc Âu vào những năm 50 và đã mang đến sự thay đổi trên toàn thế giới. Những tư tưởng hiện đại cấp tiến đã làm thay đổi phong cách thiết kế. Phong cách trang trí nội thất retro trong thập kỉ này dựa trên những nguyên tắc thiết kế cổ điển vậy nên trông nó có nét giống với phong cách thiết kế ngày nay. Màu trầm là đặc điểm dễ nhận thấy của phong cách thiết kế nội thất Vintage Phong cách Retro lại hoàn toàn ngược lại với gam màu rực rỡ, đậm và hiện đại Màu sắc Màu sắc sử dụng trong phong cách nội thất Vintage thường là những gam màu nhẹ nhàng, nhã nhặn, thông thường là màu trắng và những gam màu nhạt như kem, be, màu nude, màu xanh nhạt,....Màu trắng thường được sử dụng làm màu sắc chủ đạo xuyên suốt căn phòng. Số lượng màu sắc cũng không hề gò bó, những màu sắc nổi bật vẫn được lựa chọn làm điểm nhấn cho không gian. Việc sử dụng màu sắc cũng được phân chia theo từng giai đoạn, màu xanh lá cây, hồng nhạt và vàng nhạt gợi nhớ đến thời kỳ những năm 1930, 1940. Màu đỏ tươi, sọc, xanh đen hoặc chấm polka gợi nhớ đến những năm 1950. Màu đất kết hợp họa tiết hoa văn lớn của thập niên 1960 và 1970. Phòng ngủ Vintage với những đồ dùng đã phai màu Quán cafe sâu lắng với tone màu nâu đầy chất hoài cổ với cách tổ chức không gian mang tính hiện đại Màu sắc theo phong cách Retro khác với phong cách Vintage, đầu tiên, đó là cá tính mạnh mẽ với những gam màu rực sáng, đậm, sử dụng đồ mới chứ không sử dụng đồ secondhand nhạt nhòa như Vintage. Retro là một sự phá cách với sự kết hợp những gam màu đậm hoặc gam màu ấm áp nhẹ dịu màu Pastel, những đồ dùng nội thất chuyên dùng sẽ có nét độc đáo, mạnh mẽ thể hiện những hình khối riêng. Phòng tắm Retro sang trọng với phần tường ốp đá cẩm thạch xanh và sàn gỗ. Đồ đạc trong phòng nhiều kiểu dáng khác nhau tạo nên sự đa dạng và tiện nghi Đồ dùng Đồ nội thất phong cách Vintage mang dấu ấn thời gian, thường là những đồ dùng sử dụng lại để trang trí. Bạn có thể sử dụng những chiếc ghế sofa với gam màu trầm như be, xám, sử dụng những chiếc ghế với kiểu dáng truyền thống,... Rèm cửa thường được sử dụng chất liệu vải cotton, vải voan, ren cách điệu hay vải in hoa li ti. Giấy dán tường và thảm trải sàn cũng là những chi tiết trang trí không thể thiếu trong nội thất Vintage. Những mẫu giấy dán tường được ưa chuộng trong phong cách này thường là những màu pastel tươi sáng như hồng nhạt, kem, be. Không gian nội thất Vintage thường sử dụng vật liệu lót sàn chính là sàn gỗ và thảm trải sàn, đây được xem là những nền tảng tốt tạo dựng nên phong cách Vintage hoàn hảo. Mảng tường độc đáo với sự sắp xếp các khung tranh, ảnh của gia đình và đồng hồ cũ Đồ dùng nội thất Retro thường có hình khối nhất định, trơn, ít tiểu tiết, với kiểu cũ truyền thống tân cổ điển gọn gàng. Mặc dù chịu ảnh hưởng của phong cách thiết kế nội thất cổ điển với nét hoài cổ nhưng phong cách này lại không quá xa hoa, rườm rà. Những đường nét, hình khối, màu sắc đã đủ để tạo nên một phong cách riêng biệt, ấn tượng. Tranh ảnh sử dụng trang trí thường là những bức tranh chủ đề đương đại, trừu tượng rõ rệt. Với mỗi bức tranh có thể là một chủ đề trừu tượng hay một ca sĩ nhóm nhạc Pop thịnh hành nhưng năm 50, 60 thế kỷ trước hoặc chủ đề mang những nét ấn tượng riêng. Đồ dùng trang trí của Retro cũng là những bức tranh nhỏ nhưng có thể là của một nhóm nhạc Pop hay một siêu sao huyền thoại nào đó những năm 50 Nhiếp ảnh Trong nhiếp ảnh, Vintage và Retro đều là những từ để chỉ xu hướng chụp ảnh “cổ điển, lãng mạn”. Những bức ảnh theo phong cách này thường có màu sắc sai lệch, cũ và úa màu nhưng lại thu hút người xem ở chính những tông màu đó, tạo ra một bầu không khí luyến tiếc quá khứ, đánh thức cảm xúc và những kỷ niệm. Nói cách khác, ảnh theo phong cách Vintage và Retro sử dụng cảm xúc để truyền đạt thông tin hiệu quả hơn. Phong cách chụp ảnh Vintage và Retro đồng loạt tấn công khắp các thể loại ảnh, từ ảnh thời trang đến các album cưới và đặc biệt là những khoảnh khắc đời thường. Các tín đồ của phong cách này không ai khác ngoài các bạn trẻ vì nó mang lại phần không gian lạ lẫm mà quen thuộc, trở thành một xu hướng “hot” hiện nay. Những bức ảnh mang hơi hướng Vintage hay Retro có vẻ đẹp sâu lắng, yên bình lạ Sự biến đổi màu sắc theo chiều hướng "cổ- cũ" cũng sẽ đem lại sự thay đổi cảm xúc Một bức ảnh cưới mang phong cách Vintage, Retro từ trang phục, cảnh quan và nước ảnh Thiết kế Trang web của một hàng cà phê cũng làm theo xu hướng vintage với gam màu nhàn nhạt Trong khi Retro tập trung vào phong cách của những năm 1910 đến những năm 1930, Vintage lại gợi lại thời kỳ giữa những năm 1950 đến năm 1980. Trong cả hai, các yếu tố đồ họa đều phản ánh một số môtip, xu hướng, cá tính và đối tượng "cũ" như radio, TV, danh thiếp, ảnh, poster,... là một phần cơ bản trong cuộc sống trong quá khứ. Một số mẫu thiết kế như vậy còn gọi là "sự biến đổi theo phong cách cổ điển" – một kỹ thuật được sử dụng kết hợp giữa một tác nhân kích thích với sự tự nhiên không có trong tiềm thức hay là phản ứng của cảm xúc. Tên các thương hiệu được thiết kế theo Typography Vintage Chiếc biển hiệu này gợi nhớ đến thời kỳ những năm 1950
Social, Thg 12 8, 2020 #2
- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Từ khóa » Font Chữ Cổ điển Châu âu Việt Hóa
-
Top 19 Font Chữ Cổ điển Châu âu Mới Nhất 2022 - Amade Graphic
-
Tổng Hợp 10 Font Chữ Vintage Việt Hóa - DU AN 600
-
40 Font Chữ Vintage Dành Cho Những Thiết Kế Cổ điển - Tinhte
-
60 Phông Chữ Vintage Và Retro Miễn Phí Cho Thiết Kế Cổ điển
-
Tổng Hợp Các Font Chữ Retro Việt Hóa Mới Nhất 2022 - Nghề Content
-
Top 50+ Font Chữ Vintage Dành Cho Những ... - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Hơn 60+ Font Chữ Retro Và Vintage Miễn Phí đẹp Nhất - Freetuts
-
Download Miễn Phí Font Chữ Vintage Cực độc đáo Dành Cho Thiết Kế ...
-
40 Font Chữ Vintage Dành Cho Những Thiết Kế Cổ điển - Việt Designer
-
Vintage Là Gì? 10 Font Chữ Vintage đẹp được Việt Hoá - Color ME
-
Một Số Font Chữ Cổ điển Dành Cho Thiết Kế Logo Và Thương Hiệu !
-
10+ Font Chữ Vintage Và Retro Việt Hóa Dành Cho Thiết Kế Cổ Điển
-
Top 25+ Font Chữ 3D Việt Hóa Hot Nhất 2022 - - Blog Phần Mềm