[ĐÚNG NHẤT] Lực Ma Sát Nghỉ Là Gì? Cho Ví Dụ - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Lực ma sát nghỉ là gì? Cho ví dụ” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Vật lí 8
Mục lục nội dung Lực ma sát nghỉ là gì? Cho ví dụKiến thức mở rộng về lực ma sát1. Lực ma sát là gì?2. Lực ma sát nghỉ3. Lực ma sát trượt4. Lực ma sát lănLực ma sát nghỉ là gì? Cho ví dụ
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.
- Đặc điểm:
+ Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.
+ Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.
- Chú ý:
+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có lực ma sát nghỉ.
+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.
- Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.
Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Lực ma sát dưới đây nhé!
Kiến thức mở rộng về lực ma sát
1. Lực ma sát là gì?
Lực ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt.
- Nói một cách đơn giản, các lực cản trở chuyển động của một vật, được tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, được gọi là lực ma sát.
- Khi chúng ta thực hiện một lực lên vật mà có xuất hiện lực ma sát. Thì lực ma sát sẽ làm giảm đi độ lớn của lực tác động. Đây chính là điều mà chúng ta khó nhận ra bằng mắt thường. Chỉ khi thực hiện thí nghiệm đo độ lớn của lực tác dụng chúng ta mới có thể nhận ra điều này. Không chỉ vậy, ma sát còn đóng vai trò lớn trong nhiều ứng dụng thực tế. Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản để hiểu hơn về loại lực này. Khi chúng ta đi xuống dốc, bánh xe tiếp xúc với mặt đường tạo ra một lực ma sát.
- Chúng ta dùng phanh xe để giảm vận tốc. Đồng thời lúc này lực ma sát cũng tác động lực cản lên bánh xe. Xe sẽ đi xuống chậm hơn so với bình thường. Đây chính là một ứng dụng về lực ma sát dễ hiểu. Các em có thể sử dụng ví dụ này trong những câu hỏi vận dụng. Lực ma sát xuất hiện nhiều trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, chúng ta có nhận ra hay không thì phải dựa vào kiến thức của bản thân.
2. Lực ma sát nghỉ
- Lực ma sát nghỉ là lực ma sát xuất hiện khi một vật nằm yên trên bề mặt vật khác.
- Đặc điểm của lực ma sát nghỉ
+ Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
+ Phương: song song với bề mặt tiếp xúc.
+ Chiều: ngược chiều với lực (hợp lực) của ngoại lực(các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc hoặc xu hướng chuyển động của vật.
+ Độ lớn của lực ma sát nghỉ : Fmsn
- Trong đó:
+ Ft: độ lớn của ngoại lực (thành phần ngoại lực) song song với bề mặt tiếp xúc μn
+ Fmsn: Độ lớn lực ma sát nghỉ (N)
- Lực ma sát nghỉ cực đại
FmsnMax= μnN (μn>μt)
- Trong đó:
+ FmsnMax: lực ma sát cực đại (N)
+ μn: hệ số ma sát nghỉ
+ μt: hệ số ma sát trượt
- Chú ý:
Trường hợp nhiều lực tác dụng lên vật thì Ft là độ lớn của hợp lực các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc.
3. Lực ma sát trượt
- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt.
- Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, làm cản trở chuyển động của vật.
- Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
- Biểu thức:
Fmst = μt.N
- Trong đó: μt là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.
- Đặc điểm độ lớn của lực ma sát trượt
+ Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
4. Lực ma sát lăn
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác để cản trở chuyển động lăn của vật.
- Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều lần hệ số ma sát trượt.
- Vai trò của lực ma sát lăn: Vì lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt nên để hạn chế tác hại của ma sát trượt, người ta tìm cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn nhờ các ổ bi, con lăn… Ma sát lăn giúp cho vật chuyển động dễ dàng hơn.
Từ khóa » độ Lớn Của Ma Sát Nghỉ
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Nghỉ, Ma Sát Lăn, Ma Sát Trượt Cùng VD
-
Công Thức Xác định Lực Ma Sát Nghỉ.
-
Lực Ma Sát Trượt, Lực Ma Sát Nghỉ, Lực Ma Sát Lăn
-
Định Nghĩa Về Lực Ma Sát, Lực Ma Sát Trượt, Ma Sát Nghỉ Trong Vật Lý
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Nghỉ, Ma Sát Lăn, Ma Sát Trượt Cùng VD
-
Lực Ma Sát. Công Thức Và Cách Tính Lực Ma Sát Trượt, Ma Sát Lăn, Ma ...
-
Lực Ma Sát Nghỉ Là Gì ? Xuất Hiện Khi Nào ? Cho Ví Dụ ? Vai Trò, Tác ...
-
So Sánh độ Lớn Của Lực Ma Sát Trượt Với Lực Ma Sát Nghỉ - Hoc247
-
Công Thức Tính Hệ Số Ma Sát Nghỉ đầy đủ, Chi Tiết Nhất - Vật Lí Lớp 10
-
Khi Nào Có Lực Ma Sát Nghỉ? - TopLoigiai
-
Ma Sát – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt - Hoàng Vina
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt Và Bài Tập Có Lời Giải Từ A - Z
-
Nêu Những đặc điểm Của Lực Ma Sát Nghỉ. | Tech12h