[ĐÚNG NHẤT] Bình Thông Nhau Là Gì? - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Bình thông nhau là gì?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Vật Lý 8.
Mục lục nội dung Trả lời câu hỏi: Bình thông nhau là gì?Kiến thức tham khảo về bình thông nhau1. Bình thông nhau2. Áp suất chất lỏng3. Máy thủy lực4. Ví dụ minh họaTrả lời câu hỏi: Bình thông nhau là gì?
Bình thông nhau là bình chứa có hai hoặc nhiều nhánh nối thông với nhau (bình chứa có nhiều mặt thoáng).
Kiến thức tham khảo về bình thông nhau
1. Bình thông nhau
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, những mực chất lỏng ở những nhánh luôn ở cùng độ cao.
a) Kết cấu của bình thông nhau
- Bình thông nhau là 1 bình có hai nhánh thông với nhau.
b) Nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau
- Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, những mực chất lỏng ở những nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.
c) Ứng dụng
- Máy thủy lực.
- Ống đo mực chất lỏng trong các bình kín như bồn chứa những chất tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời như xăng, dầu, hóa chất...
2. Áp suất chất lỏng
a) Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương: lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó.
- Khác với chất rắn chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
→ Như vậy, chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật trong lòng chất lỏng.
b) Công thức tính áp suất chất lỏng
- Ta có:
Công thức tính áp suất chất lỏng là: p = d.h
- Trong đó:
d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).
h: là chiều cao của cột chất lỏng (m).
p: Áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa).
Chú ý:
- Công thức này áp dụng cho một điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng.
- Chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng.
Như vậy, trong chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau. Vì vậy, áp suất chất lỏng được ứng dụng nhiều trong khoa học đời sống.
3. Máy thủy lực
Cấu tạo máy thủy lực:
- Gồm 2 xi lanh: một nhỏ, một to;
- Trong 2 xi lanh có chứa đầy chất lỏng (thường là dầu), hai xi lanh được đậy kính bằng 2 pít-tông.
Nguyên tắc hoạt động:
- Khi có tác dụng của một lực f lên pít-tông nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất có độ lớn p=f/s lên chất lỏng.
- Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pit-tông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F lên pít-tông này:
Ứng dụng của máy thủy lực:
- Nhờ có máy thủy lực người ta có thể dùng tay nâng cả một chiết ô tô hoặc để nén các vật.
4. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.
- Tiết diện của các nhánh bình thông nhau có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
Ví dụ 2: Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng rượu, bình B đựng thủy ngân tới cùng một độ cao. Khi bình mở khóa K, chất lỏng có chảy từ bình nọ sang bình kia không?
A. Thủy ngân chảy sang rượu.
B. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
C. Rượu chảy sang thủy ngân vì lượng rượu nhiều hơn.
D. Rượu chảy sang thủy ngân hoặc ngược lại tùy vào tiết diện hai nhánh.
- Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng cách mặt thoáng của chất lỏng một độ cao h được tính theo công thức:
p = d.h
- Hai nhánh này có độ cao như nhau nhưng trọng lượng riêng thủy ngân lớn hơn rượu nên áp suất ở đáy nhánh B lớn hơn nhánh A. Vì vậy thủy ngân chảy sang rượu
Ví dụ 3: Bình A hình trụ tiết diện 10 cm2 chứa nước đến độ cao 40 cm. Bình hình trụ B có tiết diện 15 cm2 chứa nước đến độ cao 90 cm. Người ta nối chúng thông với nhau ở đáy bằng một ống dẫn nhỏ có dung tích không đáng kể, tìm độ cao cột nước ở mỗi bình. Coi đáy của hai bình ngang nhau.
A. 50 cm.
B. 60 cm.
C. 70 cm.
D. 80 cm.
Khi nối 2 bình bởi một ống có dung tích không đáng kể thì nước từ bình B chảy sang bình A vì cột nước ở bình B cao hơn cột nước ở bình A.
- Thể tích nước chảy từ bình B sang bình A là :
VB = (h2 - h) S2
- Thể tích nước bình A nhận từ bình là:
VA = (h - h1) S1
- Mà VA = VB nên ta có:
(h2 - h) S2 = (h - h1) S1
Từ khóa » Nguyên Lý Bình Thông Nhau
-
Áp Suất Chất Lỏng, Bình Thông Nhau, Công Thức Tính áp ... - HayHocHoi
-
Nguyên Tắc Bình Thông Nhau Là Gì, Lại Là Nước Dừa
-
Nguyên Tắc Bình Thông Nhau Là Gì, Môn Vật Lý - Cdsp Ninh Thuận
-
Nguyên Lý Bình Thông Nhau - Áp Suất Chất Lỏng
-
Nguyên Tắc Bình Thông Nhau Là Gì, Định Luật Pascal
-
Vật Lý 8 Bài 8: Áp Suất Chất Lỏng - Bình Thông Nhau - HOC247
-
Nguyên Tắc Bình Thông Nhau Là Gì, Định Luật ... - Xechaydiendkbike
-
Lý Thuyết áp Suất Chất Lỏng - Bình Thông Nhau Lý 8
-
Nguyên Lý Hai Bình Thông Nhau Là Gì?1977 Vlog Tái Xuất Và Lại Tạo Ra ...
-
Nguyên Lý Bình Thông Nhau Và Ứng Dụng, Vật Lý 8 Bài 8: Áp Suất ...
-
Nguyên Tắc Bình Thông Nhau Là Gì - VCCIdata
-
Lý Thuyết. Áp Suất Chất Lỏng - Bình Thông Nhau | SGK Vật Lí Lớp 8
-
Áp Suất Chất Lỏng, Bình Thông Nhau, Công Thức Tính áp Suất Chất ...
-
Môn Vật Lý: Bình Thông Nhau, Công Thức Tính Áp Suất Chất Lỏng