Đúng, Nguyễn Trãi Làm Quan Dưới Triều đại Nhà Hồ Và Hậu Lê

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Cha ông là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán, thuộc dòng họ tôn thất.

Vì sớm mồ côi mẹ nên từ nhỏ ông sống với cha ở làng Nhị Khê. Vốn thông minh, hiếu học, lại được cha rèn cặp nên chẳng bao lâu kiến thức uyên thâm của ông nổi tiếng khắp vùng. Sử gia Phan Huy Chú về sau ca ngợi Nguyễn Trãi “Tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả”.

Năm 1400, Nguyễn Trãi tham dự khoa thi đầu tiên dưới triều Hồ và đỗ Thái học sinh, sau đó ra làm quan, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng. Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan cho nhà Hồ, làm đến chức Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1406, nhà Minh đem quân xâm lược Đại Ngu, cha con Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến, nhưng thất bại và bị bắt. Nhiều bề tôi nhà Hồ chịu chung số phận, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Trần Huy Liệu ghi lại trong tác phẩm Nguyễn Trãi - một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, rằng khi cha bị giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng theo cha lên cửa ải và tỏ ý muốn đi theo hầu hạ, nhưng Nguyễn Phi Khanh không đồng ý và khuyên Nguyễn Trãi nên về lo cứu nước báo thù nhà.

Sau khi nước Đại Ngu rơi vào tay nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn. Về sau, khi nhà Hậu Lê lên nắm quyền, ông làm quan dưới triều đại này.

Câu 2: Khi ra mắt Lê Lợi ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi đã mang theo thứ gì?

a. Bản Bình Ngô sách

b. Bản Bình Ngô đại cáo

c. Bản Dư địa chí

Từ khóa » Cha Của Nguyễn Trãi Là Ai