[ĐÚNG NHẤT] Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Lời giải chi tiết, đáp án chính xác cho câu hỏi: “Công thức tính lực ma sát trượt” và phần kiến thức tham khảo hay nhất do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hữu dụng cho các bạn học sinh và thầy cô giáo trong quá trình dạy và học.
Mục lục nội dung Câu hỏi: Công thức tính lực ma sát trượtKiến thức tham khảo về lực ma sát trượt1. Lực ma sát là gì?2. Lực ma sát trượt là gì?3. Công thức tính lực ma sát trượt4. Ví dụ về lực ma sát trượt5. Bài tập vận dụngCâu hỏi: Công thức tính lực ma sát trượt
Trả lời:
- Công thức của lực ma sát trượt:
Fmst = µt.N,
- Trong đó:
+ µt là hệ số ma sát nghỉ;
+ N là áp lực lên mặt tiếp xúc.
- Hệ số ma sát trượt là hệ số tỉ lệ giữa độ to của lực ma sát trượt và độ to của sức ép.
- Ký hiệu của hệ số ma sát trượt là: μt, được đọc là “muy t”.
- Hệ số ma sát trượt μt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt xúc tiếp.
Kiến thức tham khảo về lực ma sát trượt
1. Lực ma sát là gì?
- Lực ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt.
- Nói một cách đơn giản, các lực cản trở chuyển động của một vật, được tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, được gọi là lực ma sát.
- Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng được tích lũy một phần thành điện năng hay quang năng. Trong đa số trường hợp trong thực tế, động năng của các bề mặt được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng.
2. Lực ma sát trượt là gì?
- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt.
- Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, làm cản trở chuyển động của vật.
Ví dụ:
+ Khi ta mài nhẵn bóng các mặt kim loại
+ Khi vận động viên trượt trên nền băng
+ Khi thắng gấp, bánh xe trượt chậm trên mặt đường
* Đặc điểm
- Lực ma sát trượt có các đặc điểm sau:
- Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
- Phương song song với bề mặt tiếp xúc.
- Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.
- Độ lớn: Fmst = μt.N ; N: Độ lớn áp lực( phản lực)
- Đặc điểm độ lớn của lực ma sát trượt
+ Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
* Hệ số ma sát trượt
- Hệ số ma sát trượt là hệ số tỉ lệ giữa độ to của lực ma sát trượt và độ to của sức ép.
- Ký hiệu của hệ số ma sát trượt là: μt, được đọc là “muy t”.
- Hệ số ma sát trượt μt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt xúc tiếp.
3. Công thức tính lực ma sát trượt
- Công thức tính lực ma sát trượt là: Fmst = µt.N
- Trong đó:
+ Fmst: là độ lớn của lực ma sát trượt (N)
+ µt: là hệ số ma sát trượt
+ N: là độ lớn áp lực (phản lực) (N)
4. Ví dụ về lực ma sát trượt
Ví dụ:
- Em bé trượt trên cầu trượt thì xuất hiện lực ma sát trượt.
- Vật khối lượng m trượt trên mặt phẳng nghiêng thì xuất hiện lực ma sát trượt giữa vật và mặt phăng nghiêng
5. Bài tập vận dụng
Câu 1: Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng
A. Không đổi.
B. Giảm xuống.
C. Tăng tỉ lệ với tôc độ của vật.
D. Tăng tỉ lệ bình phương tốc độ của vật.
Câu 2: Lực ma sát trượt
A. Chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.
B. Phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
C. Tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
D. Phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
Câu 3: Một vật có trọng lượng N trượt trên một mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là μ. Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là:
Đáp án đúng: B. Fmst = μt.N.
Giải thích:
- Công thức của lực ma sát trượt: Fmst = μt.N.
+ μt: Hệ số ma sát trượt, không có đơn vị, phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của các mặt tiếp xúc.
+ N: áp lực của vật lên bề mặt tiếp xúc.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Viên bi lăn trên cát
B. Bánh xe đạp chạy trên đường
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động
D. Khi viết phấn trên bảng
Câu 5: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc
B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Xem thêm:
>>> Bài tập về lực ma sát
Từ khóa » Công Thức Lực Ma Sát Trượt
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt - Hoàng Vina
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt | Kiến Thức Xây Dựng | Cốp Pha Việt
-
Lực Ma Sát Trượt Là Gì? Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt Chuẩn 100%
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt – Hoàng Vina - Cẩm Nang Hải Phòng
-
Cách Tính Lực Ma Sát, Hệ Số Ma Sát Hay, Chi Tiết | Vật Lí Lớp 10
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt Và Bài Tập Có Lời Giải Từ A - Z
-
Lực Ma Sát. Công Thức Và Cách Tính Lực Ma Sát Trượt, Ma Sát Lăn, Ma ...
-
Công Thức Lực Ma Sát Trượt - Vật Lý Lớp 10 - Dự Báo Thời Tiết
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát
-
Lực Ma Sát Là Gì ? Lực Ma Sát Trượt Có đặc điểm Gì ? Công Thức Tính ?
-
Lực Ma Sát Công Thức Cách Tính, Lực Ma Sát Trượt, Ma Sát Lăn, Ma Sát ...
-
Trong Các Cách Viết Công Thức Của Lực Ma Sát Trượt Dưới đây, Cách
-
Ví Dụ Về Lực Ma Sát Trượt - Luật Hoàng Phi