Đừng Quá Khắt Khe Với Bản Thân - YBOX
Có thể bạn quan tâm
Mynt (E)
~100.000 followers
Theo dõi Nhắn tinThông tin
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích
Chưa có thông tin
Cần tim bạn
Chưa có thông tin
- Đang cập nhật...
Mynt (E)@Gia Vị
6 năm trước
Đừng Quá Khắt Khe Với Bản Thân
Chúng ta được quyền cảm thấy buồn nhưng không được để trạng thái tâm lý tiêu cực đó làm chúng ta tiếp tục vấp ngã
Đáng buồn là cả hai cách này đều không giúp chúng ta thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực: co cụm lại có thể gây ra hàng loạt các thất bại khác, trong khi tự dằn vặt lại dễ khiến chúng ta có những đánh giá sai lầm về khả năng bản thân, lâu dài sẽ hạn chế sự tự phát triển. Theo các tác giả Serena Chen, giáo sư tâm lý học, Marian E. và Daniel E. Koshland Jr., Chủ tịch danh dự trung tâm nghiên cức và giáo dục sáng tạo tại đại học California, Berkeley (Mỹ), chính lòng tự trắc ẩn, tự vị tha (self-compassion) với bản thân mới là chìa khóa giải phóng chúng ta khỏi cảm giác chán nản và thất vọng bởi công việc.
Khái niệm lòng tự trắc ẩn không quá phổ biến nếu đem so sánh với sự tự trọng hay tự tin, thậm chí còn dễ bị đánh đồng là một. Tuy nhiên, khác với tự trọng, tự trắc ẩn không liên quan đến việc so sánh mình với người khác. Thay vào đó, khái niệm này dạy chúng ta cách trân trọng bản thân, quan tâm đến chính hạnh phúc của mình và biết các vực dậy sau những thất bại. Ban đầu, chúng ta có thể sẽ phán xét sai lầm, sau đó, lại hiểu được rằng sai lầm cũng chỉ là một trải nghiệm chung của con người và cuối cùng, chúng ta được quyền cảm thấy buồn nhưng không để trạng thái tâm lý tiêu cực ấy làm chúng ta tiếp tục vấp ngã.
Giáo sư Kristin Neff tại trường đại học Texas (Mỹ) đã thiết kế ra một công cụ khảo sát để đánh giá ba yếu tố làm nên lòng tự trắc ẩn. Theo đó, trong số các đặc điểm và hành vi khác nhau, động lực để cải thiện bản thân và sống đúng với chính mình - hai yếu tố vô cùng quan trọng làm nên một sự nghiệp thành công - đều chỉ có thể đạt được nhờ vào khả năng tự vị tha. Trước đây, người ta vẫn thường cho rằng một người có thăng tiến được hay không phụ thuộc vào quyết tâm, sự kiên trì và lao động chăm chỉ. Nhưng tất cả những quá trình này thường bắt đầu với việc tự đánh giá bản thân. Họ cần biết được mình đang đứng ở đâu, ưu điểm của bản thân và đâu là giới hạn của mình. Tự huyễn hoặc cho rằng mình tốt hơn thực tế thường dẫn đến sự tự mãn, trong khi tự tin cho rằng mình kém cỏi lại khiến chúng ta dễ thất bại. Khi con người thực hiện tự trắc ẩn, chúng ta sẽ có thể đánh giá bản thân một cách trung thực hơn, vốn là nền tảng để bản thân tiến bộ. Người có lòng tự vị tha cũng tìm thấy nhiều động lực để sửa chữa những điểm yếu của mình bằng cách nâng cao kỹ năng và thay đổi những thói quen xấu.
Trong một nghiên cứu, nhóm tác giả của do giáo sư Serena Chen đứng đầu đã hỏi những người tham gia đâu là lúc họ làm một điều gì sai lầm, để phải cảm thấy hối hận và tiếc nuối? Hầu hết mọi người đều trả lời đó là những vấn đề liên quan đến tình cảm, sự không trung thực, phản bội lòng tin, làm sai, hoặc làm tổn thương ai đó mà mình yêu thương. Những người tham gia nghiên cứu sau đó được phân thành ba nhóm: một nhóm về biểu hiện lòng tự vị tha (1), một nhóm biểu hiện lòng tự trọng (2), và một nhóm được đối chứng (3 – control group). Thành viên của nhóm 1 được yêu cầu viết một bức thư gửi cho chính mình miêu tả lòng tốt là gì và hiểu biết của họ về lỗi lầm của bản thân. Nhóm 2 được yêu cầu viết về những đức tính tốt của bản thân. Còn thành viên của nhóm đối chứng sẽ viết về một thú vui nào đó mà họ yêu thích. Tất cả những người tham gia đều trả lời một bảng câu hỏi đánh giá mong muốn sửa đổi và cam kết không lặp lại lỗi lầm trong tương lai. Kết quả của thí nghiệm cho thấy những người thuộc nhóm 1 mong muốn được sửa sai nhất so với hai nhóm còn lại.
Ở một nghiên cứu khác, các nhà khoa học cũng tìm ra rằng, vị tha với bản thân không chỉ giúp chúng ta tự vực dậy sau mỗi thất bại, mà còn trang bị cho chúng ta thứ gọi là tư duy phát triển (growth mindset). Giáo sư tâm lý học Carol Dweck của tại trường đại học Stanford (Mỹ) đã ghi lại ưu điểm của tư duy phát triển này đối với mọi công việc, dù đó là việc thành lập một start-up, chăm sóc con cái, hay đơn thuần là chạy marathon. Cá nhân không có tư duy này thường tự gò bó khả năng, cá tính của mình trong một khuôn khổ, tin vào việc bản thân mình bây giờ như thế nào sẽ quyết định mình của 5 năm tới. Ngược lại, những người có tư duy phát triển lại cho rằng khả năng của mình còn có thể phát triển và luôn khao khát có thể cải tiến bản thân thông qua nỗ lực rèn luyện và duy trì sự thái độ tích cực. Đáng ngạc nhiên là chính lòng tự vi tha lại khuyến khích mỗi chúng ta có được tư duy phát triển như vậy, bởi vì nó mà con người có thêm động lực để làm tốt hơn và chăm chỉ phấn đấu hơn.
Sống và làm việc đúng với bản thân
Đối với tổ chức nơi cá nhân làm việc, lòng tự trắc ẩn không chỉ đem đến những lợi ích về mặt tâm lý mà nó còn giúp họ xác định được đâu là vai trò phù hợp nhất với khả năng và mục đích làm việc của mình. Điều đáng buồn, việc nhân viên được sống đúng với bản thân lại chưa được coi trọng ở các doanh nghiệp, tổ chức khi mà nhiều người trong số họ vẫn phải làm ở những vị trí mà họ buộc phải khống chế cảm xúc cá nhân bởi những tiêu chuẩn, quy định, hoặc cảm thấy nghi hoặc về khả năng đóng góp của mình, hoặc lo sợ bị đồng nghiệp và cấp trên đánh giá tiêu cực. Nhưng lòng tự vị tha có thể giúp họ vượt qua được những điều này. Một nhân viên sales tuy không đạt được những mục tiêu bán hàng trong quý này, nhưng nhờ vào lòng tự vị tha, anh ta sẽ không chỉ tìm cách cải thiện công việc trong quý tới mà còn luôn đặt câu hỏi rằng công việc này liệu có phù hợp với khả năng bản thân.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người càng sống và làm việc đúng với bản thân, đối xử với chính mình bằng sự trân trọng, thấu hiểu và không kỳ thị hay sợ sệt những đánh giá của xã hội thì càng dễ biểu hiện lòng tự vị tha. Có một các nhìn lạc quan về cuộc sống cũng dễ để chúng ta đón nhận cơ hội hơn. Thực tế, người càng lạc quan lại càng bộc lộ nhiều điểm yếu của bản thân (như sự đau khổ, bệnh tật…) nhưng nhờ lòng tự vị tha mà họ có thể kiểm soát cảm xúc, và vượt qua khó khăn với thái độ tích cực.
Sức lan toả của người lãnh đạo
Tư duy tự vị tha của lãnh đạo có thể lan truyền cho người khác: người này thúc đẩy người khác sống vui hơn hơn.
Thực tế, thái độ ứng xử tử tế, không phán xét cấp dưới là liều thuốc vàng cho một môi trường làm việc nhiều áp lực. Lãnh đạo tư duy phát triển và tin vào sự thay đổi sẽ có khả năng thúc đẩy năng suất làm việc của cấp dưới. Ở chiều ngược lại, nếu cấp dưới cảm nhận được tư duy phát triển của lãnh đạo, họ cũng cảm thất năng động hơn, hài lòng hơn, và nỗ lực hình thành tư duy ấy cho chính bản thân. Tư duy phát triển khuyến khích sự phát triển, tất cả sẽ cùng tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa sếp và nhân viên.
Làm thế nào để thực hành lòng tự vị tha?
Hình thành và phát triển lòng tự vị tha không phải là điều gì quá phức tạp mà đó là một kỹ năng có thể học và rèn luyện, bằng cách sử dụng danh sách (checklist) ba điểm để định nghĩa lòng tự trắc ẩn: tôi đã biết trân trọng và thấu hiểu bản thân chưa? (1), tôi đã hiểu những nhược điểm bản thân và nhận thức được rằng thất bại là một trải nghiệm chung của con người? (2) và tôi có quản lý được những cảm xúc tiêu cực của mình không? (3).
Nếu danh sách câu hỏi này vẫn không có tác dụng, hãy thử bình tâm và viết một lá thư cho bản thân với tư cách là người thứ ba (một người bạn hoặc một người thân thiết). Rất nhiều trong chúng ta rất giỏi việc làm bạn của người khác hơn là làm bạn với chính bản thân mình nên cách làm này sẽ giúp cho chúng ta dễ mở lòng hơn.
Rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã thực hiện việc không đánh giá thất bại bằng tư duy tiêu cực. Tuy nhiên, cùng có rất nhiều người không vượt qua được cảm xúc từ sai lầm trong công việc và trong cuộc sống. Nếu bạn đang cảm thấy khó khăn trong việc nuôi dưỡng long tự vị tha thì cũng đừng quá lo lắng. Chỉ với một chút luyện tập, bạn sẽ chẳng mấy chốc mà tiến bộ.
Theo khoinghiep.org.vn
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,204 lượt xem
Thích 0Không thích 0Chia sẻ Lưu bài Có thể bạn thíchTừ khóa » Khắt Khe Với Bản Thân
-
Đừng Quá Khắt Khe Với Bản Thân Vì Sai Lầm Bạn Cũng đang Cố Gắng
-
1. Đừng Quá Khắt Khe Với Bản Thân - BÍ ẨN VŨ TRỤ
-
Bạn Có đang Quá Khắt Khe Với Chính Mình Không?
-
Tĩnh Nguyện Hằng Ngày 04/01: Đừng Quá Khắt Khe Với Bản Thân
-
Đừng Quá Khắt Khe Với Bản Thân - NTO - Bao Ninh Thuan
-
Bạn Có đang Quá Khắt Khe Với Chính Bản Thân? - Spiderum
-
4 Dấu Hiệu Bạn đang Quá Khắt Khe Với Bản Thân - Zing
-
CHỈ KHI BẠN KHẮT KHE VỚI BẢN THÂN MÌNH, CUỘC SỐNG MỚI ...
-
Truyện Ngắn ý Nghĩa - ĐỪNG KHẮT KHE VỚI NHỮNG NGƯỜI ...
-
Trong Cuộc Sống đừng Quá Khắt Khe Với Mọi Thứ, Nhất Là đối Với ...
-
Hãy Khắt Khe Với Chính Mình | Viện Chuyên Tu - Phật Sự
-
Liệu Bạn Có đang Quá Khắt Khe Với Chính Bản Thân Mình?
-
Đã Đến Lúc Bạn Đừng Quá Khắt Khe Với Bản Thân