Đúng Giờ – Phong Cách Làm Việc Chỉn Chu Của Người Nhật
Có thể bạn quan tâm
Tôn trọng giờ giấc là phong cách làm việc đặc trưng của người Nhật, điều này giúp mọi vấn đề trong công ty Nhật luôn được vận hành trơn tru, hoàn hảo. Tất cả các quốc gia trên thế giới nếu muốn phát triển bền vững thì nên học hỏi đức tính quý báu này.
Văn hóa đúng giờ của người Nhật trong đời sống hàng ngày
Tại Việt Nam, trễ giờ là được coi là chuyện thường ngày: xe bus nhiều khi 1 tiếng mới đến nơi, hẹn bạn thì 1 – 2 tiếng sau mới đến, đi ăn cỗ phải mời thật sớm để mọi người đến dần là vừa… Chúng ta đã quá quen với với việc trễ giờ, nên coi đó là chuyện đương nhiên, thậm chí có người còn cố tình đến muộn so với giờ hẹn từ 30 phút đến 1 tiếng để đỡ mất công chờ đợi.
Trong khi đó, đúng giờ là nguyên tắc số 1 tại Nhật Bản. Ngay cả với phương tiện di chuyển như tàu cao tốc, trễ giờ là chuyện không bao giờ xảy ra (tính từ khi xuất hiện vào năm 1964), chỉ trừ trường hợp bất khả kháng. Chính vì vậy, chỉ cần đến trễ giờ tàu chạy 1 phút, thậm chí là 30 giây, chắc chắn bạn phải mua vé cho lượt đi sau.
Các buổi tiệc của người Nhật cũng được tổ chức rất đúng giờ. Nếu bạn vẫn giữ thói quen đi muộn như đối với văn hóa Việt Nam thì chắc chắn đến nơi tiệc đã tàn, cảm giác xấu hổ với chủ nhân bữa tiệc là điều không thể tránh khỏi.
Văn hóa đúng giờ của người Nhật trong công việc
Không những đúng giờ trong cuộc sống, đúng giờ còn được coi là kim chỉ nam trong công ty Nhật, cụ thể, bạn phải tuân theo các nguyên tắc sau:
– Đến trước giờ hẹn tối thiểu 5 phút, tuyệt đối không để khách hàng hoặc đối tác phải chờ đợi, nếu đến muộn, chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ hợp đồng.
– Đi làm sớm trước giờ quy định từ 15 – 20 phút, dù hôm đó đường có tắc, bão tuyết hay mưa lớn đi chăng nữa. Chính vì thế, bạn phải luôn cập nhật tình hình thời tiết và giao thông để chủ động đi sớm hơn trong những hôm xảy ra sự cố. Càng làm ở chức vụ cao, bạn càng nên đến sớm hơn so với giờ quy định bởi sếp là tấm gương để các nhân viên nhìn vào và noi theo. Ở hầu hết các công ty Nhật, sếp thường đến rất sớm, trước cả nhân viên.
– Trước khi đến công ty người khác, bạn buộc phải hẹn trước qua điện thoại, nếu không thể đến đúng giờ vì lý do bất khả kháng thì phải gọi điện đến báo.
– Để tránh muộn giờ, bạn phải dùng mọi biện pháp: ra khỏi xe chạy bộ đến công ty nếu giao thông tắc kẹt, leo bộ cầu thang nếu thang máy quá đông, phải xếp hàng… Với người Nhật Bản, mệt không đáng lo, làm sao cho kịp giờ mới là vấn đề cốt yếu nhất.
– Giao hàng cho khách, dù là vật phẩm có giá trị hay không cũng phải tuyệt đối đúng giờ, nếu không công ty sẽ đánh mất uy tín và tự đào thải mình ra khỏi thị trường.
– Khi được sếp giao việc, phải báo chính xác thời gian hoàn thành, nếu xử lý không kịp, bạn buộc phải làm thêm giờ để đảm bảo công việc diễn ra đúng tiến độ, không làm bê trễ, ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Một số lưu ý khi làm trong công ty Nhật
Như đã phân tích ở trên, đúng giờ là điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất khi làm việc trong các công ty Nhật có thể là làm việc tại Nhật hoặc tại Việt Nam. Có thể ngoại hình của bạn chưa xinh đẹp, năng lực của bạn còn yếu kém… các sếp người Nhật vẫn sẵn sàng chấp nhận nhược điểm này nếu bạn cố gắng để cải thiện chúng từng ngày. Nhưng riêng trễ giờ thì không, trễ giờ đồng nghĩa với việc bạn không đối trọng đồng nghiệp, cấp trên, đối tác, khách hàng và với cả chính bản thân bạn.
Lần 1, nếu bạn trễ giờ công ty sẽ tiến hành khiển trách, nếu bạn tiếp tục vi phạm lần thứ 2, thứ 3 thì chuyện cho nghỉ việc gần như là điều chắc chắn. Vì thế, nếu thấy mình không có khả năng đến đúng giờ thì tốt nhất ngay từ đầu bạn không nên ứng tuyển vào công ty Nhật.
Đúng giờ là thói quen tốt, rất đáng phát huy, từ cuộc sống cho tới công việc. Chính vì luôn luôn đúng giờ, người Nhật đã tạo dựng được một nếp sống văn minh, một phong cách làm việc chuyên nghiệp, uy tín. Một cá nhân, một tổ chức nếu không tuân thủ giờ giấc thì sẽ tự đào thải mình ra khỏi thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt ngày nay. Đúng giờ là tác phong quý mà các công ty trên toàn thế giới nếu muốn phát triển vững mạnh thì nên học hỏi từ người Nhật.
Từ khóa » Chỉn Chu Trong Công Việc
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu? Câu Trả Lời Khiến Bạn Bất Ngờ
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu? Cách Viết Nào Mới đúng Chính Tả? - GiaiNgo
-
Chỉn Chu Trong Công Việc - Thả Rông
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu, Từ Nào Là đúng Chính Tả?
-
Để Chỉn Chu Hơn Trong Mắt đồng Nghiệp | Talent Community
-
Chỉn Chu Trong Công Việc - Vĩnh Long Online
-
7 Cách Chứng Tỏ Sự Nghiêm Túc Trong Công Việc - Sapuwa
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu Mới đúng Chính Tả Tiếng Việt | Wikikienthuc
-
XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CÁ NHÂN TRONG CÔNG VIỆC: CHỈN CHU ...
-
Công Việc Giáo Viên Của Mình Luôn Phải Chỉn Chu - Yoshino On Me
-
[Góc Giải Đáp] Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu Mới Đúng Chính Tả Tiếng ...
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu? Cách Viết Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu Là đúng?
-
"Chỉn Chu" Hay "chỉnh Chu" Là đúng Chính Tả? - Thủ Thuật Phần Mềm
-
CHỈN CHU Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex