Đừng Lấy Ráy Tai Kẻo Nguy Hiểm Tính Mạng: Lời Cảnh Báo Của BS Tai ...
Có thể bạn quan tâm
Việc lấy ráy tai sẽ làm da trong ống tai bị tổn thương, đồng thời làm cho môi trường axit và sự khô ráo trong ống tai không còn lý tưởng nữa.
Chưa kể, da trong ống tai lại rất mỏng manh (mỏng chỉ bằng 1/10 da bên ngoài) vô cùng dễ tổn thương, lại tì lên xương. Thế nên, ngay cả tăm bông cũng có thể làm da bị tổn hại.
Như vậy, việc lấy ráy tai là lấy đi lớp bảo vệ, làm da tổn thương và tạo môi trường cho vi trùng trong tai phát triển. Vì thế, “không bao giờ được lấy ráy tai”, bác sĩ Hữu khẳng định.
Đôi tai chúng ta có khả khả năng tự làm sạch
Nhiều người thường cho rằng, không lấy ráy tai sẽ gây ra việc tắc nghẽn ống tai, từ đó làm suy giảm thính giác.
Bởi vậy, họ thường có thói quen sử dụng bông tăm, đầu chiếc chìa khóa, chiếc kẹp tóc hay đơn giản là móng tay… để làm sạch ráy tai và loại bỏ bụi bẩn trong lỗ tai.
Nhưng bạn có biết, tai của chúng ta có khả năng tự làm sạch? Theo nghiên cứu khoa học, ráy tai sẽ từ từ tự thoát ra bên ngoài, cuốn theo nhiều mầm bệnh và tế bào da chết ra khỏi tai.
Cụ thể, dưới tác động của các nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến, ráy tai sẽ tự khô rồi bong ra, di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài.
Ngoài ra, khi nói chuyện, nhai thức ăn, di chuyển hay tắm… cũng giúp phần nào lớp ráy tai dễ bong ra và trượt ra ngoài thuận lợi hơn.
Có thể điếc, nhiễm trùng não do… lấy ráy tai!
Theo bác sĩ Phạm Kiên Hữu - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, việc lấy ráy tai không cẩn thận có thể gây ra tình trạng thủng màng nhĩ, khi đó sẽ có cảm giác đau, khi đau, theo phản xạ, người ta sẽ xoay đầu qua một bên. Như vậy là cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm các xương màng nhĩ bị lệch, gãy, gây điếc.
Màng nhĩ bị bể sẽ có khuynh hướng ăn vào trong, làm cho vi trùng từ bên ngoài vào trong tai gây viêm tai giữa.
Khi tình trạng nhiễm trùng trong ống tai xảy ra, nhất là ở người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch, tiểu đường,.. thì nhiễm trùng có thể ăn lên tới não, gây chết người.
Lưu ý khi lấy ráy tai
Nên dùng khăn lau ướt bên ngoài cửa tai
Để vệ sinh tai, khi rửa mặt chỉ cần dùng khăn lau ướt ngoáy bên ngoài cửa tai là đủ. Trường hợp ráy bít lỗ tai thì có thể lấy ráy tai với dụng cụ thích hợp, đảm bảo vệ sinh. Việc lấy ráy thậm chí cần phải nhờ đến các bác sĩ.
Có thể làm tổn thương ống tai
Khi ngoáy tai để lấy ráy tai, chúng ta kích thích tai ngứa nhiều hơn và sẽ ngoáy mạnh hơn và có thể tổn thương ống tai. Những bụi bẩn, vi trùng thay vì được thải ra ngoài thì có thể sẽ được đẩy sâu hơn vào bên trong do động tác ngoáy của chúng ta. Mặt khác, nếu tai bị tổn thương thì vi trùng sẽ càng dễ dàng xâm nhập vào bên trong.
Khai thông ráy tai bằng thuốc nhỏ
Cách an toàn nhất là mua thuốc nhỏ tai có nguồn gốc rõ ràng từ hiệu thuốc. Nhỏ một vài giọt vào tai, nằm ghé sang một bên sao cho thuốc nhỏ ngấm vào tai trong vài phút, sau đó xoay nghiêng đầu bạn để thuốc cùng ráy tai chảy ra ngoài.
Từ khóa » Kẹo Ráy Tai
-
Xịt Ráy Tai Và Kẹo D3 | Shopee Việt Nam
-
Nút Ráy Tai Là Gì? Tại Sao Có Nút Ráy Tai | Vinmec
-
Ráy Tai Như Thế Nào Là Bình Thường? | Vinmec
-
Kéo Lấy Ráy Tai Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Bộ Lấy Ráy Tai Có Đèn Giá Siêu Tốt - Tháng 7, 2022 | Tiki
-
Bộ Lấy Ráy Tai Cho Bé Có Đèn Giá Siêu Tốt - Tháng 7, 2022 | Tiki
-
Dụng Cụ Lấy Ráy Tai Chuyên Nghiệp Thương Hiệu Giá Cực Rẻ
-
Hiểu đúng Về "RÁY TAI" Và Chăm Sóc Tai đúng Cách
-
Cách Lấy Ráy Tai Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ | Huggies
-
Dụng Cụ Lấy Ráy Tai Mua ở đâu đảm Bảo Chất Lượng?
-
Bộ Nhíp, Kéo, Dũa Móng, Bấm Móng, Lấy Ráy Tai Du Lịch Seria - 784
-
Không Bao Giờ được Lấy Ráy Tai!
-
Những Nguyên Nhân Thường Gặp Dẫn đến Ráy Tai Có Mùi Hôi | Medlatec