[ĐÚNG NHẤT] Giao Phối Gần Là Gì? - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Câu trả lời chính xác nhất: Giao phối gần làsự giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần nhau như giữa các cá thể cùng bố mẹ, giữa con cháu với bố mẹ, ông bà ... Ở thực vật, biểu hiện cao nhất của giao phối gần là tự thụ phấn. Còn ở động vật, biểu hiện là giao phối cận huyết giữa các cá thể cùng bầy, đàn ... giữa anh, chị em hay giữa con cái với bố mẹ.
Để hiểu chi tiết hơn về giao phối gần, mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.
Mục lục nội dung 1. Giao phối gần là gì?2. Hậu quả của giao phối gần đối với kiểu gen và kiểu hình3. Ứng dụng của giao phối gần1. Giao phối gần là gì?
Giao phối cận huyết hay cận huyết thống thường gọi là giao phối gần hay cận giao hay nội phối là quá trình giao phối giữa các sinh vật có quan hệ họ hàng, giống nhau nhiều về kiểu gen. Thuật ngữ này còn sử dụng trong sinh sản của loài người, luôn gắn với các rối loạn di truyền và các hậu quả khác có thể phát sinh ra từ các mối quan hệ về mặt tình dục loạn luân, gây thoái hoá giống nòi.
2. Hậu quả của giao phối gần đối với kiểu gen và kiểu hình
Đối với kiểu gen: Tính chất đồng hợp của các gen tăng lên, giảm tính chất dị hợp của các gen. Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
Ví dụ: P: AaBb x AaBb => các dòng thuần chủng AABB, AAbb, aaBB, aabb.
Đối với kiểu hình: Các tính trạng tốt được ổn định. Trong các cặp gen đồng hợp có các đồng hợp lặn làm cho con lai bị thoái hóa như: Sinh trưởng phát triển chậm, sức sống giảm, năng suất thấp, phẩm chất xấu, đôi khi con lại bị chết; ở động vật, khi giao phối cận huyết, con lai có sức đẻ giảm, xuất hiện quái thai, dị hình.
3. Ứng dụng của giao phối gần
Trong chọn giống, người ta dùng các phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống nhằm:
+ Củng cố và duy trì tính trạng mong muốn
+ Tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp)
+ Thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng
+ Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể
>>> Xem thêm: Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần
Từ khóa » Sự Giao Phối Giữa Con Cái Sinh Ra Từ Một Cặp Bố Mẹ Hoặc Giữa Bố Mẹ Với Con Cái được Gọi Là Gì
-
Sự Giao Phối Giữa Con Cái Sinh Ra Từ Một Cặp Bố Mẹ Hoặc ... - HOC247
-
Sự Giao Phối Giữa Con Cái Sinh Ra Từ Một Cặp Bố Mẹ Hoặc Giữa Bố M
-
Sự Giao Phối Giữa Con Cái Sinh Ra Từ Một Cặp Bố Mẹ... - CungHocVui
-
Sự Giao Phối Giữa Con Cái Sinh Ra Từ Một...
-
Sự Giao Phối Giữa Con Cái Sinh Ra Từ Một Cặp Bố ...
-
Sự Giao Phối Giữa Con Cái Sinh Ra Từ Một Cặp ... - Trắc Nghiệm Online
-
[LỜI GIẢI] Sự Giao Phối Giữa Con Cái Sinh Ra Từ Một Cặp Bố Mẹ Hoặc ...
-
Sự Giao Phối Giữa Con Cái Sinh Ra Từ Một Cặp Bố Mẹ Hoặc ... - Hoc24
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 9 Bài 34 (có đáp án) : Thoái Hóa Do Tự Thụ ...
-
Ghép đôi Giao Phối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Di Truyền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mối Quan Hệ Cha Mẹ Và Con Cái Trong Gia đình
-
[PDF] C. Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cho Hoạt động Chăn Nuôi
-
Gia đình Là Gì ? Phân Tích Các Chức Năng Cơ Bản Của Gia đình
-
Điều Kiện để Ly Hôn Và Suy Nghĩ Về Nỗi đau Của Những đứa Con Khi ...
-
10 đặc điểm Con Sẽ Thừa Hưởng Từ Bố Mẹ - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Giáo Viên Và Phụ Huynh Là Những Người Thầy Tốt Nhất Cho Trẻ
-
[PDF] Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Cơ Bản Dành Cho Bác Sĩ Lâm Sàng
-
MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI - Sở Tư Pháp